“Kẻ trộm sách” đánh cắp trái tim khán giả

07:04 CH @ Thứ Năm - 17 Tháng Tư, 2014

Hơn hai giờ, khán giả lặng phắc khi đến với phố Thiên Đường, ở đó có ngôi nhà của “kẻ trộm sách”. Dẫu đọc tiểu thuyết hay xem phim thì “The Book Thief” vẫn là tác phẩm có giá trị với tâm hồn con người.


Chuyện của Thần Chết

“Cùng với những chuyện khác, thì đây thực ra chỉ là một câu chuyện nhỏ về: Một đứa bé gái. Vài lời nói. Một người chơi đàn xếp. Vài gã người Đức cuồng tín. Một tay đấm Do Thái. Và khá nhiều vụ ăn trộm. Tôi đã nhìn thấy kẻ trộm sách ba lần”.

“The Book Thief” bắt đầu những trang sách với lời dẫn chuyện của Thần Chết như thế. Nói như Cao Xuân Việt Khương, người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt, để “kể câu chuyện về chiến tranh, hẳn không ai kể hay hơn Thần Chết."


The Book Thief hiện đã thu về 54 triệu USD trên toàn thế giới.


The Book Thief được đề cử Oscar 2014 cho phần nhạc nền của John Williams

Câu chuyện có bối cảnh tại nước Đức, trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, được bắt đầu bằng không khí ảm đạm của một đám tang: cái chết của đứa trẻ còn được bế bồng trên tay mẹ, em trai cô bé Liesel Meminger, nhân vật chính.


Đáng lẽ cả hai sẽ được giao làm con nuôi cho một cặp vợ chồng nghèo hiếm muộn ở phố Thiên Đường; nhưng cuối cùng, chỉ còn lại Liesel (vai diễn của Sophie Nelisse). Một cuộc sống mới với những khó khăn, khắc nghiệt và đầy biến cố mở ra trước mắt cô bé khi sống trong căn nhà của ông Hans Hubermann (Geoffrey Rush) và bà Rosa Hubermann (Kirsten Block).

Điều đầu tiên khiến độc giả cũng như khán giả khó có thể thôi ám ảnh sau khi đọc truyện, xem phim chính là nhân vật “một bé gái”, ở đây là Liesel. Đây là cô bé mà khi có ai muốn vòng tay mình che chở cho cô khỏi những hiểm họa của thế giới khắc nghiệt thì họ có thể bị cô đá vào hạ bộ. Cô bé ấy vừa lầm lì, hung hăng, lại vừa gần gũi, dễ tổn thương.


Diễn xuất và gương mặt ấn tượng của Sophie Neslisse là 1 trong những điểm nhấn của phim.


Geoffrey Rush và Sophie Neslisse trong phim.

Hãy xem, cô bé đã vô cùng nhút nhát khi ở nhà “bố mẹ mới”. Sự rụt rè của cô được thể hiện ngay cả khi được sự che chở của ông bố nhân hậu, tận tâm trước bà mẹ luôn trực trào ngôn từ chua chát. Thế nhưng, khi đến lớp, trước những lời nhạo báng là “đồ ngu” từ đám bạn, Liesel đã không ngần ngại lao vào cuộc đấm đá ăn thua.

Chính nỗi ám ảnh của việc không biết chữ đã nung nấu trong Liesel quyết tâm thay đổi. Cuộc đời em rẽ sang lối mới kể từ khi được bố Hans giúp sức học chữ. Cuốn sách đầu tiên có ảnh hưởng sâu sắc đến Liesel về sau là “The Gravedigger’s Handbook - Sách hướng dẫn cho người đào mộ”, em có được nhờ một vụ trộm bộc phát ở đám tang của em trai mình.

Tình yêu sách cũng như tình cảm ngày một lớn dần dành cho gia đình mới của Liesel càng được đắp bồi khi cô bé làm bạn với một người khách mới của nhà Hubermann – một người Do Thái chạy trốn quân Đức quốc xã, tên Max (Ben Schnetzer), có cùng đam mê đọc sách. Anh đã khuyến khích Liesel phát triển năng lực quan sát thế giới, kích hoạt trí tưởng tượng, dù bản thân Max phải trốn trong tầng hầm tối tăm.

Mối quan hệ của Max và Liesel thực sự đặc biệt. Dẫu cho trong bộ phim của đạo diễn Brian Percival, những giờ phút hai người bạn chênh lệch tuổi tác đối thoại, tiếp xúc với nhau không nhiều, nhưng khán giả sẽ khó có thể quên mỗi khoảnh khắc ấy.


