Học tập, chế tác hay nhái?

08:47 SA @ Thứ Sáu - 23 Tháng Tư, 2010

“Đạo”, “nhái” gần như là chuyện chưa bao giờ nguội trong làng văn nghệ Việt Nam. Thời gian gần đây, khi chuyện “đạo nhạc” không còn khiến người ta phải giật mình nữa (có lẽ vì đã giật mình quá nhiều tới mức...quen?), thì lại đến hàng loạt các ý tưởng nghệ thuật bị khán giả “bóc mẽ” trên các diễn đàn.

Tác giả của blog Yume đã cất công sưu tầm hàng loạt những hình ảnh được xem là “anh em sinh đôi” giữa các sáng tạo của nghệ sĩ Việt Nam với những sáng tạo của các nghệ sĩ nước ngoài:

Từ những “phát hiện” này, tác giả Keng tiếp tục “khai thác” tiếp đề tài “nóng” nói trên (đăng trên blog và trên tạp chí Người nổi tiếng), và phát hiện thêm một vài cặp “anh em sinh đôi” nữa, trong đó có cả những hình ảnh nóng bỏng của cặp trai tài gái sắc Lê Công Vinh-Thủy Tiên có tạo hình giống y hệt một mẫu quảng cáo đồ lót của Calvin Klein, hay bộ ảnh Lạc tiên mà Lê Kiều Như nói là ý tưởng xuất phát từ một giấc mơ của chính cô hóa ra lại giống y chang bộ ảnh trước đó của một mỹ nhân Trung Quốc!

Và đây là lời bình luận: Xin lỗi em chỉ là con... khỉ

Bộ ảnh Lạc Tiên được xây dựng như trong giấc mơ của Lê Kiều Như

...thực chất chỉ là "đạo" ý tưởng của một mỹ nhân Trung Quốc

Khỏi cần phải bình luận gì về những hình ảnh có thể được đưa vào câu đố cho trẻ em, kiểu như: “Đố các em phát hiện ra có bao nhiêu điểm khác nhau trong hai bức ảnh này?”. Tuy nhiên, có một số điều khiến tôi băn khoăn ở đây:

Thứ nhất, các tác phẩm “made in Vietnam” nói trên khi vừa xuất hiện, phải công nhận là gây ấn tượng mạnh. Có thể xem đó là những sáng tạo được học tập từ những sáng tạo có trước được không? Chúng ta nên có cách nhìn như thế nào về những “sáng tạo mang tính học tập” hoặc “phát triển” từ những sáng tạo có trước? Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, chúng ta chả đã sáng tạo rất nhiều từ những tác phẩm văn học, bản nhạc, tới những công trình kiến trúc của nước ngoài?

Đăng Khôi và Minh Hằng học sao Hàn tới cả sợi dây

Cũng từ vấn đề này, như đã từng được đề cập trong loạt bài Người Việt Nam có sáng tạo hay không? đăng trên Diễn đàn văn hóa trước đây, với đa số ý kiến cho rằng người Việt không mạnh về khả năng phát minh, nhưng lại nhiều khả năng “chế tác”, “Việt hóa”... (?). Nếu đúng như vậy, việc “chế tác” này cần phải được nhìn nhận như thế nào để không bị qui chụp là “hàng nhái”?

Cặp ca sĩ teen Việt: trương Quỳnh Anh và Baggio (trái) tạo dáng y chang hai diễn viên trong phimNgôi nhà hạnh phúc

Thứ hai, nếu đây là những sản phẩm “nhái”, những trò ăn cắp ý tưởng sáng tạo, thì đương nhiên chúng phải bị xử lý. Nhưng ai sẽ xử lý? Xử lý như thế nào: Phạt? Tẩy chay?.v.v... Hình như những chuyện như thế này chỉ ầm ĩ trên các diễn đàn mạng, thậm chí trên báo chí, rồi thôi. Mới đây, có thông tin Trung Quốc phạt 2 triệu NDT (khoảng 600 triệu đồng Việt Nam) đối với hành vi hát nhép, nhưng ở ta, chưa nghe thấy động thái của các cơ quan quản lý văn hóa trước những trường hợp tương tự, mà rõ ràng là không hề thiếu trong làng showbiz Việt (báo TT&VH từng có cả loạt bài rất dũng cảm “mổ xẻ” thực tế này ở một chương trình ca nhạc khá đình đám, nhưng có vẻ điều này chỉ làm “sướng” dư luận chốc nhát, chứ các “bị cáo” vẫn bình chân như vại).

