Giới học giả Trung Quốc lo Trump xóa trật tự thế giới để sắp xếp lại

08:13 CH @ Thứ Ba - 07 Tháng Tám, 2018

Trật tự thế giới hiện nay khiến vai trò lãnh đạo của Mỹ giảm sút nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng. Song với những động thái gây hấn thương mại với Trung Quốc và các đồng minh, đe dọa rút khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xé bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran,... Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến giới học giả Trung Quốc lo lắng vì họ cho rằng ông có thế muốn xóa bàn cờ thế sự hiện nay để sắp xếp lại theo hướng củng cố vai trò số một của Mỹ.

Đó là nhận định của Mark Leonard, Giám đốc Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) ở London trong một bài viết đăng trên tờ Financial Times hôm 24-7.


Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hồi tháng 11 năm ngoái. Ảnh: Reuters

Kinh ngạc trước năng lực của Trump

Ông Mark Leonard cho rằng Trump đang được thế giới nhìn nhận theo hai thái cực khác nhau. Tại phương Tây, hầu hết các chuyên gia ngoại giao xem ông như là một nhà lãnh đạo khó lường, khinh suất và thất sách song nhiều chuyên gia ở châu Á, dù ghét ông chẳng kém gì các đồng nghiệp châu Âu, vẫn xem ông như là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ.

Mark Leonard cho biết ông vừa đến Bắc Kinh trong một tuần để trao đổi với các quan chức và các học giả Trung Quốc về những động thái của Trump trong thời gian gần đây. Nhiều người trong số đó nói với ông rằng họ kinh ngạc trước năng lực của Trump trên phương diện một nhà chiến lược lẫn một nhà chiến thuật.

Điều tệ hại hơn là Mỹ đang cung cấp hàng tỉ đô la và nguồn lực quan trọng để hỗ trợ hoạt động của các định chế quốc tế đang kìm hãm Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Một trong những người mà Leonard gặp ở Bắc Kinh là cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hà Á Phi, hiện nay đang là đồng chủ tịch ủy ban tư vấn chiến lược của Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa (CCG) ở Bắc Kinh.

Trong cuộc trao đổi với Leonard, ông Hà Á Phi lo ngại sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ đã trở thành “một điều bình thường mới” và nói rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ chỉ là một phần nổi của tảng băng của cuộc cạnh tranh này.

Ít chuyên gia Trung Quốc cho rằng mối quan tâm chính của Trump trong cuộc gây hấn thương mại với Trung Quốc là nhằm tái cân bằng mức thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc. Họ lý giải nếu đó là mục tiêu của Trump, ông ta chắc chắn sẽ phải liên kết với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Canada để chống lại Trung Quốc, chứ không gom các đồng minh này vào các gói áp thuế của Mỹ.

Họ nhận định Trump đang cảm thấy ông đang lãnh đạo một nước Mỹ vĩ đại đang có dấu hiệu “suy giảm tương đối” về sức mạnh. Họ nói Trump thấy rằng trật tự thế giới hiện nay không có lợi cho Mỹ nhưng lại có lợi cho nhiều nước khác bao gồm Trung Quốc ở một số phương diện.

Điều tệ hại hơn là Mỹ đang cung cấp hàng tỉ đô la và nguồn lực quan trọng để hỗ trợ hoạt động của các định chế quốc tế đang kìm hãm Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trump muốn sắp xếp lại trật tự thế giới

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Hà Á Phi cho rằng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ chỉ là một phần nổi tảng băng của cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai nước. Ảnh: Newsx.tv

Trong mắt của các học giả Trung Quốc, các phản ứng của Trump hiện nay là một dạng của “sự hủy diệt mang tính sáng tạo” (creative destruction), một thuật ngữ được nhà kinh tế người Mỹ gốc Áo Joseph Schumpeter đưa ra vào thập niên 1950 để mô tả một sự biến đổi không ngừng để đổi mới cấu trúc kinh tế từ bên trong, không ngừng hủy diệt cấu trúc cũ để tạo ra một cấu trúc mới.

Các học giả Trung Quốc cho rằng Trump đang hủy diệt các định chế hiện hành một cách có hệ thống, từ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) cho đến Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thỏa thuận hạt nhân Iran và xem đây như là một bước đầu tiên để hướng đến đàm phán sắp xếp lại trật tự thế giới với các điều khoản có lợi hơn cho Washington.

Một khi trật tự thế giới hiện nay bị phá bỏ, giới học giả Trung Quốc tin Trump sẽ bắt tay thực hiện giai đoạn hai: tái đàm phán mối quan hệ giữa Washington với các cường quốc khác. Vì Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới nên nước này sẽ ở thế mạnh nếu đàm phán với từng nước riêng lẻ thay vì đàm phán thông qua các định chế đa phương cung cấp sức mạnh cho nước yếu, kìm hãm sức mạnh của Mỹ.

