Học hỏi là học... Hỏi!

02:28 CH @ Thứ Năm - 23 Tháng Tư, 2015

Hai chuyện vui: Giờ khoa học, cô giáo khuyến khích các em "động não", đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về những gì chưa hiểu. Cả lớp im lặng cho tới khi trò Z hỏi: "Thưa cô tại sao trái đất quay quanh mặt trời mà mặt trời nó lại không quay quanh quả đất?".

Cô suy nghĩ hồi lâu, ý mời các trò trong lớp cùng động não, rồi cô giải đáp: "Thế mới tài!". Cả lớp vỗ tay. Thầy trò cũng nhớ câu chuyện cười dân gian "Phi thiên đả tắc nhân đả" và "Trời sinh ra thế !".

Biết tìm câu trả lời là quan trọng. Biết đặt câu hỏi là một thao tác tư duy càng quan trọng hơn. Câu chuyện trên buồn cười vì hỏi không ra hỏi mà trả lời càng không phải là "giải quyết vấn đề". Hỏi để bắt bí và trả lời, dân gian gọi là "đánh trống lảng"!

Phải chăng đó là một lối - một thói quen tư duy đáng chê trách của một số người Việt? Hỏi để bắt bí và đáp đánh trống lảng vì ngại tư duy, không đủ sức tìm ra những câu hỏi và câu trả lời thực sự giúp ta đi tới chân lý. Cũng không dám thẳng thắn công nhận: Tôi dốt, tôi không biết. Nhà toán học tóc bạc băn khoăn: "Lối tư duy này cản trở sáng tạo, phát minh và sinh ra các anh "hay chữ lỏng" tức khoa học "dỏm".

Không biết "thói hư" này có phải là một cản trở lớn cho các cuộc đổi mới, xử lý và truy tìm nguyên nhân các sự cố vụ việc ở xã hội ta hay không?". Nhà biên kịch B.T trầm ngâm: "Tôi chắc là phải. Chẳng cứ trong điều hành. Ơ mọi lĩnh vực ta cứ bắt chước thì giỏi mà sáng tạo thì kém vì không biết đặt câu hỏi và không dám trả lời. Phim, truyện của ta dở, không có kịch tính, thắt nút cởi nút hấp dẫn vì không biết hỏi đáp gì sốt!".

Một nhà giáo: "Ta bắt bí và đánh trống lảng từ gốc cơ các bác ơi! Có dạy trẻ con như em mới biết hết cái khổ của tật xấu này. Nhồi học lấy thuộc, mà thi thì bắt bí con nhà người ta! Đó, ôngTổng thống Pháp còn phải viết thư dài gửi giáo giới đòi cải cách giáo dục nước ông; đòi phải dạy học sinh biết hỏi, biết sáng tạo, biết xử lý tình huống... để thích nghi với đời sống hiện đại.

Một nhà nghiên cứu giáo dục Mỹ còn vạch ra rằng nếu đời học sinh phải trải qua 1.700 lần thi mà lần nào cũng phải trả lời đúng một đáp án thì các em sẽ thành các cái máy nhớ và trả bài, hết sáng tạo". Nhà toán học tiếp lời: "Ngày nay các kho trí thức đã được mở, liên thông tuốt tuột, cứ nhấp chuột vào Internet là có tất. Thế nên quan trọng là biết hỏi, biết nêu vấn đề. Một giáo sư dạy kinh doanh quản trị lừng lẫy nhờ triết lý dạy người ta biết ngạc nhiên, biết hỏi đáp về những chuyện thông thường nhất, nhỏ nhặt nhất "tất nhiên" nhất như về cái khuyết áo, cái bút chì chẳng hạn".

"Hoá ra vấn đề là ta giờ đây phải học... Hỏi nhiều hơn hả bác?". "Đúng! vì thế học mới gọi là học hỏi tức là học Hỏi! Chính là việc cách cải cách cái triết lý giáo dục "nhà ông" đó!".
Nhà biên kịch mơ màng: "Xưa cụ Gớt từng mơ: Hạnh phúc nhất là kinh nghiệm như người 70 mà lại ngây thơ, cái gì cũng ngạc nhiên, cái gì cũng muốn hỏi như bé lên ba. Chí lý thiệt!".

