Hưởng thụ văn hóa của doanh nhân: Một nhu cầu lớn và có thật

12:00 SA @ Thứ Hai - 13 Tháng Mười, 2014

Đối với nhiều doanh nhân, nhu cầu hưởng thụ văn hóa gần như trở thành một đam mê vô tận. Nó làm cho cuộc sống vốn đầy rẫy bận rộn và lo toan trở nên thi vị hơn, ý nghĩa hơn. Niềm đam mê ấy đôi khi còn lớn hơn công việc đa đoan của người kinh doanh nữa. Theo cách riêng, mỗi doanh nhân tìm tòi trong sự tận hưởng về văn hóa, nghệ thuật những giá trị song một cách nghiêm túc, để có thể cân bằng giữa trí tuệ, tình cảm, ý chí. Hiểu biết sâu sắc về văn hóa, nghệ thuật giúp họ có thể nhìn sự vật như bản chất đích thực của nó, giữ cho tư duy được tự do và linh hoạt, tâm hồn dược giàu có hơn... Đấy là những giá trị gia tăng vô hình về mặt tình thần mà không phải ngày một ngày hai là có được.

Tọa đàm Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của doanh nhân do báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần tổ chức chỉ là một góc nhìn nhỏ bé về nhu cầu vô tận ấy.

Nhu cầu về văn hóa đọc rất lớn, nhưng quá ít sách hay

Anh Trần Thức: “Doanh nhân có nhu cầu khá lớn về việc lý giải những vấn đề xã hội, nhân văn”

Anh Trần Thức, Giám đốc Trung tâm Sách và dịch vụ bản quyền của Công ty Văn hóa Phương Nam cho rằng sách hay phục vụ cho nhu cầu giải trí của doanh nhân hiện nay chưa nhiều, mới chỉ tập trung ớ những loại sách học làm giàu và sách học làm người. Những tác phẩm hay, đề cập đền những vấn đề gai góc của cuộc sống hiện đại như Báu vật của đời, Đàn hương hình, Sống đạo thách đầy… còn quá ít. Doanh nhân luôn thiếu thời gian, nên họ thích đọc những tác phẩm thực sự thú vị, nhanh, gọn gàng. Doanh nhân không phải là những người buôn bán đơn thuần, mà có xuất phát điểm về tri thức cao, đa số đều được học hành tử tế, nên rất kén chọn sách. Hơn ai hết, doanh nhân có một nhu cầu khá lớn về việc lý giải những vấn đề xã hội, nhân văn, những mảng tối mà bấy lâu nay bị che giấu. Điều đó lý giải vì san những tiểu thuyết của Mạc Ngôn bán rất chạy trong thời gian qua, bởi nó bao quát suốt cả một quá trình lịch sử, là cái nhìn phê phán trực diện vào con đường đi của xã hội Trung Quốc suốt từ thời cải cách ruộng đất tới nay. Nhũng bài học xương máu ấy rất gần với Việt Nam. Ba phút sự thật của Phùng Quán, Kim Dung tuyển tập cũng là những tác phẩm lọt vào tầm ngắm của doanh nhân. Doanh nhân phải trở thành "khách hàng mục tiêu” đặc biệt của các nhà xuất bản bởi đây là lực lượng nhỏ có sức mua rất lớn. Nhưng đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng này là rất khó. Tôi không hiểu tại sao đối tượng này chưa được các nhà xuất bản quan tâm một cách có hệ thống.

Chị Dương Thanh Thủy: “Còn quá thiếu sách phục vụ cho doanh nhân, nhất là những loại sách kết hợp được cả dạy làm giàu với dạy làm người”.