Sẽ nhớ mãi lúc Liesel chạm tay vào cuốn sách về Quốc trưởng Hitler mà Max đặt trên người trong cơn thiếp ngủ lúc bị thương. Nhớ mãi tiếng cười trong veo như chẳng có nỗi muộn phiền, khiếp sợ nào của cả hai. Nhớ mãi những câu thoại của hai người về giá trị của bí mật trong mỗi con người hay sinh vật. Và đặc biệt, cảnh trong căn hầm tối, Liesel đọc những cuốn sách trộm được từ nhà Thị trưởng cho Max nghe; cảnh cả gia đình Giáng sinh “tuyệt vời nhất đời” bên người tuyết… cũng khó có thể phai mờ trong tâm trí.

Ngoài Max, “người cho em đôi mắt” để nhìn thế giới từ dưới căn hầm, Liesel còn có người bạn thân ở trường là cậu bé hàng xóm Rudy (Nico Liersch), người hay trêu chọc việc em trộm sách, dù thực sự Rudy đã thầm yêu Liesel. Những người bạn và tình yêu sách vừa là cách để Liesel chạy trốn thực tại, vừa là những yếu tố định hình số phận của Liesel. Từ đây, em không chỉ nhận biết được sức mạnh của ngôn từ, mà cả sức mạnh vượt trên ngôn từ, nhìn sâu vào con người và thế giới.

Nghĩ về xem, nghe, đọc và viết

Từ sách lên phim, “The Book Thief” là tác phẩm cuốn hút và đáng thưởng thức ở cả ba khía cạnh xem, nghe và đọc. Đầu tiên, kể từ khi được in lần đầu năm 2006, tiểu thuyết gốc của nhà văn người Úc Markus Zusak luôn đứng trong hàng ngũ những cuốn sách hay nhất của nhiều cuộc bình chọn. Riêng tại Việt Nam, tác phẩm đã trở nên quen thuộc với nhiều độc giả sau bản dịch phát hành đầu năm 2011.

Với những ai đã quá yêu mến tiểu thuyết này, dẫu có mang tâm lý so sánh khi xem phim thì hẳn sẽ hài lòng bởi đạo diễn Brian Percival và biên kịch Micheal Petroni đã trung thành với nội dung, cốt truyện và làm toát lên được tinh thần, giá trị của tác phẩm gốc.

Câu chuyện về sự sống và cái chết đã được nhà làm phim thể hiện một cách nhẹ nhàng và thấm thía. Với lòng can đảm và sức mạnh tinh thần được hun đúc qua năm tháng, cô bé Liesel đã vươn lên sống như thể cô còn sống cho cả những người thương yêu đã khuất. Hơn thế, Liesel còn sống để trở thành một người mang sứ mệnh của người kể chuyện, về giống loài “vừa quá xấu xa vừa quá vĩ đại”. Bởi thế, đến Thần Chết cũng “bị ám ảnh bởi những con người”.



Xem phim, cùng sống ở phố Thiên Đường, đôi lúc chúng ta quên đi mối nguy chiến tranh rình rập không chỉ nhờ sức mạnh của ngôn từ và các câu chuyện kể mà còn của tiếng nhạc chậm đều, réo rắt. Chính phần âm nhạc giúp “The Book Thief” càng hút chặt người xem, giúp lan tỏa một cách cảm động và sâu sắc tinh thần bất khuất của con người. Lời kể chuyện và âm thanh của tiếng nhạc vượt lên trên sự tàn ác của thời đại. Trong sự xung đột giữa cái tốt đẹp và điều xấu xa, sự phân biệt giữa dân tộc này và chủng tộc khác ấy, còn ở lại là những giá trị thực sự vững bền.

Ở truyện gốc, với lối kể chuyện “bậc thầy”, nhà văn Zusak đã thể hiện biệt tài khắc họa nhân vật rất xuất sắc; đến phim, đạo diễn cũng kế thừa được điều này. Vai diễn Liesel ở tuổi 11 đến 17 do cô bé vận động viên thể dục dụng cụ Sophie Nelisse người Canada đảm trách hoàn toàn thuyết phục khán giả. Những nhân vật như người cha Hans nhân từ, người mẹ Rosa giấu tình yêu vào gian khổ, người anh Max có tầm nhìn xa, cậu bạn Rudy nhiệt thành, chất phác… không chỉ còn mãi trong tâm trí và những trang sách Liesel viết sau này mà còn ở lại nơi trái tim khán giả.