Chị nhà báo, kiêm nhà thơ, kiêm họa sĩ, kiêm MC và chủ nhiệm CLB kiêu vũ cười tươi: "Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con!". Cụ Tản Đà hoá ra không chê mà là khen dân mình đấy các bác nhỉ! Mà cả nước ta suốt ngày hỏi - đáp trên TV: Nào trực tuyến, nào giao lưu, chất vấn, gặp gỡ, diễn đàn liên tù tì, game đánh đố nhau... sao vẫn không giỏi hả các bác?".

"Thế mới tài !". Tất cả cười ồ.

Đổi mới trong một thế giới liên tục thay đổi là chuyện khó khăn mà vui lắm. Ta luôn phải đặt các câu hỏi mới và sẽ luôn có những câu trả lời mới chưa từng có. Đó gọi là ta học người mà không học lỏm, không học nô lệ.Ta sẽ có cách của ta nếu ta chịu học... Hỏi.
Ít khi Forum đầu ngõ của tôi đạt được sự nhất trí cao như vậy.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: không biết học hỏi, bỏ không biết cách, hiếu kỳ, tinh vặt

    22/04/2015Vương Trí NhànTôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làm giàu thêm tính nô lệ! Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng?!
  • Những câu hỏi làm thay đổi cuộc đời

    22/12/2005Hãy tự hỏi mình 6 câu hỏi dưới đây và bạn sẽ sống hạnh phúc hơn. Bạn không tin ư? Vậy thì cũng đáng để bạn thử tự vấn đấy. Nào, bắt đầu nhé!
  • 6 dạng câu hỏi lập luận

    12/12/2005Nguyễn Thu HàDo sự cập nhật nhanh chóng của thông tin cũng như những tiến bộ trong khoa học và công nghệ diễn ra từng ngày, mọi người luôn phải mở rộng tầm hiểu biết của mình ngoài việc chỉ đơn thuần dựa trên những thông tin và kiến thức căn bản có sẵn thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công việc.
  • Sáng tạo không ngừng đòi hỏi những câu hỏi thông minh

    06/12/2005Nguyễn Thúy HằngBài viết này được phỏng theo cuốn “Smart Questions: Learn to Ask the Right Questions for Powerful Results” (Jossey-Bass, SanFrancisco, 2004) của hai giáo sư Gerald Nadler và William J.Chandom - chủ tịch và phó chủ tịch Tổng công ty “The Center for Breakthrough Thinking”. ...
  • Hỏi và trả lời

    28/11/2005Nhà văn Nguyễn Quang ThânNgười dân không biết điều gì thì hỏi, cán bộ biết thì giải thích, giải thích không thông dân lại chất vấn và lại trả lời. Dân tin mới hỏi. Người trả lời thật lòng, không sĩ diện giấu dốt, cũng không thủ đoạn đối phó với dân. Ôi...
  • Hãy mạnh dạn đặt câu hỏi

    14/10/2005Tr. Anh (Theo TST)Gần đây trong cuộc mạn đàm về vấn đề sáng tạo trong nhà trường. Giáo sư Lee Yuan Tseh - nhà hóa học đoạt giải Nobel đã đề cập đến vấn đề được xem là "cực kỳ nhạy cảm"...
  • Ba câu hỏi để đọc chủ động

    13/08/2003Làm thế nào để đọc nhanh và có thể nắm bắt được chính xác những thông tin bổ ích và thú vị cho công việc mà bạn phải hoàn thành? Câu hỏi này được đặt ra với Ronald Gross (RG), chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tự học...
  • Phương pháp hỏi - một nghệ thuật lập luận

    21/02/2003Trong cuộc sống chúng ta luôn cần tới sự lập luận. Đặt câu hỏi cũng là một cách lập luận. Có bao giờ bạn dùng câu hỏi để bày tỏ ý kiến của mình không?
  • xem toàn bộ