Chị Dương Thanh Thủy, Giám đốc Công ty Trung Thuỷ, nhãn hiệu Miss áo dài, là người rất quan tâm đến loại sách dạy làm người. Chi nói: "Không gì hạnh phúc bằng có người chọn đúng loại sách mình cần và hướng dẫn mình đọc. Trong gia đình, mẹ chồng tôi là người chọn sách cho cả nhà. Mẹ tôi thường xuyên đi nhà sách, có sách nào hay là bà mua ngay. Bà luôn nói với các con: “Học gì thì học, trước tiên phải học làm người và biết cách dạy con. Người có nhưng suy nghĩ lớn trước tiên phải tốt, sống tốt với gia đình, con cái và bạn bè". Mỗi khi có một cuốn sách hay, mẹ tôi mua cho tôi, kèm theo lời nhắc nhở nhẹ nhàng: "Khi nào rảnh, con nên đọc cuốn này. Nhiều đoạn văn hay mẹ tôi còn gạch dưới, ghi chú cẩn thận. Gần đây, mẹ tôi đã mang về cho tôi Hoa kèo nèo tím biếc của Trầm Hương. Tôi rất thích tập truyện ngắn đó, vì nó gần gũi với tôi. Thế là tôi lập tức nhờ má tôi sưu tập tất cả các tác phẩm của Trầm Hương. Tôi thấy người nước ngoài giáo dục con quá hay, hễ bước chân ra đường, việc đầu tiên của các cháu là bước vào nhà sách. Họ đọc sách ở mọi nơi, mọi lúc, trên xe điện ngầm, ngoài công viên, trong khi chờ đợi… Văn hóa đọc đã trở thành một nét đẹp phổ biến, mối cuốn sách đều có một miếng giấy kẹp vô đề đánh dấu trang, chứ không bao giờ bẻ cong cuốn sách. Con trai tôi sau khi học tập ở nước ngoài về đã có thói quen rất hay là thường tặng sách cho mẹ vào ngày sinh nhật, những dịp lễ. Cháu chắt cho tôi những loại sách thiết thực về quản lý nhân viên, yếu tố thành công trong dịch vụ... Tôi cũng đồng ý với anh Trần Thức là có những loại sách quá thừa, in ra không ai đọc, nhưng còn quá thiều sách phục vụ cho doanh nhân, nhất là nhưng loại sách kết hợp được cả dạy làm giàu với dạy làm người, bởi suy cho cùng, kinh doanh cũng là đạo. Nên chăng các nhà xuất bản cần có những cuộc nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu và phục vụ tốt hơn cho người đọc? Tôi thấy những buổi tọa đàm như thế này rất cần thiết, giúp doanh nhân mình đỡ tốn thời gian trong việc chọn lựa sách hay.

Anh Nguyễn Văn Dòng, Giám đốc Công ty in Trần Phú, Phó Chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam, đưa ra con số thú vị: "Chưa bao giờ Việt Nam xuất bản nhiều sách như bây giờ, có đến 20 ngàn đầu sách/năm. Cách đây khoảng 10-15 năm, mỗi năm chỉ khoảng may ngàn đầu sách là cùng. Nhưng có điều trong 20 ngàn đầu sách đó, có bao nhiêu sách thực sự có giá trị cho con người. Chưa bao giờ thi trưởng sách lại nhốn nháo như bây giờ. Điều đó cũng là tất nhiên thôi, xã hội càng phát triển càng chia nhỏ nhu cầu của người đọc. Tôi phải tìm đọc bằng được "Mẫu thượng ngàn", tôi cũng không thể không đọc "Cánh đống bất tận" và cảm nhận nó theo cách riêng của mình. Mãi đến hôm nay, tôi mới được diện kiến chị Việt Linh, nhưng những bộ phim của chị thì tôi đã được xem nhiều, tôi rất trích màu sắc văn hóa thấm đẫm trong từng hình ảnh của "Mê Thảo thời vang bóng"... Tôi cho rằng trong thời buổi hiện nay, những doanh nhân đích thực không thể không say mê văn hoá nghệ thuật, say mê cái đẹp. Tôi có hai niềm đam mê lớn nhất, đó là sách và gốm. Dù bận rộn đến đâu, mỗi ngày tôi cũng phải đọc ít nhất 100 trang sách, nếu không thì không thể ngủ được. Đến khách sạn dù năm sao mà không có đèn đọc sách đầu giường với tôi cũng vô giá tri. Ngày xưa còn nghèo, mỗi lần đi nước ngoài chỉ lo mua bánh kẹo, đồ tiêu dùng về làm quà. Bây giờ thì chi tiêu lớn nhất của tôi là mua sách và đến thăm các viện bảo tàng quốc tế.

“Hãy tự làm cho cuộc sống của mình trở nên phong phú hơn”.

Anh Nguyễn Văn Dòng:“Những doanh nhân đích thực không thể không say mê văn hóa nghệ thuật, say mê cái đẹp”.