Leonard cho biết các học giả Trung Quốc nói Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên trong hơn 40 năm tấn công Trung Quốc trên ba mặt trận cùng một lúc: thương mại, quân sự và lý tưởng. Họ mô tả ông như là một nhà chiến thuật bậc thầy, có khả năng tập trung vào từng vấn đề riêng biệt và khai thác càng nhiều nhượng bộ càng tốt.

Song các học giả Trung Quốc cũng xem Trump như là một nhà chiến lược, sẵn sàng tuyên bố “đình chiến” trong mỗi lĩnh vực khi thấy rằng không thể tìm kiếm thêm nhượng bộ từ đối phương và rồi sau đó mở một mặt trận tấn công mới.

Đối với các học giả Trung Quốc, thái độ nhún nhường của Trump cũng như những lời lẽ ấm áp mà ông dành cho Putin tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ ở Helsinki của Phần Lan hôm 12-7 là có mục đích chiến lược. Trước các phóng viên, Trump nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Trump là “đối thủ cạnh tranh”, chứ không phải kẻ thù của ông.

Các học giả Trung Quốc nhìn thấy một phiên bản ngược của chiến lược “ngoại giao tam giác” mà cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger áp dụng cách đây hơn 40 năm bằng cách sắp xếp chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Richard Nixon đến Bắc Kinh vào năm 1972, qua đó, giúp nối lại mối quan hệ Mỹ-Trung để cô lập Moscow. Lần này, họ tin rằng Trump muốn thiết lập mối quan hệ gần gũi với Moscow để cô lập Bắc Kinh.

Kêu gọi đánh giá lại chiến lược dài hạn

Trước mắt, Trung Quốc đang tuyên bố đáp trả cứng rắn trước các đòn áp thuế của Trump đồng thời nước này cũng tìm cách xây dựng một mặt trận liên kết để chống lại Trump bằng cách tiếp cận gần gũi hơn với EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Song nhiều chuyên gia Trung Quốc đang âm thầm kêu gọi các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đánh giá lại về chiến lược dài hạn. Họ muốn Bắc Kinh xây dựng một cuộc mặc cả mới Mỹ dựa trên sức mạnh của Trung Quốc.

Leonard cho biết nhiều chuyên gia Trung Quốc cảm thấy rằng ông Tập đã đi quá xa và lo ngại Trung Quốc đang sai lầm khi đồng thời kích động Mỹ về quân sự (ở Biển Đông) lẫn kinh tế. Họ ủng hộ Bắc Kinh đưa ra các nhượng bộ kinh tế và thoái lui khỏi các chiến thuật gây hấn vốn trong chính sách ngoại giao gần đây của Trung Quốc.

Họ kêu gọi phát triển một phiên bản của “chủ nghĩa biệt lâp huy hoàng” (splendid isolationism) mang màu sắc Trung Quốc, dựa vào sức mạnh của thị trường trong nước, thay vì gây rối loạn nền kinh tế các nước khác bằng cách thúc đẩy thặng dư thương mại qua xuất khẩu. “Chủ nghĩa biệt lâp huy hoàng” là một thuật ngữ mà các nhà sử học trên thế giới sử dụng để mô tả chính sách ngoại giao của Anh vào cuối thế kỷ 19, đó là: không tham gia vào liên minh nào, không can dự vào các vấn đề của châu Âu và các vấn đề quốc tế lớn khác để yên ổn phát triển và cũng không sợ ai gây hấn nhờ có sức mạnh kinh tế và quân sự.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài 1: Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới

    04/08/2018Lại Vĩnh MùiCó thể nói rằng Donald Trump, Tập Cận Bình và Putin đang tháo ra để lắp lại nền chính trị thế giới. Nếu không ý thức được về những thay đổi này thì chúng ta sẽ trở thành kẻ nói leo...
  • Thiếu nợ, Sri Lanka giao cảng chiến lược cho Trung Quốc

    09/06/2018D. Kim ThoaBất kể việc Sri Lanka khẳng định Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng cảng Hambantota vào mục đích dân sự, nhưng bản hợp đồng cho thuê cảng chiến lược này trong 99 năm của Sri Lanka vẫn khiến các nước trong khu vực lo ngại...
  • Học giả Ấn Độ phân tích cách Trung Quốc chinh phục, "nô dịch" một đất nước

    22/02/2018Hồng ThủyCác khoản tín dụng khổng lồ từ Trung Quốc dễ dàng được sử dụng để khống chế các nước "con nợ", để Bắc Kinh duy trì ảnh hưởng và kiểm soát chiến lược...
  • Trung Quốc: 6 biến đổi tâm lý của quan tham

    02/09/2016Anh Quyên (theo Mạng Nhân Dân Trung Hoa)Nguyên nhân của tham nhũng hóa ra lại chính là sự biến đổi về tâm lý của những quan chức khi đạt được "quyền cao chức trọng". Có tới 6 biến đổi tâm lý tạo ra chướng ngại lớn trên con đường phòng và chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc.
  • Trung Quốc: Bản sao nước Mỹ của thế kỷ 19?

