Không phục vụ dân, đại biểu Quốc hội chỉ là hư danh

06:58 SA @ Thứ Ba - 09 Tháng Tám, 2011
“Là đại biểu của dân thì phải đặt lợi ích của dân lên trên hết nhưng tôi thấy không ít đại biểu suốt nhiệm kỳ 5 năm gần như không có tiếng nói gì cả…”- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên ĐBQH khóa 8,9,10 chia sẻ với Tiền Phong.

Thưa ông, tham gia 3 khóa Quốc hội, theo ông phẩm chất quan trọng nhất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là gì?

Đã là một ĐB của dân thì phải có tâm, làm việc phải luôn nghĩ đến dân, ăn cũng phải nghĩ đến dân, ngủ cũng phải nghĩ đến dân.

Là đại biểu của dân thì phải đặt lợi ích của dân lên trên hết, nhưng tôi thấy không ít đại biểu suốt nhiệm kỳ 5 năm gần như không có tiếng nói gì cả. Ôm chức danh là một ĐBQH mà không phục vụ được dân thì chức danh đó chỉ là hư danh. ĐBQH phải có bản lĩnh, có dũng khí giống như chiến sĩ ở ngoài mặt trận.

Khi còn là ĐBQH, ông thường chuẩn bị như thế nào trước mỗi phiên chất vấn hay thảo luận?

Tôi thường dành thời gian đọc tài liệu rất kỹ, tài liệu nào tôi cũng cố dành thời gian để đọc hết. Nếu đến họp QH mà không có chuẩn bị, không có thông tin thì làm sao mà hỏi được.

Ngày trước tôi trong quân đội, nhưng lĩnh vực khác tôi vẫn đóng góp được, tôi phải học. Không chỉ học sách vở mà phải nghe dân nói, nhìn dân làm cái gì, tâm tư dân thế nào. Không cần khẩu hiệu, mà điều quan trọng là anh làm được gì cho dân trong thực tế.

Muốn có thông tin về vấn đề nào thì tôi phải chủ động đi sâu tìm hiểu với sự giúp sức của các chuyên gia của ngành đó. Vì vậy trên hội trường, các bộ trưởng khó lòng “qua mặt” được tôi.

Khi người dân coi ĐBQH là người đại diện cho họ thì người dân sẽ tìm cách cung cấp tài liệu, thông tin cho. Thời kỳ tôi làm ĐBQH, dân thường xuyên gửi văn bản hoặc đến gặp trực tiếp ở nhà. Có nhiều chuyên gia và ngay cả thành viên trong bộ máy Nhà nước giúp sức tôi.

Vậy thời gian làm ĐBQH, ông phân chia thời gian thế nào, bao nhiêu cho hoạt động QH, bao nhiêu cho Quân đội, bao nhiêu cho gia đình…?

Thời gian làm việc của tôi phần lớn dành cho Quân đội nhưng hoạt động Quốc phòng khi nào cũng có cả an ninh, kinh tế, chính trị. Tôi đi xuống các cơ sở khi nào cũng phải tìm hiểu tình hình đời sống của dân, chính trị trong dân thế nào, lòng dân ra sao, đời sống của dân có tốt thì Quốc phòng nơi đó mới mạnh được.

Nếu lòng dân không yên thì tại sao không yên, đời sống của dân không tốt thì tại sao không tốt, tôi phải đi tìm câu trả lời và cách thức để góp phần giải quyết những câu hỏi đó.

Mỗi lần họp QH khi nào cũng có cả một tập tài liệu dày, tôi phải chịu khó thức đêm thức hôm để đọc hết. Thậm chí khi vợ tôi phải vào bệnh viện mổ, ban ngày họp QH, trưa về nuôi vợ ở bệnh viện, ngồi bên vợ vẫn tranh thủ giở tài liệu ra đọc, tối về vẫn đọc suốt đêm để chuẩn bị ngày mai phát biểu cái gì.

Trong các ĐBQH khóa XII, có vị đại biểu nào để lại cho ông ấn tượng?

Tôi thực sự ấn tượng với những đại biểu như GS Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Lê Văn Cuông... Khóa này họ không làm nữa, tôi thấy rất tiếc vì họ có thể là chỗ dựa tinh thần rất lớn cho các đại biểu mới tham gia QH.

Còn bây giờ, đâu là những trăn trở lớn nhất của ông?

Vấn đề lớn nhất mà tôi trăn trở hiện nay là phải bảo toàn lãnh thổ quốc gia, không gian sinh tồn của cả dân tộc. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là phải bao gồm cả đất liền, vùng biển và vùng trời.

Ngay từ đầu kỳ họp, tôi cũng đã bày tỏ mong muốn QH có một nghị quyết về biển Đông. Vì đây là vấn đề hết sức hệ trọng của đất nước.

QH là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho nhân dân phải có ý kiến về vấn đề này.