Giới thiệu sách: Kẻ Trộm Sách
Nguồn: Sách Hay

Tác giả: Markus Zusak
Dịch giả: Cao Xuân Việt Khương
Đơn vị xuất bản: NXB Trẻ
Năm xuất bản: 2011


"Xứng đáng có một chỗ trên kệ sách cuốn Nhật Ký của Ann Frank - sinh ra để trở thành một tác phẩm kinh điển" - USA Today

"Một cuốn sách ngợi ca cuộc sống được viết một cách dí dỏm, và hết sức có giá trị." - Weekend Australian


Đã bao giờ bạn đọc hay được kể cho nghe, một câu chuyện - mà người kể là Thần Chết chưa?

Kẻ Trộm sách là một câu chuyện như thế.

Đây là câu chuyện về một kẻ trộm sách, những từ ngữ, một người chơi đàn xếp, vài gã người Đức cuồng tín, một tay đấm Do Thái, và khá nhiều vụ ăn trộm - và được kể bởi Thần Chết. Chỉ có vậy, nhưng câu chuyện kể về kẻ trộm sách đã làm rung động trái tim của hàng triệu triệu đọc giả trên khắp hành tinh.

Câu chuyện kể về chiến tranh, hẳn không ai kể hay hơn Thần Chết (có lẽ đó cũng là lí do Thần Chết được chọn làm người kể chuyện). Xuyên suốt quyển sách này, hình ảnh cái chết và chiến tranh được nhắc lại nhiều lần. Và cuộc chiến tranh mà chúng ta đang nói đến ở đây là Thế Chiến 2 - cuộc chiến mà độ tàn khốc của nó đã khiến cho chính bản thân Thần Chết cũng phải rùng mình. Zusak đã viết nên một câu chuyện đầy ắp những nỗi kinh hoàng một cách chân thật và đầy sức mạnh. Nỗi kinh hoàng của chiến tranh trong Kẻ Trộm Sách không phải được thể hiện bằng chiến trường đẫm máu, hay những cỗ xe tăng súng đạn chết người, mà bằng quảng thời gian bốn năm của một cô bé tại một thị trấn nhỏ thuộc ngoại ô thành phố Munich, Đức. Với một phong cách dễ dàng đến khó tin trong bút pháp và khả năng tưởng tượng tuyệt vời, tác giả đã cho chúng ta thấy làm thế nào mà một đứa trẻ có thể sóng sót qua một trong những giai đoạn kinh hoàng nhất của lịch sử nhân loại.

Kẻ Trộm Sách còn là câu chuyện về sức mạnh của từ ngữ. Chính nhờ có tứ ngữ mà Hitler đã gần như thống trị cả thế giới. nhưng cũng chính nhờ từ ngữ mà cô bé Liesel mới thoát chết. Từ ngữ trong Kẻ Trộm Sách được nhắc đến thường xuyên và khó nắm bắt cũng như những nốt nhạc của một bản giao hưởng vậy.

Hơn hết, câu chuyện của Kẻ Trộm Sách là câu chuyện của những xung đột. Đó là sự xung đột giữa cá nhân và xã hội: Hans Huberman, một người đức thuần chủng, giấu trong nhà mình Max Vanderburg, một người Do Thái sinh ra trên đát Đức nhưng bị chính quê hương mình ghẻ lạnh. Chính vì hành động này mà Hans phải sống trong sự dằn vặt sợ hãi, vì xã hội ông đang sống không chấp nhận điều đó. Hoặc tinh vi hơn sâu sắc hơn, là xung đột giữa cía tốt đẹp và cái xấu xa của loài người. Ta có thể sẽ thấy lạnh sống lưng khi đọc những đoạn nói vế sự tàn khốc cũa chiến tranh, sự man rợ của bọn phát xít, hay nỗi thống khổ của người Do Thái. Nhưng đồng thời xuyên suốt quyển sách ta vẫn luôn thấy ấm lòng nhờ những nghĩa cử cao đẹp và thắm đượm tình người.

Một yếu tố không thể bỏ qua đã làm nên thành công của Kẻ Trộm Sách chính là tài năng khắc họa nhân vật của Zusak. Ngòi bút của ông đã thổi một luồng sinh khí vô cùng mạnh mẽ vào từng nhân vật, khiến cho họ - tuy chỉ được biết đến qua những con chữ trên mặt giấy - vẫn sống động và đầy cá tính, vẫn khiến người đọc phải đau nỗi đau của họ, vui niềm vui của họ, và hồi hộp theo dõi câu chuyện cuộc đời họ cho đến tận trang sách cuối cùng.