Đó là lời tâm sự rất chân thành của anh Nguyễn Văn Dòng. Anh nói: “Mỗi một lần gặp bạn bè nước ngoài, điều đầu tiên người ta khuyên tôi là "hãy hưởng thụ cuộc sống đi, hãy biết tự làm cho cuộc sống của mình trở nên thú vị hơn, thăng hoa hơn". Kinh doanh càng lớn, nhu cầu hưởng thụ văn hóa càng nhiều, để có thể khỏa lấp những khoảng trống", khoảng tối, và giữ được chính mình. Hưởng thụ văn hóa cũng là cách để sử dụng thời gian rảnh hiếm hoi một cách hữu ích nhất. Tôi không tưởng tượng nổi một khách sạn đẹp, một resort đẹp mà trên tường lại thiếu một bức tranh. Tranh, tượng, gốm là những tác phẩm nghệ thuật ảnh hưởng rất mạnh đến tâm hồn. Nó cần cho tất cả mọi người. Tôi rất tự hào về "kho tàng" đồ cổ của riêng mình, đó là tài sản vô giá mà bao nhiêu tiền cũng không mua được, dù so với nhiều người có thể chẳng bằng ai. Nó làm cho chất lượng cuộc sống của tôi ngày một nâng cao. Và tôi muốn chia sẻ với các anh chị góc sống nhỏ bé ấy của mình, đó là những lời nói rất thực lòng”.

Đạo diễn Việt Linh:“Chúng ta hiện rất thiếu những bộ phim mà cả gia đình có thể đi xem chung với nhau”.

Đạo diễn Việt Linh lắng nghe rất chăm chú những lời tâm tình của anh Nguyễn Văn Dòng, chị tiếp lời: “Từ nãy tới giờ được nghe các anh chị tranh luận về các đề tài văn học nghệ thuật rất tự do, thoải mái, tôi rất ngưỡng mộ. Điều đó chứng tỏ các anh chỉ có một đời sống tinh thần rất phong Phú. Doanh nhân thực sự là những người dám chi xài cho giải trí, còn trọc phú thì không dám chi xài cho giải trí đâu. Tôi nhận thấy những doanh nhân thành đạt thường có một đời sống gia đình ổn định và rất ý thức về chuyện dạy dỗ con cái. Từ đó định hình cho chúng tôi, những người làm văn hóa, phải tìm ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thưởng thức chung của gia đình. Chúng ta hiện rất thiếu những bộ phim mà cả gia đình có thể đi xem chung với nhau. Sắp tới tôi đang dự định tuyên chiến những loại phim gia đình hay, kết hợp tổ chức một rạp chiếu phim dành riêng cho gia đình.

Học làm người cũng có rất nhiều con đường, qua sách, qua sự cảm nhận tinh tế của mỗi người. Tôi đã từng chứng kiến một nhà thơ nổi tiếng nhưng chuyện ăn uống của ông ta thì rất... mất văn hóa. Ngược lại tôi cũng biết một Giám đốc Ngân hàng đã bỏ tiền in kỷ yếu về chính mình để rao bán, văn hóa là điều phải học, học rất nhiều. Hơn ai hết, doanh nhân có một đời sống rất phong phú, va chạm nhiều, điều đó giúp họ mau trưởng thành hơn.

Doanh nhân cần phải học rất nhiều để hoàn thiện nhân cách

Anh Hùng Dũng:“Tôi sợ rằng tốc độ phát triển quá nhanh của kinh tế sẽ gây ra những hụt hẫng về văn hóa”.

Anh Nguyễn Quang Tiến:“Giàu thì có thể đạt được nhưng sang thì khó vô cùng vì đó là sự tích lũy của cả một quá trình sống và trải nghiệm”.