Họ giống anh em sinh ba: Chạng vạng, Grorian Gray (phim Mỹ) và Khi yêu đừng quay đầu lại (phim Việt Nam)

Cặp sao teen Khổng Tú Quỳnh - Đông Nhi có trang phục và dáng ngồi không khác diễn viên trong phim Princess


Dàn diễn viên phim Việt (trái) và dàn diễn viên trong phim Boys Over Flower (Hàn Quốc)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tính trung thực của người nghiên cứu

    07/05/2018Vũ Cao ĐàmNhững ví dụ nêu ra trong bài viết này chúng tôi cố ý chọn những sự kiện xuất hiện đã rất xa trong quá khứ, hầu như chỉ liên hệ với những người đã từ nhiệm, để tránh những điều tế nhị liên quan đến những người đang có địa vị đương thời. (Nói là những sự kiện đã xảy ra rất xa trong quá khứ, nhưng không phải không còn tồn tại trên đất nước ta). Dù vậy, chúng tôi vẫn gửi lời xin lỗi các bạn có liên quan đến các sự kiện được nêu.
  • Bắt chước, sáng tạo và… ăn cắp

    22/10/2015Văn Như CươngGiờ tập viết của học sinh lớp một. Cô giáo dặn dò: "Các em hãy nghe kỹ lời cô nói, làm cho đúng những điều cô làm mẫu. Phải bắt chước cơ mà viết cho đúng...". Và bây giờ các em đang tập viết một chữ cái vào vở của mình.
  • Vấn nạn đạo văn

    14/12/2009Hồng HàĐây là tình trạng diễn ra phổ biến nhất. Khi các nhà văn, nhà thơ trở nên nổi tiếng, tên tuổi và tác phẩm của họ đã có “thương hiệu” thì cũng là lúc những nhà văn này phải đối mặt với tình trạng đạo văn của nhiều cây viết trẻ.
  • Truyền thuyết Sakura

    01/10/2008Vân LamSau bóng hoa anh đào, vẫn là chuyện tình "ngoài chồng vợ". Đó cũng là vấn nạn đặc trưng đô thị Việt hiện đại, trong hội nhập văn hoá toàn cầu. Phải chăng thế giới cũng đang ưu tư dài dài hoặc vô phương với kiểu yêu này?
  • Đạo văn trong nghiên cứu

    10/07/2007Nguyễn Văn TuấnỞ nước ta trong mấy năm gần đây, nạn đạo văn được giới báo chí nhắc đến khá nhiều lần, nhưng phần lớn các trường hợp này thường xảy ra trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật. Còn trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, nếu từ lâu nạn đạo văn có liên quan đến những giảng viên và giáo sư cũng được nhiều nghiên cứu sinh đồn đại qua lại nhiều, nhưng chưa có bằng chứng hiển nhiên, thì gần đây một trường hợp đạo văn cực kì trắng trợn và... thô làm chấn động giới nghiên cứu khoa học Việt Nam, nhất là trong cộng đồng “cư dân” mạng.
  • Nhức nhối, nghiêm khắc với vi phạm bản quyền

    24/01/2007
  • "Đạo văn" - Một mất mười ngờ

    06/01/2007Phạm KhảiMấy năm gần đây, không hiểu “giở giời” thế nào, trong giới cầm bút liên tiếp xảy ra các vụ “đạo văn”. Mà toàn động chạm đến những người có… danh. Khi thì vụ một dịch giả có tuổi đạo sách của một vị nguyên là lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam; khi thì vụ cô ca sĩ trẻ mới được công chúng biết tên bỗng chốc quay ra “thuổng” thơ của một cây bút nữ cùng lứa…
  • "Dòng sông" và "Cánh đồng": Dư luận ồn ào không đáng

    05/01/2007"Tôi thấy người đọc là nạn nhân... hai truyện ngắn này thật ra không đáng phải lên tiếng nhiều đến vậy"; "Cái buồn cười ở đây là đáng lẽ hai tác giả tranh cãi với nhau, nhưng hai tác giả không có ý kiện tụng tranh cãi, thì dư luận… lên tiếng giùm", các biên tập viên nói về vụ Cánh đồng bất tậnDòng sông tật nguyền.
  • Tác giả "Dòng sông tật nguyền" không vi phạm tác quyền

    05/01/2007Lưu HàSau khi báo chí phát hiện sự giống nhau giữa “Dòng sông tật nguyền” và “Cánh đồng bất tận”, dư luận và giới nhà văn đã có những đánh giá trái chiều về bản chất sự việc. Bà Đoàn Thị Lam Luyến, Phó giám đốc Trung tâm bảo hộ quyền tác giả văn học, cho biết cả hai truyện không có dấu hiệu vi phạm quyền tác giả.
  • “Dòng sông” giống “Cánh đồng” chỉ là ngẫu nhiên?

