Học phí trả bằng máu

03:25 CH @ Thứ Sáu - 17 Tháng Năm, 2019

Mấy bạn trẻ có dùng email chắc hẳn đã có lần được bạn bè gởi cho cái file này, đại khái như sau:

Tôi đang đạp xe vòng vòng

Thì thấy một cô nằm trên đường

(Hai người tán tỉnh, linh tinh....Khoảng 12 hình.)

... Chín tháng sau, cô ta từ nhà thương gọi điện về.

Tôi lên chức bố

Công việc tôi tiêu tùng

Bây giờ tôi đi bộ

Hỏi như ngôn ngữ quảng cáo, thì: "Lần cuối cùng bạn quan tâm đến biển báo giao thông là khi nào?"

Chắc hẳn là nhiều người không nhớ nữa, vì lâu quá rồi, từ cái thời học quáng quàng lấy cho xong cái bằng lái, rồi thôi.

Hay như tôi, là từ cái lần lần nhận được file trên. Sau đó thì không có dịp nào để nghĩ ngợi về ý nghĩa của biển báo giao thông cũng như luật giao thông nữa.

Chuyện này không biết có chính xác không, nhưng xét ra nếu không chính xác thì cũng không có hại, cho nên xin kể ra:

Ở một nước thứ ba kia, nông dân đổ vào thành phố kiếm sống thật là đông.

Người ta vẫn còn giữ thói quen đi xe trên những đường làng vắng, và nếu đọc báo thì vẫn thích đọc quảng cáo hơn là đọc bài.

Chính phủ ra yêu cầu, các tờ báo lớn trong thành phố, như một hình thức làm việc công ích, mỗi tháng phải thay phiên nhau đăng liền tù tì một trang, trong mục quảng cáo, với nội dung chỉ toàn là giải thích biển báo giao thông (đương nhiên là không phải nội dung như cái file trên kia), in đẹp và to, như quảng cáo bia với lại xà phòng...

Nói cụ thể, tháng này 30 ngày, tôi đăng nội dung 10 cái biển báo. Tháng sau đến lượt anh đăng nội dung 10 cái khác. Tháng sau nữa tới báo của cô đăng nội dung của 10 điều luật giao thông...

Và tiền phạt vi cảnh của nước đó, ôi thôi, cao thật là cao, đau như một vết dao, ngang với thất tình, chẳng hạn.

Ði xe cũng là một hoạt động xã hội, giao tiếp con người có anh có tôi, càng nguy hiểm thì càng cần có văn hóa: tôi học nói năng cẩn thận để không làm anh đau lòng, và cũng cần học đi xe tử tế để không làm anh nhẹ thì cáu tiết, chửi um; nặng thì đổ máu.

Nhưng muốn đi cho tử tế, thì cũng cần phải học. Không phải chỉ một khóa sơ sài, kết thúc bằng bài thi đi vòng vèo theo vạch phấn số 8 trong sân cơ quan hay Sở Giao thông Công chánh; cũng không phải trong một chương trình phổ thông lớp nào đấy xa xăm; mà là học mỗi ngày, cho thành phản xạ.

Có người sẽ nói, dạy sao cho xuể? Mở lớp à?

Có người nói, nhà nước trăm công nghìn việc, sao mình không tự đọc sách luật giao thông?

Nhưng, cho dù có là người cẩn thận nhất, chăm chỉ nhất, thì chắc cũng không dành thời gian ngồi đọc sách luật giao thông mỗi ngày.

Trong khi mỗi ngày đều phải áp dụng cái bộ luật đó. Và như cái nhà nước châu Phi nói ở trên kia, họ biết cái tâm lý không thể nào thay đổi được đó của số đông, cũng như biết rằng có những môn học chỉ cần tự nguyện, trong khi có những môn đòi hỏi phải nhồi sọ mỗi ngày, và có tốn bao nhiêu tiền thì cũng phải cố gắng mà trả học phí.

Làm sao cho bớt đổ máu thì làm. Ðó là phương châm của chính phủ nước ấy. Máu trong chiến tranh hay máu trong thời bình thì cũng là máu. Lúc nào cũng quý hơn tiền.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn minh đô thị vẫn là câu chuyện dài

    18/08/2018Thượng TùngMặc dù không mới nhưng văn minh đô thị cũng chưa bao giờ được xem là câu chuyện cũ. Bởi xây dựng văn minh đô thị là một tiến trình dài, đòi hỏi sự kế thừa và phát huy liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đâu có đô thị, ở đó có văn minh...
  • Cái vội của người mình

    05/01/2018Vương Trí NhànNăm 1982, Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ đã đặt ra thuật ngữ “căn bệnh thời gian” để mô tả một tín điều đang ám ảnh nhiều người. Những người này thường tự nhủ: “Thời gian đang trôi đi, không còn đủ thời gian, và bạn phải nhanh hơn, nhanh hơn nữa mới bắt kịp nó”.
  • Công nghiệp hóa = Đô thị hóa?

