Không thể là một tình yêu dễ dãi

07:45 CH @ Thứ Tư - 08 Tháng Sáu, 2016

Cuối năm 1997 trên báo Tuổi trẻ có cuộc bàn luận khá lý thú chung quanh câu chuyện "Thanh niên bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc". Cuộc trao đổi trong mấy tháng cho thấy đây là một vấn đề bức xúc, đáng được mang ra để mọi người trình bày cách hiểu riêng của mình. Theo dõi phát biểu của các bạn trẻ, tôi đặc biệt chú ý những ý kiến tuy có vẻ "ngược dòng", nhưng rất thành thực, đại loại như "Tôi có nghe nói văn hóa dân tộc hình như là chèo, hát tuồng, áo dài", từ đó cho "văn hóa dân tộc chỉ là vật gợi nhớ", ta "đừng mất thì giờ về những việc rườm rà" ấy, và nói thẳng ra thì "cái lo mất gốc sao bằng cái lo lạc hậu".

Những ý kiến tương tự như vậy là đáng quan tâm, không phải là tính đúng đắn của chúng - thật ra thì trong phần lớn trường hợp chúng đã sai đứt đuôi đi rồi! - mà vì chúng tố cáo một sự thực: việc giáo dục về văn hóa dân tộc ở ta còn quá kém. Và hơn thế nữa, phải nói nhận thức về văn hóa dân tộc của cả xã hội còn chưa tương xứng với gia tài chúng ta đang có.


Thậy vậy, sẽ là không công bằng, nếu nói rằng chỉ có một số bạn trẻ nào đó chưa hiểu, chưa yêu, chưa cảm thấy sự thiết yếu của văn hóa dân tộc. Nếu điều tra kỹ, tôi ngờ không ít người thuộc các thế hệ trước vẫn còn rơi rớt tâm lý đó. Đại khái nhiều người chỉ hiểu qua loa và nếu có yêu, thì đó là một tình yêu dễ dãi, nghe bảo vậy, thì cũng nói theo như vậy, chưa bao giờ để thời giờ sức lực tìm hiểu cho kỹ. Xét trên phạm vi toàn xã hội, có thể nói nhiều bộ phận di sản văn hóa chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ, lại càng chưa tìm được phương án khai thác cho hợp lý, bảo quản cho khoa học. Rồi đến một lúc nào đó, từ toàn bộ những di sản hữu hình (như đền chùa, lăng tẩm, sách vở...), cũng như vô hình (bao gồm thói quen sinh hoạt, buôn bán, những mối quan hệ phức tạp giữa người và người v.v...) ấy, tóm lại là từ từng bộ phận văn hóa đang có, chúng ta phải tìm cách rút đúc cho được tinh thần độc đáo thực sự của văn hóa Việt Nam, để cái gì tốt đẹp thì bảo nhau noi theo, cái gì lỗi thời thì dần dần loại bỏ. Nhưng tất cả những việc đó đang còn nằm ngoài tầm tay của giới chuyên môn, mà cũng chưa được toàn xã hội quan tâm một cách thích đáng. Trong khi đó, thì hàng ngày hàng giờ, công cuộc xây dựng kinh tế và tiếp xúc với người nước ngoài đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với gia tài ông cha để lại, phải nói phải bàn cho chính mình, cho bạn bè, cho lớp trẻ mới lớn cùng nghe về những điều ta đang còn biết láng máng. Đang xảy ra một sự phân cực đáng tiếc, nó là lý do khiến cho một số bạn trẻ không khỏi ngại ngùng và xa lánh. Đó là, một mặt, chúng ta (chúng ta đây là lớp người lớn tuổi nói chung, mà bộ phận mũi nhọn là các nhà nghiên cứu cùng đông đảo những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục) không ngớt đề cao văn hóa dân tộc, mặt khác lại chưa hiểu kỹ về nó, nói về nó chưa đầy đủ chính xác, chưa có sức thuyết phục, và trong khi truyền đạt cho thế hệ trẻ, thường có xu hướng nói lấy được, áp đặt hơn là gợi mở để họ tự nguyện noi theo. Ấy là không kể hàng ngày trong xã hội xảy ra rất nhiều việc được làm với mục đích tốt đẹp, người đứng ra làm yên chí làm thế để giữ lấy truyền thống, nhưng trong thực tế lại gây ra phản cảm, chẳng hạn tổ chức lễ hội một cách hình thức, in đậm màu sắc mê tín, hoặc sẵn sàng khôi phục cái hủ tục đã lỗi thời. Được chứng kiến những hoạt động nhân danh bảo vệ văn hóa dân tộc để kiếm lợi, hoặc phải nghe những lời sáo rỗng không có cơ sở khoa học, lẽ tự nhiên là trong tâm thức một số thanh niên nảy sinh ra sự hoài nghi, nếu không thì cũng bàng quan, xa lánh, và chúng ta phải cảm ơn họ là trong đợt trao đổi vừa qua trên diễn đàn họ đã thành thực bộc lộ, để toàn xã hội cùng biết mà lo liệu việc chữa chạy.