    05/01/2007Thụ NhânBan biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội cho rằng sự giống nhau giữa Cánh đồng bất tận với Dòng sông tật nguyền chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về môtip và không gian nghệ thuật.
  • Nghi án vẫn chưa thể khép lại

    05/01/2007Trần Tiễn Cao ĐăngNhằm mang lại một cái nhìn khách quan, có tính học thuật về “nghi án” Dòng sông tật nguyền (Phạm Thanh Khương) và Cánh đồng bất tận(Nguyễn Ngọc Tư), chúng tôi đã ghi lại cuộc trao đổi giữa nhà báo Trần Tiễn Cao Đăng và NPB văn học Phạm Xuân Nguyên.
  • Võ Thị Hảo: 'Truyện của tôi bị ăn cắp trắng trợn'

    03/01/2007Từ Nữ Triệu Vương thực hiệnTrên báo Văn Nghệ số 26, ra ngày 25/6, có đăng truyện ngắn "Máu của lá" của tác giả Phạm Minh Phong. Nhận thấy nội dung tác phẩm này giống "như khuôn đúc" với truyện ngắn "Máu của lá" trong tập "Người sót lại của rừng cười" (NXB Phụ Nữ, 2005) của mình, nhà văn Võ Thị Hảo đã bày tỏ nỗi bức xúc...
  • Sau 'đạo nhạc' lại xuất hiện ‘đạo văn’ !

    03/01/2007Vân PhongNgày 26-10 là tròn 1 năm Việt Nam tham gia công ước Berne, bên cạnh đó là Luật Sở hữu trí tuệ. Thế nhưng vấn nạn “đạo nhạc” khởi điểm (năm ngoái) từ nhạc sĩ B.C với bài “Tình thôi xót xa”, sau đó hàng loạt ca khúc khác được phát hiện gây scandal trở thành hiện tượng không bình thường từ việc “coppy” nhạc nước ngoài xào nấu thành nhạc Việt. Mới đây trên văn đàn lại xôn xao bàn tán chuyện “đạo văn”...
  • 'Đạo văn" chuyện thật như đùa!

    03/01/2007Một thí sinh nộp tác phẩm thi vào một trường chuyên đào tạo những cây bút viết văn mà ngang nhiên lấy truyện của một nhà văn khá nổi tiếng rồi đề tên mình vào đó đã là chuyện "xưa nay hiếm" nhưng Ban giám khảo "không biết" và Báo Văn nghệ đăng tải trên trang nhất như một phát hiện mới thì có được gọi là...sơ sót?
  • Đạo văn

    03/01/2007Nôm na mà nói thì là ăn cắp văn. Như nhà văn Võ Thị Hảo có lần đã lên tiếng : «Truyện của tôi bị ăn cắp trắng trợn (…). Tôi sẽ kiện đến tận cùng (…)», khi tác phẩm Máu của lá của bà bị được chép nguyên xi (chỉ thay đổi tên các nhân vật) in lại trên tờ Văn nghệ, kí Phạm Minh Phong...
  • Nhức nhối nạn ''đạo'' giao diện website

    03/01/2007Nhiều người lắc đầu nói vui: "Hết đạo văn, đạo tranh, đạo nhạc, đạo game, Việt Nam bây giờ còn xuất hiện cả đạo... giao diện website".
  • Copy và đạo chích

    05/12/2006Phạm Văn TìnhCopy trước hết chỉ là một dạng sao chép đơn thuần. Tuy nhiên, vấn đề là sao chép của ai và thái độ sử đụng việc sao chép đó ra sao. Nếu ta sao chép dữ liệu của ta, hoặc dữ liệu của người khác nhưng được sử dụng trong phạm vi cho phép thì rõ ràng là một việc rất bình thường.
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • xem toàn bộ