Giới thiệu hồi ký “Cát bụi chân ai” của nhà văn Tô Hoài

08:37 SA @ Thứ Năm - 14 Tháng Tám, 2014

Được tin nhà văn Tô Hoài vừa mới qua đời vào tối ngày 6/7 năm 2014 tại Hà Nội.

Chúng ta được biết đến ông với tác phẩm kinh điển thời trẻ thơ là “Dế mèn phiêu lưu ký”. Hầu hết các độc giả không hiểu được tại sao Tô Hoài lại thích viết truyện thiếu nhi đến thế, nhưng nếu gọi truyện của ông là thiếu nhi thì e rằng cũng không hoàn toàn đúng. Trong các tác phẩm của ông thấm đẫm chất phiêu du. Không phải chỉ ở “Dế mèn phiêu lưu ký” mà ngay cả những “O chuột”, “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”… Chất phiêu du này vẫn tiếp tục được bày tỏ không giấu diếm trong tập hồi ký “Cát bụi chân ai”.

Cát bụi chân ai” được xuất bản năm 1992, hồi tưởng về những câu chuyện của giới văn nghệ sĩ từ trước những năm 45 đến thời kháng chiến. Dù trong thời kháng chiến gian khổ, nhưng vẻ hào hoa của các văn nhân, thi nhân vẫn không suy giảm, cùng với tình bạn sâu sắc. Vẻ đẹp của các nhà văn, nhà thơ ấy phần nào đó giống Dế Mèn, Dế Trũi trong “Dế mèn phiêu lưu ký”.

Với một số độc giả thích tìm hiểu về đời tư của các nhà văn, nhà thơ thì cũng có thể tìm thấy trong cuốn hồi ký này. Ví dụ như những cử chỉ đồng tính của nhà thơ Xuân Diệu, cái thói quen ăn uống của Nguyễn Tuân…v…v…


Với Cát bụi chân ai - Tô Hoài đã khắc họa thành công các hình tượng Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính, Xuân Diệu… và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về một thời đại văn học. Đặc biệt Tô Hoài không tô vẽ cầu kỳ, không thiêng liêng hóa hình tượng Nguyễn Tuân nhưng chân dung Nguyễn Tuân không vì thế mà mất đi vẻ khả ái, đẹp đẽ và ấn tượng. Chỉ điểm xuyết về con người Nguyễn Tuân trong giai đoạn tiền chiến, rồi đi ngược lại mãi về một thời rất xa, cứ thế cuộc đời dấn thân của Nguyễn Tuân như Tô Hoài biết từ sau 1945 tới nay hiện lên sinh động với tất cả những gì bình dị và thân thương nhất...

"Mở đầu bằng mối giao tình giữa Tô Hoài và Nguyễn Tuân. Kết thúc bằng cái chết của Nguyễn Tuân. Giữa hai nhà văn đó là những kiếp nhân sinh chập chờn như những bóng ma trơi. Giữa hai nhà văn đó là không khí ngột ngạt của văn nghệ, kháng chiến, cách mạng và chính trị. Giữa hai nhà văn đó, cho tới khi có một người nằm xuống, đã một nửa thế kỷ trôi qua..."

Trích dẫn hay:

- Rồi lại quay ra, ngồi lên bó củi, một tay đấm lưng, tay kia gõ cái ống nứa giả vờ điểm tiếng róc phách, chốc lại tom chát đánh nhịp xuống thành thùng bát, miệng ư ừ giọng mũi như rên: “Nam nhi đứng ở trong trời đất Quyết ăn chơi cho đủ mùi đời Sự cùng thông bĩ thái tự trời Sông có khúc con người có lúc…
- Những chuyện trời đất huy hoàng đâu đâu của người ta, còn chúng tôi vẫn kỳ thu, cặm cụi với cái bút máy, bút bi, bút chì.

Đọc toàn bộ tậphồi ký “Cát bụi chân ai”

Nguồn:Book Hunters
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thuốc chữa cho mọi bệnh của xã hội

    21/04/2017Hoàng Hường (thực hiện)Sách là một trong những công cụ truyền tải tri thức hữu hiệu nhất và là công cụ phục vụ giáo dục đại chúng. Sở dĩ, các nan đề đã và đang tồn tại trong xã hội chúng ta có một phần là hệ quả của sự thiếu vắng tư duy vĩ mô về thư viện...
  • Truyền thuyết và huyền thoại trong đời sống văn hóa Việt Nam

    03/02/2017... với tư cách là người hưởng thụ kết quả lao động của toàn bộ giới văn học Việt Nam, thậm chí cả giới lãnh đạo nền văn học Việt Nam nữa. Lý do rất đơn giản là thực ra trong điều kiện của những quốc gia giống như quốc gia chúng ta, văn học không đơn thuần là kết quả của các nhà hoạt động văn học chuyên nghiệp. Nói gì thì nói, nền văn học của chúng ta là kết quả tổng hợp của lao động văn học và lãnh đạo văn học...
  • Mệt mỏi, bừa bãi, buông thả

    05/11/2016Vương Trí NhànGặp anh cán bộ nhà nước mình trong những phòng làm việc cổ lỗ của Hà Nội mới thấy vui. Thôi thì chỗ này một cô tám rưỡi mới giở gói xôi ra để ăn, chỗ kia ngay cửa ra vào là một anh tán chuyện với người yêu, cười hô hố trong điện thoại...
  • Một cách tồn tại ngược chiều gió thổi

    18/06/2016Thượng TùngGần đây, tôi chuyển sang nghiên cứu về thói hư tật xấu người Việt và rộng ra là viết về con người Việt Nam như ta vốn có. Tôi xuất phát chậm, nhưng nhờ kinh nghiệm có trong văn học nên cũng thấy nhập cuộc được dễ dàng...
  • Chí Phèo hiện thân bản ngã Việt?