Trên đại thể, có một cách nghĩ mà lâu nay không ít thì nhiều, khá đông chúng ta dễ dãi chia sẻ - nghĩ rằng văn hóa dân tộc là "chuyện trong nhà", ai mà chả hiểu, ai mà chả yêu, và nhất định là ta sẽ biết cách duy trì gìn giữ nó thật tốt rồi, còn như với đám thanh niên mới lớn, chỉ nói vài câu là "bọn chúng" nghe ra ngay, có gì mà phải quan trọng hóa vấn đề?! Thực tế mọi chuyện không suôn sẻ như vậy. Chính nhiều ý nghĩ tự phát được nói lên thông qua diễn đàn Thanh niên bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc thời gian vừa qua buộc chúng ta phải suy xét lại cách nghĩ giản đơn vốn có. Hóa ra làm cho đúng đã khó, mà nghĩ cho đúng lại còn khó hơn; vừa làm vừa nghĩ luôn luôn bàn bạc để rút kinh nghiệm, may ra chúng ta mới tìm ra được cách ứng xử hợp lý.

Thế còn về phần các bạn trẻ, có phải các bạn chỉ có cách thụ động chờ lớp người lớn tuổi làm trước, rồi mình liệu cách làm theo. Cố nhiên là bây giờ, không ai được quyền nghĩ thế nữa. Thực tế yêu cầu lớp trẻ phải có mặt ngay trong công cuộc tìm hiểu và đánh giá di sản văn hóa dân tộc, từ đó đóng góp vào việc cả xã hội cùng lo bảo vệ và phát triển phần gia tài lớn lao mà ông cha để lại. Theo tôi biết, nhiều bạn trẻ có tài hiện nay thường hướng về khoa học tự nhiên, dồn hết tâm lực vào đấy mà không để ý tới khoa học nhân văn, khoa học xã hội, và xem việc tìm hiểu văn hóa cổ truyền là việc của ai đó chứ không phải việc của chúng mình, thôi cứ để kệ họ làm, rồi họ có nói gì thì mình cũng gật gù cho xong chuyện. Dĩ nhiên, trong hoàn cảnh một nước còn nghèo như nước ta, thì cách nghĩ trên có lý do riêng của nó. Song hãy thử đặt câu hỏi: chúng ta xuất phát từ đâu để hội nhập với thế giới nếu không phải là xuất phát từ thực tế Việt Nam hôm nay? Vậy dù có đi đâu làm gì thì dòng máu Việt Nam vẫn mãi mãi chảy trong huyết quản chúng ta, và những bộ gien bền vững của nền văn hóa dân tộc còn tiếp tục chi phối mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta. Sẽ là vô lý nếu chúng ta tưởng ở đây có thể đánh bài tảng lờ, hoặc kính nhi viễn chi. Ngược lại, nếu đồng thời với việc trau dồi trình độ chuyên môn trong khoa học kỹ thuật, các bạn mang sự nhạy cảm và những kiến thức mà thời đại cung cấp vận dụng vào việc tìm hiểu gia tài tinh thần của ông cha, thì thứ nhất, đây là cách rất tốt để mỗi người bồi dưỡng nhân cách của chính mình, và thứ hai biết đâu các bạn chả có những đóng góp mới, tức mang lại cho tình yêu đối với văn hóa dân tộc sẵn có trong mỗi chúng ta một cơ sở khoa học vững chắc.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa truyền thống Đông Á: có hay không các giá trị nhân quyền?