    08/08/2016Stephen Mihm và Jeffrey WasserstromPhải chăng Trung Quốc đang thực hiện một bước nhảy vọt chưa từng có lên đỉnh cao của hệ thống kinh tế toàn cầu?
  • Thời Báo Hoàn Cầu nói về các điểm yếu kinh tế Trung Quốc

    31/08/2015Hiếu TrungKhi thị trường chứng khoán Trung Quốc chao đảo vì giới đầu tư hoang mang với các chỉ số kinh tế gây thất vọng, Thời Báo Hoàn Cầu đăng bài xã luận thừa nhận “nền kinh tế Trung Quốc thật sự có nhiều điểm yếu”...
  • Thiên hạ quan Trung Quốc

    09/08/2015Lê Vĩnh TrươngCách nhìn thế giới rất riêng biệt và đặc thù của người Trung Quốc từ cổ đại đến ngày nay có thể đúc kết thành một hệ thống quan điểm, vũ trụ quan, thế giới quan và nhân sinh quan được gọi chung là thiên hạ quan...
  • Thị trường chứng khoán đổ sập sẽ cuốn kinh tế Trung Quốc xuống bùn

    13/07/2015Thiên HàNhững ngày qua, tin tức liên tục về sức khỏe suy yếu trầm trọng của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã khiến cho giới đầu tư cả thế giới hoang mang. Điều quan trọng nhất, nếu thị trường chứng khoán đổ sập sẽ cuốn kinh tế Trung Quốc xuống bùn thì khi đó một cuộc khủng hoảng kinh tế mới lại bắt đầu...
  • Với láng giềng Trung Quốc phải cương kết hợp với nhu, nhưng không nhược!

    27/05/2015Trần Ngọc Kha thực hiệnTrong bối cảnh quan hệ Việt – Trung có nhiều nổi cộm hiện nay, nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ Bão táp triều Trần và Tám triều Vua Lý có cuộc trò truyện với phóng viên Báo Người cao tuổi...
  • Sự thật về mô hình phát triển của Trung Quốc

    20/04/2015Văn NgọcPierre Cohen và Luc Richard xuất thân là nhà báo và nhà văn đã từng sống ở Trung Quốc và biết tiếng quan thoại, hiểu biết rộng về kinh tế, với cặp mắt quan sát sắc sảo của mình, họ đã đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội Trung Quốc để tìm hiểu một thực tế vô cùng tế nhị và phức tạp để viết một cuốn «La Chine sera-t-elle notre cauchemar?» (Ed. Mille et Une Nuit – Paris 2005, tái bản 5-2008) đầy ắp thông tin và dày công phân tích nhằm chỉ ra những khuyết tật trong mô hình phát triển hiện nay của Trung Quốc...
  • Hiện tượng kinh tế Trung Quốc vượt kinh tế Mỹ

    16/04/2015Tưởng Hồng Ninh thực hiệnQuỹ tiền tệ quốc tế IMF vừa cho biết, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông đánh giá như thế nào về khả năng kinh tế Trung Quốc vượt mặt Mỹ và những hệ lụy của chuyện này?
  • 10 "thói hư tật xấu" của người Trung Quốc dưới mắt phương Tây

    17/10/2014Lê ThuCó những điều mà mọi người ở Trung Quốc cảm thấy bình thường, nhưng về mặt xã hội lại không được chấp nhận ở phương Tây.
  • Ảnh hưởng của hệ giá trị chính trị phương Tây đến sự phát triển của các xã hội ở Đông Á – trường hợp Trung Quốc

    17/10/2014TSKH. Lương Văn KếCông cuộc đổi mới kinh tế xã hội ở Trung Quốc cũng như Việt Nam thực chất là một cuộc chuyển đổi toàn diện, mang tính hệ thống và về cơ bản theo chuẩn giá trị Phương Tây. Tiến trình cải cách này đến nay khá thành công. Đây là một cống hiến vĩ đại trong sự nghiệp phát triển đất nước của hai nước xã hội chủ nghĩa láng giềng này...
  • xem toàn bộ