Nhân dân chúng ta luôn có tinh thần dân tộc, phải làm sao thống nhất được ý chí của người dân và lãnh đạo đất nước thì khi đó mới đoàn kết được sức mạnh toàn dân tộc và chúng ta sẽ không sợ bất cứ đe dọa gây hấn nào từ bên ngoài.

Đó là với bên ngoài.Với bên trong, điều tôi trăn trở chính là nạn tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn hiệu quả và đang ngày càng làm xói mòn lòng tin của người dân. Đây thực sự là nguy cơ lớn nhất, nguy hiểm nhất mà chính lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nêu trong nhiều văn kiện.

Cảm ơn ông.


Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhớ lại phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội Việt Nam

    06/01/2016Dương Trung QuốcNgót 65 năm sau, đọc lại tường thuật phiên chất vấn đầu tiên của QH mới thấy giá trị của cái nền móng truyền thống của thế hệ những người gây dựng nền Cộng hoà Dân chủ quý giá đến dường nào. Cho dù QH và thể chế dân chủ của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng có những giá trị mà đến nay ta còn phải phấn đấu nhiều mới nối gót được người xưa...
  • Bài phát biểu trước Quốc hội của ông Dương Trung Quốc về Biển Đông, bô-xít

    07/08/2011Tôi cũng mong muốn báo cáo của CP bên cạnh những đánh giá chủ yếu về kinh tế, một lĩnh vực quan trọng nhưng cũng nên quan tâm nhiều hơn đến một lĩnh vực cũng không kém phần quan trọng là những đánh giá về các vấn đề xã hội. Các vấn đề xã hội không chỉ là các chính sách an sinh, con số thống kê thu nhập, giàu nghèo, tệ nạn, tai nạn v.v… mà còn về lòng tin của dân.

  • 5 thách thức lớn đối với Quốc hội và Chính phủ

    29/07/2011GS. Nguyễn Minh Thuyết“Uy tín của Quốc hội sẽ được xác lập ngay qua việc bàn thảo và ra được Nghị quyết về Biển Đông” – GS.TS Nguyễn Minh Thuyết...
  • "Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh”

    19/07/2011Vũ KhoanCác quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, nhiều khi "vênh nhau", thậm chí trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đưa tới xung đột quân sự. Quan hệ quốc tế của nước ta cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề chỉ là xử lý thế nào cặp quan hệ đó cho có lợi nhất đối với đất nước...
  • Quốc hội khóa 13: Tôi kỳ vọng, nhưng không yên tâm…

    19/07/2011Ông đã nhận lời trò chuyện với phóng viên Đại Đoàn Kết về những kỳ vọng của cử tri vào trách nhiệm của Quốc hội khóa mới về những vấn đề nóng bỏng của đất nước hiện nay, trước ngày kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 khai mạc, với lý do: “Tôi đang rất chú ý tới loạt bài Những chứng cử lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền VN tại Trường Sa và Hoàng Sa” đăng trên Đại Đoàn Kết...
  • Một vài suy nghĩ về sinh hoạt Quốc hội

    04/11/2010Nguyễn Trần BạtQuan sát sinh hoạt quốc hội ở nước ta, nói chung tôi thấy có nhiều tiến bộ so với 20 năm về trước, nhưng cũng thấy có hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, quốc hội là một trong ba nhánh của quyền lực nhà nước, theo thông lệ của nhiều nền văn hoá chính trị thì ba nhánh ấy độc lập với nhau, đặc điểm này được gọi là "Tam quyền phân lập"...
  • Cần lắm một Quốc hội chuyên nghiệp

    01/07/2010Trần Trọng ThứcHiện nay đại biểu Quốc hội có đến 75% kiêm nhiệm, tức ba phần tư đại biểu đều là những người đang rất bận rộn ở các cương vị chủ yếu khác nhau. Sự kiêm nhiệm ấy khiến đại biểu Quốc hội khó hoàn thành trách nhiệm toàn dân giao phó, nhất là đến mỗi kỳ họp thì hầu như mọi chuyện đều phó thác cho những người chuyên trách.
  • Những câu nói ấn tượng tại Quốc hội

    18/06/2010GS.TS Nguyễn Đức DânTôi kính trọng đại biểu (ĐB) Nguyễn Đình Xuân khi dũng cảm công khai đề nghị Quốc hội xem xét chỉ số tín nhiệm ông bộ trưởng là cấp trên trực tiếp của mình với tuyên bố: “Bộ trưởng đã không hoàn thành nhiệm vụ với tư cách bộ trưởng quản lý rừng của đất nước” (Tuổi Trẻ, 12.6.2010)
  • Tư vấn, phản biện của các nhà khoa học với Quốc hội

    22/04/2010Hoàng ThưĐể các đại biểu quốc hội “không nhát tay” khi quyết vấn đề quan trọng của đất nước phải có quan điểm của các nhà khoa học. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế phối hợp…
  • Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh

    31/03/2007Trần Lưu Sơn (Sở Tư Pháp Tỉnh Hà Nam)Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người...
  • xem toàn bộ