Kinh nghiệm lãnh đạo

10:43 CH @ Thứ Sáu - 08 Tháng Giêng, 2016

Lãnh đạo là năng lực thuộc tầm cao của một cá nhân có cương vị và trọng trách. Lãnh đạo hướng vào 'Nhân trị' và phát triển tổ chức! Tuy nhiên, chúng ta phải chịu nhiều 'kinh nghiệm lãnh đạo' không hay lắm! Tôi không đề cao 'lãnh đạo bằng thủ thuật' mà phải bằng Chính Đạo...



CHUYỆN 1
:

Giám đốc Miu được bổ nhiệm về một cơ quan mới.

Miu vừa tốt nghiệp trường bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, áp dụng rằng: nên cho cấp dưới được bày tỏ và hài lòng, nên thường hỏi han, tỏ ra lắng nghe ý kiến và cầu nhằm cải thiện tình hình.?

Bằng cách như thế, một hôm khi gọi trưởng phòng Tạch lên trao đổi. Tạch tỏ ra rất bất mãn với mức lương của phó phòng Đoành là 30 triệu, dù lương của mình là 35 triệu! Miu nghe lý giải của Tạch cũng có lý, bèn hôm sau lệnh cho trưởng phòng tổ chức điều chỉnh mức lương của Đoành xuống còn 20 triệu!

Tháng sau Tạch lên gặp Miu thái độ còn tỏ ra bức xúc hơn, kiến nghị rằng: đã là mức lương 20 triệu thì Đoành chỉ có thể là chuyên viên chứ không thể là phó phòng được nữa! Miu phân vân nên hứa xem xét.

Đoành càng bất mãn, bèn dùng tâm sức và thời gian gây nên trì trệ công việc trong phòng. Sau đó phản ánh với Miu, đề nghị Miu chỉ trả lương cho Tạch 32 triệu thôi do kết quả chung của phòng giảm sút! Miu thấy hiển nhiên đúng nên y thế mà quyết. Tuần sau Đoành xin lên gặp Miu thưa rằng: Tạch đã bị giảm lương thế rồi thì không nên là trưởng phòng nữa, vì anh ta sẽ khiến giảm mọi điều khác xuống theo...

Miu nghe thấy chí lý! Nhưng chột dạ tự suy vận mình...hễ mọi cấp dưới phát triển lối tư duy 'cách mạng' như thế thì chả mấy chốc họ sẽ thay mình! Miu quyết nhanh hơn, nên dùng tư cách lãnh đạo mạnh mẽ nhất: thay cả Tạch lẫn Đoành. Đồng thời từ đó không nghe cấp dưới kêu nhau nữa, trừ khi họ ca mình!

CHUYỆN 2:

Mưu làm sếp lâu năm, thuyên chuyển qua nhiều vị trí, nói chung chỉ lên mà không xuống, dù đôi khi có phải đi vòng...

Mưu và Miu là bạn đồng môn nên hay tâm sự...càng củng cố thêm cho nhau triết lý 'phàm là lãnh đạo thì không thể làm vừa ý với mọi cấp dưới, phàm là mọi cấp dưới, thành tập thể, thì luôn chứa không vừa ý với lãnh đạo, và muốn có quyền đối trọng '

Hai quyền rất nhạy cảm và khó chịu đó là 'kiến nghị thay đổi' và 'bỏ phiếu thay thế' với lãnh đạo!

Thế nên, Mưu phải tôn trọng hai quyền ấy, nhưng thủ tục tiến hành như thế nào thì Mưu sử dụng triệt để quyền đương chức lãnh đạo để quyết định. Mưu tự hào mình luôn vững tay chèo.

Để mọi cấp dưới không thể tập trung bất mãn vào mình, Mưu hướng mỗi cấp dưới bất mãn về nhau ( qua kết luận đắt giá Miu chia sẻ: cấp dưới thường bất mãn với điều gần họ, với người gần họ, mới đầu như que diêm thôi...nhưng đừng thành đống lửa...)

Ngoài thế, chính Mưu cũng có bất mãn với một số cấp dưới... Nhưng Mưu tránh sử dụng quyền lãnh đạo trực tiếp mà gián tiếp gây ra sự bất mãn khác giữa họ với nhau! Những khi trà tửu Mưu thường khoe chiêu thức của mình với Miu: 'mồm phải hô ra bình đẳng với muôn người, nhưng tay trong bị phải tạo ra chút bất công với vài bộ phận người....khà khà..ha ha...hê hê...'

Bởi vậy, bốn cấp dưới của Mưu là trưởng phòng gồm: Bồi, Giới, Cồ, Cập... từ đó cứ xích mích vụn, bất mãn vặt....suốt ngày...mọi việc... Đứa nào cũng phải cậy nhờ đến Mưu này nọ! Cao cờ hơn, Mưu cho Bồi kiếm được tí lợi từ Giới, Giới ăn chặn được tí từ Cồ, Cồ mút mát được tí từ Cập, Cập ăn chia được tí với Bồi... Tất cả tạm cân bằng, đều có cống nạp cho Mưu!

