Hòa nhập dòng chảy văn minh & tiến bộ của nhân loại

04:49 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Giêng, 2007

Các xã hội phát triển Âu - Mỹ được xây dựng trên những nền tảng tri thức vững chắc, vốn được kế thừa và phát triển từ thời Hy Lạp, La Mã, qua các thời kỳ Phục Hưng, Khai sáng và thời kỳ Chủ nghĩa hiện đại của thế kỷ XIX - XX. Tất cả những tri thức nền tảng này đều được đúc kết trong tác phẩm của những học giả nổi tiếng (Plato, Aristote, Newton, Darwin, Kant, Hegel, Tocqueville, Mill, Russell, Wcher, Smith. Hayek...), chúng làm nền móng cho tòa nhà tri thức phương Tây, làm cơ sở cho triết học, khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, nghệ thuật, xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền. ..

Nhiều quốc gia khác đã học tập phương Tây như Nhật Bản khi nhận ra rằng đằng sau sức mạnh bề ngoài về quân sự và công nghệ, phương Tây còn sở hữu một lâu dài tri thức đồ sộ. Ngay từ thời Minh Tri cách đây 120 năm, giới trí thức Nhật Bản đã quyết tâm dịch những tác phẩm kinh điển phương Tây ra tiếng Nhật. Việc dịch thuật đã trở thành chiến lược quốc gia, góp phần quyết đinh vào việc xây dựng cơ sở nền tảng cho các ngành khoa học tự nhiên cũng như khoa học nhân văn của Nhật Bản, giúp nước này chỉ trong thời gian ngắn đã đuổi kịp phương Tây, xây dựng được một xã hội giàu có, dân chủ và tiến bộ hàng đầu thế giới, đồng thời vẫn giữ được bản sắc hết sức riêng biệt của mình.

Con đường canh tân của Nhật Bản đã làm bài học và hình mẫu cho giới trí thức Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác ở Châu Á. Việt Nam cũng là một quốc gia nằm trong quỹ đạo tư tưởng Đông Á. Những người đi tiên phong như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh rồi điển hình như Phan Chu Trinh... đã bắt tay vào dịch những tác phẩm phương Tây để truyền bá tới công chúng Việt Nam. Nhưng vì nhiều lý do khiến cho việc dịch thuật những tác phẩm rường cột của phương Tây diễn ra chậm chạp. Như vậy. Việt Nam đã đi sau các nước ChâuÁ nói trên không chỉ về kinh tế mà còn cả về học thuật. Riêng về học thuật việc thiếu những cuốn sách rường cột được dịch ra tiếng Việt khiến cho Việt Nam bị mất để và tụt hậu so với thế giới.

Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước những vận hội mới, gia nhập WTO và thực sự hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Điều đó cho phép giới trí thức Việt Nam có đủ tiềm lực để thực hiện những dự án học thuật mang tầm vóc lớn, hướng đến tương lai xa và phục vụ sự phát triền bền vững của đất nước. Giới trí thức Việt Nam hiện nay có những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi hơn bao giờ hết đế chủ động xây dựng một chiến lược du nhập tri thức có bài bản.

Ý thức được bối cảnh nói trên, Dự án Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới được thành lập nhằm tổ chức chọn lựa dịch và xuất bản những cuốn sách nền tảng của nền học thuật thế giới. Đồng thời, để hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho việc du nhập tri thức tinh hoa thông qua con đường dịch thuật ngày 9/01/2007 này. Quỹ dịch thuật mang tên Phan Chu Trinh, nhà trí thức cách tân của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thể kỷ XX được thành lập. Mục tiêu của Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh là huy động mọi tiềm năng và nguồn lực trong và ngoài nước để hỗ trợ và tài trợ cho việc dịch thuật và xuất bản các tác phẩm thuộc Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới, góp phần xây dựng nền tảng tri thức vững chắc cho Việt Nam.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ra mắt Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh

    09/01/2007H.T.Một năm sau khi NXB Tri thức thành lập, quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh được ra mắt và khởi động những dự án lớn với tham vọng hỗ trợ và quảng bá việc dịch thuật các tác phẩm có giá trị thuộc Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới. Bắt đầu từ 2007, giải thưởng dịch thuật mang tên nhà chí sĩ Phan Châu Trinh sẽ được tổ chức thường niên...
  • Cần xây dựng tủ sách kinh điển

    18/10/2006Nguyễn Cảnh BìnhHiện nay, điều rất thiếu và yếu cho việc nghiên cứu là thiếu những cuốn sách và tri thức nền tảng của thế giới, đặc biệt là các nền tảng về khoa học xã hội. Ngay cả các giáo viên và sinh viên ngành xã hội cũng không đủ điều kiện tiếp cận nguồn tư liệu này. Vừa thiếu sách, vừa yếu ngoại ngữ... và dù có giỏi cũng không dễ dàng đọc và hiểu hết ngay được...
  • Ra mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới

    22/12/2005Kiều MinhSáng nay (19/12) tại Hà Nội, NXB Tri thức vừa công bố 3 tác phẩm đầu tiên được dịch và xuất bản trong Tủ sách tinh hoa thế giới tại Việt Nam. Gồm cuốn: Những cuộc đời song hành của Plutarque; Bàn về tự do của John Stuart Mill và Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein...
  • Về sự cần thiết xây dựng tủ sách kinh điển

    22/07/2005Nguyễn Cảnh BìnhKhông phải ngẫu nhiên mà gần đây, rất nhiều người thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến dịch thuật như Nguyên Ngọc, Ngô Tự Lập và mới đây nhất là Nguyễn Quang A khi muốn phát triển tủ sách SOS2 nhằm góp phần xây dựng một “hệ điều hành” cho xã hội Việt Nam. Hiện nay, thị trường sách dịch ở Việt Nam đang bùng nổ với vô số các sách dịch được xuất bản ồ ạt nhưng chất lượng và nội dung đều có những vấn đề cần phải xem xét. Vì vậy, chúng ta cần thảo luận kỹ càng về hệ thống sách dịch ở Việt Nam: cần dịch những cuốn sách nào với những nội dung nào và có lộ trình, phương hướng đúng đắn mới tránh khỏi sự lãng phí và lệch lạc không đáng có.