Có lẽ chưa bao giờ, cụm từ “Văn hóa doanh nhân" lại được nhắc nhiều như lúc này, khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh nhân Việt Nam phải cạnh tranh với doanh nhân toàn cầu. "Có tiền chưa chắc đã có văn hóa" cũng là câu cửa miệng của nhiều người khi đề cập đến cách thụ hưởng cuộc sống của một số doanh nhân. Anh Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty SJC, quan tâm nhiều đến một góc nhỏ rất thiết thực là văn hóa giao tiếp. Theo anh: "Đó là cả một nghệ thuật. Nó liên quan đến nhân cách, trình độ hiểu biết của mỗi người. Làm thế nào để tạo dựng được một hình ảnh đẹp về doanh nhân. Đó là điều mà chúng ta phải xây dựng rất bền bỉ, rất nghiêm túc. Tôi rất buồn khi phải chứng kiến những cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng và giới doanh nhân hàng năm vào Ngày doanh nhân Việt Nam 13/10. Có đến 400 - 500 doanh nhân thành đạt tề tựu rất đông đủ, nhưng thay vì tập trung hiến kế cho Chính phủ để đưa ra những giải pháp hữu hiệu về chính sách, nhằm cải thiện nền kinh tế đất nước, đưa dân tộc thoát khỏi đói nghèo... thì nhiều doanh nhân lại chỉ tranh thủ để nói về mình, tranh thủ đưa mặt mình ra trước truyền hình đề chụp hình, quay phim! Cuộc gặp gỡ vô hình trung trở thành nơi tuôn ra những nỗi niềm cá nhân, "đấu tố Chính phủ”, không có ích gì cho xã hội, cho chính sách hết trơn, nghe rất chối tai.

Văn hóa trong các cuộc hội họp của chúng ta còn nhiều chuyện chướng mắt, ngang tai. Trong cuộc họp với chủ tịch tỉnh, UBND thành phố, tôi thấy một số doanh nhân vẫn thản nhiên để chuông reo, nghe điện thoại, alô ì xèo làm nhiều người rất khó chịu. Tại những phòng họp Quốc hội đã phải áp dụng chế độ khóa sóng để hạn chế những hành vi thiếu văn hóa như thế. Hay chuyện nhỏ như mở cửa xe, ngồi vào xe làm sao cho đúng chỗ, cách bày biện một bàn tiệc, cách dùng rượu vang... đừng coi đó là chuyện quá cầu kỳ. Tất cả đều cần phải học.

Theo anh, những điều đó phải học ở đâu? Học từ lúc nào? Đạo diễn Việt Linh hỏi ngược lại anh Lê Hùng Dũng.

Tôi nghĩ phải học ở mọi nơi, mọi lúc, học từ sách vở, từ cuộc sống, từ mọi người và tự mình chiêm nghiệm. Học từ khi mình còn nhỏ chứ không phải đợi tới lớn mới học đâu. Ngày nay, người ta mải lo làm ăn mà ít khi chú trọng đến bản chất cuộc sống. Chất văn hóa, nhưng "thói quê" sâu sắc trong giao tiếp ngày càng phai nhạt dần. Ngồi trong khoang máy bay hạng VIP, tôi thấy nhiều doanh nhân mặc comple, thắt cà vạt đàng hoàng, nhưng nói chuyện oang oang không ai chịu nổi. Vừa rồi một tác phẩm gây xôn xao dư luận là "Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư. Tôi cũng học được nhiều điều từ tác phẩm ấy, vừa đau đớn, vừa phẫn nộ về những bức bối của xã hội. Tôi đồng tình hết với Nguyễn Ngọc Tư, nhưng cái kết khi để cho người cha phải chứng kiến cảnh con mình bị hãm hiếp, tôi chịu không nổi. Nó dữ dội quá. Điều đó có thể xảy ra ngoài cuộc đời, nhưng đưa lên trang viết liệu có ích lợi không? Tôi rất muốn trao đổi với Nguyễn Ngọc Tư về chi tiết ấy. Đó cũng là một khía cạnh liên quan đến cảm thụ văn hóa của mỗi người. Đọc sách là cung cách ngắn nhất, trực tiếp nhất để mở mang hiểu biết của mình. Tôi nghĩ mình cũng còn nhiều khiếm khuyết lắm, hàng ngày phải tự hoàn thiện mình thôi. Ngay như chuyện dạy dỗ con cái cũng vậy, chúng ta không thể nói với các con như cha mẹ chúng ta thường nói: "Lớn lên tụi bây sẽ biết!". Bằng cách ứng xử hàng ngày với bạn bè, với công việc, hay chuyện cùng con đi làm từ thiện... chính là cách dạy con thiết thực nhất. Cũng phải thẳng thắn nhắc nhở, góp ý trước những sai quấy của bạn bè thân quen, để làm cho văn hóa cộng đồng doanh nhân mình ngày một tốt hơn. Tôi sợ rằng tốc độ phát triển quá nhanh của kinh tế sẽ gây ra những hụt hẫng về văn hóa.