    18/08/2018Vũ Công GiaoBực tức trước việc các quốc gia Châu Á đề cao và khẳng định các giá trị nhân quyền trong truyền thống văn hoá của châu lục, gần đây, một số người phương Tây đã chỉ trích rằng, văn hoá truyền thống ở phương Đông nói chung, ở Đông Á nói riêng chủ yếu bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền...
  • Truyền thống

    24/04/2018Nguyễn Trần BạtMột đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt....
  • Yêu Hiểu

    07/02/2017Thảo Hảo“Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu. Ừ thì cái gì cũng có giá của nó thôi. Không “hiểu” và không “yêu” khi nghiên cứu, thì suốt đời bao nhiêu tên tuổi cũng chỉ lẫn lộn, na ná nhau...
  • Truyền thống và hiện đại

    21/09/2009Thái Kim LanMâu thuẫn “truyền thống và hiện đại” phát sinh, một khi tính chính thống đưa đến bảo thủ. Ngược lại nếu hiện đại không đưa ra được một nội dung có ý nghĩa cho cuộc sống văn hóa hiện tiền, nếu hiện đại làm nghèo nội dung nhân bản của con người, hiện đại sẽ bị đào thải và loại bỏ ra ngoài tính liên tục, không thể trở nên “truyền thống” cho tương lai.
  • Muốn hiện đại phải hiểu rõ truyền thống

    12/09/2009Lê Văn Hiệp (thực hiện)Vấn đề dân tộc và hiện đại đã được bàn luận rất nhiều, song vẫn còn tồn tại nhiều những ý kiến trái chiều. Điều đó thể hiện rất rõ qua cuộc hội thảo “Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay” vừa được tổ chức. Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với PGS. Trần Ngọc Vương về vấn đề này.
  • Nhà nước, truyền thông và xã hội dân sự

    22/08/2009TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức“Phải xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh... Trật tự, pháp luật, nhà nước, chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại!”
  • Truyền thống cần được trẻ hóa

    10/02/2009Lê ĐạtNhiệm vụ cấp bách của Thơ Việt là phải mở cửa ra năm châu để thở, để chống lại nguy cơ tỉnh lẻ của nền thơ khuất gió...
  • Truyền thống và hội nhập

    16/01/2009Tô PhánLịch sử luôn có thăng trầm nhưng xu thế là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó hội tụ đủ những giá trị truyền thống tốt đẹp như một sự kế thừa tất yếu di sản, đồng thời thích nghi trong chọn lọc giá trị thời đại...
  • Khai thác các giá trị của truyền thống nho học phục vụ sự phát triển của đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa

    05/10/2007Nguyễn Trọng ChuẩnLịch sử của toàn thể nhân loại nói chung dù có những bước thăng trầm nhưng xét trên tổng thể, không ngừng phát triển và không ngừng vận động tiến lên phía trước, đặc biệt là trong thời đại chúng ta. Sự phát triển và vận động đó không tách rời với quá khứ và với việc kế thừa những di sản đã trở thành các giá trị truyền thống được lưu lại từ trong quá khứ...
  • Thế giới ảo xâm lấn truyền thống kiểu cũ

    13/12/2006Thụy KhaCơn lốc thế giới ảo với blog, chia sẻ video, hình ảnh... đã cuốn theo các hãng truyền thông kiều cũ, áp đặt và định hình những kênh giao tiếp, tiếp nhận thông tin mới...
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển

    18/11/2006Nguyễn Trọng ChuẩnVấn đề truyền thống và khai thác các giá trị truyền thống nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển, là vấn đề mà các quốc gia luôn đặt ra trong chiến lược của mình. Điều này hoàn toàn tự nhiên, bởi người ta không thể chỉ trông chờ vào truyền thống, dựa vào một mình truyền thống để thúc đẩy xã hội đi lên, để hiện đại hoá đất nước, nhưng người ta cũng sẽ không thể phát triển đất nước một cách thuận lợi được nếu như truyền thống bị phủ định, nếu như truyền thống không có vai trò gì đối với hiện tại...
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • “Sợ” những vật lạ

    11/11/2003Nếu bỗng nhặt được vật thể lạ, người Việt ta sẽ về gọi mọi người cùng ra xem, sau đó cãi nhau như mổ bò mỗi người một ý, tiếp đó mỗi anh tự về bắt chước làm một cái vật na ná với cái vật lạ mà họ chưa biết gọi tên kia...
  • xem toàn bộ