Hy vọng thông điệp đầy sức mạnh và tính nhân văn sâu sắc của Kẻ Trộm Sách sẽ được người đọc thấu hiểu và đón nhận một cách nguyện vẹn, dẫu là thông qua bản dịch hẳn còn nhiều khiếm khuyết này

Lưu ý khi đọc:
Bạn hẳn phải cần chiếc khăn mùi xoa hoặc khăn giấy vì bạn sẽ sụt sùi khi đọc đoạn gần kết.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ai đọc sách nghiêm túc?

    19/05/2013Thanh HuyềnChưa bao giờ văn hóa đọc lại gióng nhiều hồi chuông báo động đến vậy. Đâu đâu cũng thấy xuất hiện tràn lan các tiểu thuyết diễm tình, những tác phẩm dành cho giới trẻ với ngôn từ gây sốc, sex không loại trừ cả chuyện dành cho thiếu nhi… Những tác phẩm kinh điển được cho là sống mãi với thời gian như: “Cuốn theo chiều gió”, “Ruồi trâu”… lại chỉ có thể sống “thoi thóp” trong tủ sách. Giờ đây, thật hiếm những người đọc sách nghiêm túc, càng hiếm hơn những thanh niên cầm trên tay những cuốn sách quý mà một thời từng được cho rằng làm thay đổi tư tưởng của cả một thế hệ!
  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách

    21/04/2018Lê Quỳnh Mai1) Bồi đắp sự thông minh.
    2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
    3) Tăng sự hiểu biết...
  • Đọc sách cho vui hay để thay đổi?

    12/03/2018Trần Nhã ThụyTác giả “Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật” đã không giấu thảng thốt: “Những cuốn sách có tính chất khai sáng xuất bản tại VN bây giờ có số lượng 1.000-2.000 bản so với hàng triệu bản của Nhật Bản thời Minh Trị cho thấy tinh thần Việt Nam vẫn chưa thức tỉnh”...
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Đọc sách để thay đổi số phận

    01/08/2014Ngân Hà thực hiện, chân dung nhiếp ảnh - Trần Việt Đức, chân dung hội hoạ - Hoàng TườngVới một “lý lịch” khá dày dặn trong việc trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau, Lê Nguyễn Trường Giang, một trong những thành viên sáng lập tổ hợp Tecapro Park dễ dàng tạo được ấn tượng với đối tác bằng những đối thoại thông minh. Sinh năm 1975, Giang còn khá trẻ, nhưng phải gọi anh là một “ông cụ non” vì Giang mê triết học, thích đọc sách
  • Đừng hành xử với trẻ như một tên 'côn đồ'

    17/04/2014PGS.TS Huỳnh Văn SơnNhững ngày gần đây, dư luận đang xôn xao về hành vi của nhân viên, bảo vệ của một siêu thị tại Gia Lai bắt phạt một em học sinh phải mang tấm bảng “Tôi là đồ ăn trộm” khi phát hiện một em học sinh lớp 7 lỡ lấy 2 cuốn sách (chừng 10.000 đồng/cuốn)...
  • Thanh niên cầm biển ‘tôi từng ăn cắp' phản đối làm nhục nữ sinh

    16/04/2014"Hơn 10 năm trước, tôi từng ăn cắp sách tại đây và bị bắt... hãy vị tha và đối xử nhân văn với lỗi lầm của trẻ nhỏ" - chàng trai in lên tấm biển cầm trước ngực...
  • 'Bây giờ người ta không khuyến khích đọc sách nữa'

    16/04/2014Thanh Xuân (thực hiện)Người Việt nổi tiếng ham học nhưng không ham... đọc. Nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn không khỏi "giật mình" về con số thống kê vừa được công bố mới đây...
  • Tôi cũng muốn ăn cắp

    15/04/2014Thảo HảoMười năm mới lò dò từ nước ngoài về. Ở nhà chán, gặp bạn bè chán, nhắc lại chuyện cũ hồi ấy mày thích cô này, cô kia thích mày... chán chê, lại đi ăn phở nhiều bột ngọt đến mụ mị cả người, thì cuối cùng cũng cạn thú vui. Tôi bèn vào thư viện...
  • Sẽ thật tuyệt nếu có bạn trai ham đọc sách!

    15/03/2014Béo PossibleBạn đừng vội đánh đồng khái niệm “ham sách” với “mọt sách” nhé. Một người ham thích sách, không có nghĩa cả ngày và cả đời chỉ dính chặt mình mụ mị trong những trang sách. Đơn thuần là yêu thôi, là luôn tìm thấy niềm đam mê và cảm hứng mãnh liệt từ trong thế giới ấy. Và con gái ơi, một chàng trai như vậy thực sự rất- đáng–để- yêu đấy...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • xem toàn bộ