    24/10/2014Đỗ Ngọc YênTrong trò chơi ú tim săn tìm bản ngã, Chí Phèo là hình tượng duy nhất trong văn học Việt Nam đã làm được một việc phi thường là đi lùi để tự trở về với bản ngã chính mình. Cuối cùng cái lương thiện mà Chí Phèo đòi chính là bản ngã Việt đích thực, cái luôn tiềm ẩn và thường trực trong vô thức của hắn...
  • Tại sao văn học Việt Nam không có tác phẩm đỉnh cao?

    25/04/2014Hiền Hương thực hiệnNhân dịp đầu năm mới Giáp Ngọ- 2014, phóng viên Dân trí có cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ (chị cũng tuổi Bính Ngọ) về đời sống văn học Việt Nam đương đại, về cả nỗi cô độc của người nghệ sỹ, của chính nhà văn- Nguyễn Thị Thu Huệ.
  • Tự lực văn đoàn, một "nhóm lợi ích" trong đời sống văn nghệ

    31/03/2014Lại Nguyên ÂnÍt thấy ai đặt hoạt động TLVĐ vào đời sống văn nghệ đương thời để mô tả, nhận định các hoạt động cụ thể của nó; cũng ít thấy ai chú ý tìm hiểu xem TLVĐ được cảm nhận ra sao trong tầm nhìn của những người đương thời, nhất là những đồng nghiệp viết văn làm báo, hoặc công chúng văn nghệ thời ấy.
  • Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường và cảm xúc thời thanh xuân của tôi

    21/01/2014Phan Trọng LuậnTôi nghĩ người trí thức như thầy Nguyễn Mạnh Tường trải qua 60 năm đi với cách mạng mà về già nghèo khổ có lúc ra chợ mua mớ rau muống, trên đường về nhà gặp triết gia Trần Đức Thảo cũng trên tay mớ rau muống, hai người lặng lẽ lánh mặt nhau… Nghe kể mà xót xa...
  • Từ "Cái Tết của mèo con" tới cái Tết của... Nguyễn Đình Thi

    05/02/2011Hoàng NguyênGiản dị nhưng trong trẻo và đầy cảm xúc, Cái Tết của mèo con là tác phẩm duy nhất mà cố nhà văn Nguyễn Đình Thi viết tặng thiếu nhi trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Ít ai biết, câu chuyện được đưa vào SGK này đã lấy “nguyên mẫu” từ một chú mèo thật, với những con người thật...
  • Lan man với Vương Trí Nhàn

    27/01/2011Nguyễn Thị Ngọc Hải thực hiệnLà một cây bút nghiên cứu phê bình văn học sắc sảo hay “đụng độ”, Vương Trí Nhàn gần đây quan tâm nhiều đến văn hóa, đô thị, lối sống, với cách nói thẳng băng.
  • Tự lực văn đoàn, ngôi sao rực rỡ trên bầu trời văn học

    09/07/2010Khúc Hà LinhTự lực Văn đoàn là tổ chức văn chương tự lực. Họ tự lực về tài chính, không chịu ảnh hưởng của nhà cầm quyền. Họ tự lực về chuyên môn và khuynh hướng nghệ thuật. Họ tự tôn người chủ soái, cùng nhau tuân theo quy chế hoạt động mà họ cùng nhau đặt ra. Lãi ăn lỗ chịu, cùng nhau gánh vác.
  • Nhìn lại những trang viết của mình

    03/06/2010Nguyễn KhảiỞ lứa tuổi tôi đã nói tới nghề văn là nói tới đời văn. Đã nói tới đời văn là phải nói tới những điều kiện lịch sử, xã hội đã đưa đẩy mình đến với nghề cầm bút. Đã nhiều lần tôi tự hỏi nếu không có Cách mạng tháng Tám thì đời mình sẽ ra sao nhỉ? Chắc chắn tôi vẫn là người lao động lương thiện nhưng tầm thường, xoàng xĩnh hơn bây giờ nhiều.
  • Tiếng Hà Nội hay nên... hiếm

    12/03/2010Đan AnhCó nhà văn nữ viết trong một truyện ngắn của mình thế này: "Người Hà Nội phát âm âm xát nhẹ như tiếng gió thổi qua chiếc lá mỏng tang". Tuy nhiên, dường như tiếng Hà Nội lịch lãm đang rơi vào quy luật muôn đời: Hay nên... hiếm.
  • Một câu chuyện rơi vào quên lãng?

    22/01/2010Nguyễn Thụy PhươngCuốn Nhân công Đông Dương, lao động nhập cư cưỡng bức (1939-1952) của tác giả Pierre Daum mới ra mắt đã hé mở cho độc giả Pháp một bi kịch được giấu kín cách đây 70 năm về những người thanh niên Việt Nam bị ép buộc và trưng dụng sang “mẫu quốc” làm lính thợ phục vụ cho nước Pháp trong Thế chiến II. Vài người trong số đó sau này trở thành nghệ sĩ nổi tiếng như họa sĩ Lê Bá Đảng, nhà điện ảnh Phạm Văn Nhân, (suýt nữa trong danh sách ấy có tên nhà văn Tô Hoài, nhưng ông dừng lại ở bến cảng mà không lên đường rời xứ sở)...
  • xem toàn bộ