Băn khoăn của anh Dũng cũng là nỗi lo chung của nhiều người trong buổi tọa đàm. Anh Nguyễn Quang Tiến, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông để cập đến sự nghèo nàn của sản phẩm văn hóa giải trí: "Trong cuộc trò chuyện với một doanh nhân trẻ người nước ngoài, anh ta cho biết phần lớn doanh nhân trẻ nước ngoài chẳng biết tìm thú vui giải trí ở đâu! Nghĩa là chúng ta quá thiếu những sản phẩm, dịch vụ giải trí, ngay như bữa ăn trưa đúng với môi trường doanh nhân cũng không dễ kiếm. Buổi tối, để tìm được một chỗ nghe nhạc đàng hoàng cũng không ra. Có khi kinh tế phát triển, mà văn hóa lại... thụt lùi ấy chứ. Ngày xưa ra trường thấy đám ma, nhiều người tự giác bỏ mũ chào. Còn bây giờ hình ảnh ấy ngày càng thiếu vắng. Ngày xưa chương trình giáo dục tập trung nhiều vào việc xây dựng một xã hội nhân văn, còn bây giờ người ta coi thường các tiết dạy giáo dục công dân. Học sinh chỉ học cho có. Nhiều Tiến sĩ trình độ học vấn cao nhưng trình độ văn hóa thì... Là doanh nhân, ai chẳng ước mong giàu sang, giàu thì có thể đạt được, nhưng sang thì khó vô cùng vì đó là sự tích luỹ của cả một quá trình sống và trải nghiệm. Doanh nhân là những lực lượng tiên tiến của xã hội, nếu không tiếp cận được với văn hóa dân tộc và thế giới thì coi như tự giết mình.

Tôi rất đồng ý với anh Dũng là phải học từ những chuyện nhỏ nhất như ăn mặc, đi đứng, nói năng, bởi doanh nhân trước hết phải là một nhà ngoại giao, một nghệ nhân. Tôi từng biết một đối tác nước ngoài đã thẳng thừng từ chối một hợp đồng lớn chỉ vì ông Giám đốc của ta qua ba buổi tiệc chiêu đãi lúc nào cũng kêu đồ ăn đầy ứ một bàn, mà ăn không tới 1/3. Có thể anh ta cho rằng như thế mới là sang.

Đạo diễn Việt Linh đưa ra một cái nhìn phản biện với ý kiến của anh Lê Hùng Dũng về cái kết của "Cánh đồng bất tận", khép lại buổi tọa đàm với những suy nghĩ đầy chia sẻ: "Tôi lại cho rằng cái kết trong "Cánh đồng bất tận" là cảm xúc nhất, "đi vô” trong mình mạnh nhất, vì nó nuôi trái tim tôi sống. Có hai đạo diễn quốc tế mà tôi rất thích. Một đạo diễn Nhật Bản chuyên làm Phim bạo lực, ông quan niệm phim của mình luôn luôn đề cập đến bạo lực để con người phải tránh xa bạo lực. Một đạo diễn người Iran thì chuyên làm phim về cái chết. Iran là đất nước của đạo Hồi, luật ở đây cấm công dân được tự sát. Các nhân vật của ông luôn bị ám ảnh bởi ý muốn tự sát mà không tự sát được. Theo ông, con người không có quyền gì với những chuyện mình làm ngoài quyền chọn lựa cái chết. Nhiều người hỏi ông vì sao chỉ làm phim về cái chết, ông trả lời: "Để con người hiểu hơn về ý nghĩa cuộc sống". Tôi nghĩ Nguyễn Ngọc Tư cũng là người như thế. Khi tôi đọc những dòng cuối cùng: "Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ, hay Dịu, Xuyến, Hường. Đứa bé không cha nhưng chắc chắn sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn". Không còn gì nhân bản hơn... Có thể tác phẩm này sẽ gây sốc cho những người trẻ chưa đủ độ chín, nên chúng ta cũng phải hạn chế không cho con cái còn quả nhỏ đọc. Trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, thỉnh thoảng người ta thấy có những điều ác. Nhưng đôi khi phải làm một điều ác nhỏ để bảo vệ cái thiện lớn. Đó cũng là một quan niệm văn hóa”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây dựng nền văn hóa kinh doanh

    17/10/2019Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT Investconsul GroupNhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng...
  • Nguyên lý hữu dụng và hạnh phúc

    06/03/2016Luận MinhCuối thế kỷ 18, triết gia người Anh Jeremy Bentham trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên lý đạo đức và luật pháp” (1789) đã đề ra nguyên lý hữu dụng, nội dung của nó là tán thành hay phủ nhận hành động của cá nhân hoặc chính quyền, dựa trên nỗ lực làm gia tăng hay giảm bớt hạnh phúc cho người khác. Theo J. Bentham, chính quyền được xây dựng trên căn bản tam phân: lập pháp, hành pháp và tư pháp, hình thức tổ chức chính quyền chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Nghịch lý CIO: Làm sao để vừa thành công vừa Hạnh phúc?