    30/03/2015Nguyễn Bỉnh QuânMười năm tăng tốc phát triển liên tục. GDP trên đầu người tiến tới sát mức 1000 USD cái ngưỡng mà nhiều chuyên gia dự báo sẽ xuất hiện những vần đề nan giải mới, sẽ bộc lộ các khía cạnh không bền vững do tăng trưởng quá nóng. Một trong các biểu hiện rõ nhất là vấn đề của các đô thị...
  • Nhậu nhẹt - sự bế tắc của xã hội

    21/01/2014Quán nhậu mọc ra như nấm, nhiều hơn trường học và nhà trẻ. Người người nhậu, nhà nhà nhậu, đi đâu cũng thấy. Bia rượu tràn lan khắp xã hội. Vì sao thế? Ai cũng biết hậu quả của rượu tới sức khoẻ ( xơ gan) và xã hội ( rược chè be bét, ẩu đã, tai nạn giao thông...). Thế nhưng, Vì sao người Việt ta nhậu lắm thế?
  • Kẹt xe, nghẽn văn hóa

    05/09/2013Nguyễn Phương ThảoKẹt xe mà cũng cần văn hoá à? Đương nhiên, vì chỉ riêng chuyện kẹt đã khiến nhiều người phát rồ rồi, nay thêm… nghẽn văn hoá trong "kẹt" nữa, thì chỉ còn nước vô nhà thương điên nghỉ khoẻ!
  • Lộ thông, tài thông

    14/09/2009Phan Chánh DưỡngCó thể nói, từ nhân cách của một con người, trình độ văn minh của một xã hội đến mức độ phát triển của một nền kinh tế đều tùy thuộc vào yếu tố “lộ có thông” ở mức độ nào. Và chính sự sáng tạo đổi mới tư duy của con người hình thành nên các hệ thống “lộ ở mọi lĩnh vực”, có hợp quy luật phát triển hay không.
  • Văn hóa ngã tư

    01/08/2009Trần Thị Nguyên LanCác ngã ba, ngã tư luôn là nơi đông đúc và dễ xảy ra tai nạn. Ứng xử hợp lý ở ngã tư vừa góp phần làm giảm tai nạn và ách tắc giao thông vừa thể hiện nét văn hóa của mỗi người.
  • Văn hoá tiêu dùng: Hãy biết xếp hàng…

    08/06/2009Gia VinhNói tới xếp hàng, nhiều người cứ nghĩ đó là “động tác điển hình” của thời bao cấp. Nhưng thời kinh tế thị trường, cũng cần biết xếp hàng trong những trường hợp cần xếp hàng. Xét nhiều lẽ, xếp hàng chẳng có gì xấu, nó thể hiện tầm văn hoá của người tiêu dùng.
  • Thắt nút cổ chai…

    18/01/2009Kiều Phương MinhỞ ngay gần phố tôi ở, hồi làm đường Thái Hà, có một nút cổ chai, phải đến xấp xỉ 10 năm mới giải phóng được. Bây giờ trên đường tôi đến cơ quan hay trên nhiều con đường mở rộng của Hà Nội vẫn thấy một vài nút cổ chai, chắc cũng phải mất xấp xỉ thời gian như thế mới giải phóng được...
  • Hiện đại & hại điện!

    23/06/2008Linh linhXu hướng phát triển tất yếu của xã hội phải là văn minh, hiện đại nhưng đi kèm với nó đương nhiên vẫn là hệ lụy tốn kém điện, vấn đề này khỏi cần bàn vì cứ nhìn nhu cầu điện và sự thiếu hụt điện năng càng trầm trọng vào mùa khô sẽ rõ mức độ hiện đại. Cho nên, cụm từ này được nâng cấp phù hợp với nhận thức xã hội, một cách nói lái để nêu lên hai mặt của một bàn tay, một đồng xu sấp ngửa hay thuyết nhị nguyên luận đen trắng...
  • xem toàn bộ