    25/10/2014Minh Anh dịch, Megan SantosusKhi nói về nghề giám đốc công nghệ thông tin (CIO), người ta nghĩ đến dạng người gần như độc tưởng - luôn đi sớm về khuya, cống hiến bản thân cho công việc, không có thời gian để tạo sự thăng bằng trong cuộc sống...
  • Con tàu tổ chức và văn hóa của người lãnh đạo

    13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Doanh nghiệp doanh nhân & văn hóa

    07/11/2006Lê Đăng DoanhDoanh nghiệp là một loại tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp là một cơ sở văn hóa và mỗi doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh của mình. Văn hóa của doanh nghiệp không tách rời với văn hóa của xã hội là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp...
  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Sự hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa

    20/07/2006PGS, TS. Lê Quý ĐứcCùng với việc bàn thảo về văn hóa doanh nhân (hay doanh nhân văn hóa), qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo khoa học, một vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm là việc xây dựng môi trường văn hóa của sự ra đời tầng lớp doanh nhân văn hóa. Đây là mặt thứ hai của vấn đề hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa vấn đề hết sức quan trọng...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Giữ chân người tài bằng văn hoá

    04/04/2006Thuỳ ÂnPhần nhiều những doanh nhân tham dự toạ đàm "Giữ chân người tài" do CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức chiều 31.3 tại TPHCM đều có chung ý kiến giữ chân người tài (NT) bằng văn hoá công ty...
  • Thay đổi văn hóa công ty

    31/03/2006Trong nghiên cứu khảo sát của chúng tôi về văn hóa công ty, chúng tôi đã phát hiện thấy một vài giá trị cốt yếu - đó là sự đổi mới, tính công bằng, sự tôn trọng, khả năng thích ứng với những thay đổi, chú trọng vào khách hàng và tinh thần trách nhiệm. ...
  • Văn hoá doanh nghiệp

    17/02/2006Võ Đắc KhôiDoanh nghiệp nào đều phải đối mặt với bài toán hợp tác giữa các cá nhân và giữa cá nhân và tập thể. Trong khi doanh nghiệp nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận, cá nhân có thể có mối quan tâm khác và sẵn sàng hy sinh quyền lợi tập thể để theo đuổi mục đích riêng.
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Văn hóa doanh nghiệp hình thành theo thời gian

    06/08/2005Ths. Nguyễn Huy Hoàng"Lâu nay chúng ta cứ nghĩ rằng ta viết ra một khẩu hiệu: chúng ta phải thế này, chúng ta phải thế kia, để treo lên phòng làm việc, treo ngoài cổng, hay treo trong công ty... như thế đã là văn hoá. Tôi nghĩ văn hoá doanh nghiệp không đơn giản như vậy. Đó mới chỉ là khẩu hiệu là ý muốn của ban lãnh đạo công ty hay của người chủ doanh nghiệp.
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • Làm thế nào để xây dựng Văn hóa doanh nghiệp?

    16/12/2003Trần Thanh HảiTrên các phương tiện truyền thông, người ta đã nói nhiều tới gia đình văn hóa, bảo vệ gìn giữ nền văn hóa dân tộc nhưng với một doanh nghiệp, tế bào của nền kinh tế thì chưa mấy ai nói đến Văn hóa doanh nghiệp. Vậy, có cần xây dựng và bảo vệ một môi trường văn hóa riêng gọi là ''Văn hóa doanh nghiệp'' không? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp thế nào? Sau đây là bài viết của ông Trần Thanh Hải, một doanh nhân đang công tác tại Đài Loan về chủ đề trên, đã được đăng tải trên Mạng Việt Nam (www.vnn.vn) ngày 13/7/2003...
  • xem toàn bộ