Khà khà... Mưu tợp một ngụm rượu ngon vỗ vai Miu: cách của tớ có luận thuyết, cơ chế hẳn hoi đấy!


Miu thấm thía quá, chau mày suy tư: tớ với cậu liên minh đi để làm ăn lớn, nhưng chia mảng riêng biệt để Miu có lãnh thổ riêng của Miu, Mưu có giang sơn của Mưu! He hê thế nhé!!!

Mưu nháy mắt, sắc lẹm : ok! Nhưng cả tớ với cậu liên minh chống Mèo nữa đấy nhé!

CHUYỆN 3:

Mô được đề cử lên làm lãnh đạo không từ 'đột biến' nào của cá nhân hay xã hội cả! Chỉ là từ vấn đề của Miu và Mưu mâu thuẫn nhau gay gắt ( sau một thời gian liên minh lợi ích và quyền lực ). Hai người này muốn ngoi lên lãnh đạo nhau, không xong, nhận ra cần thoả hiệp với cách chọn ra một người trung gian, cả hai đều cảm thấy bình thường và an toàn cho họ, khả dĩ vừa là 'mâu' vừa là 'thuẫn' cho họ. Mô là người như thế, một thời được gọi là thày của họ ở trường bồi dưỡng nghiệp vụ!

Miu và Mưu dù thế cũng đều đạt đến trình độ 'điều mình muốn là được, dù mình không trực tiếp' nên Mô đã được bổ ở vị trí danh nghĩa cao hơn cả họ!

Mô sau đó, dùng cách của Miu và Mưu để xử thế với chính hai người họ! Thêm nữa mua Mèo đen tặng Miu, mua Mèo trắng tặng Mưu, còn chính mình tậu Mèo Hổ!
Mô xây dựng 'nhận dạng Chuột' vừa cụ thể vừa khái quát...để huấn luyện, khuyến khích ba Mèo săn bắt và tấn công. Ra chương trình hành động và chỉ tiêu: ba Mèo sau một thời gian nếu vô tích sự thì đả Chủ diệt Mèo!


Bạn đọc thông thái có thể đoán đúng rằng: rốt cuộc không lâu sau... chỉ còn Mô và Mèo Hổ tồn tại....



Mô nhân rộng 'mô hình ấy' ra xã hội....theo lý thuyết 'trị Nhân ở chỗ diệt Chuột' và cán bộ cấp dưới nào cũng phải nuôi Mèo với tinh thần đó ngay tại chỗ làm việc của họ! Cuối kỳ bình xét Mèo của họ thôi ( chứ không vướng chuyện này nọ của họ ), với Slogan 'đả Chủ diệt Mèo' nếu thành tich kém!!!

... Cứ thế còn vô khối câu chuyện nữa sẽ viết tiếp hầu bạn đọc...

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • ‘Tiểu xảo’ phổ dụng của một số nhà lãnh đạo

    16/03/2015Nguyễn Tất ThịnhNgoài những bài viết khác nhau của nhiều tác giả ( trong đó cũng có một số bài tôi viết theo hướng thiết định và đề cao ‘lãnh đạo chính trực’ ) thì ở bài này qua khảo sát nhiều tổ chức khác ( từ quy mô nhỏ đến lớn, kinh qua hoạt động nghiên cứu và tư vấn ) tôi liệt kê 10 ‘tiểu xảo’ lãnh đạo như từng có. ..
  • 5 ngọn đuốc lãnh đạo

    03/11/2014Nguyễn Tất ThịnhCó nhiều dịp được trao đổi với nhiều người thuộc giới quản trị, lãnh đạo tổ chức... mọi người đề nghị tôi nói về 5 ngọn 'ĐUỐC LÃNH ĐẠO' điều mà tôi vẫn truyền giảng...
  • Lãnh đạo Quốc gia

    20/09/2014Nguyễn Tất Thịnh'Nhân kiệt như Sao buổi sớm' nghĩa là luôn có! Vấn đề là Xã hội có thể phát hiện ? Nhân dân có quyền bình chọn? Nền chính trị có tầm định vị được họ vào chỗ xứng đáng? Sau đó mới trở thành 'Lãnh đạo xuất sắc' được! Cho dù có thể một Ngôi Sao nào đó lao thẳng vào Trái Đất gây nên những 'biến động' to lớn với Quốc gia, thậm chí tầm Thế giới! Sao như thế thường là Nhân vật siêu thường , hoặc Thánh nhân! Nếu có thế sẽ luôn gây ra thiệt hại lắm thay!
  • Lãnh đạo hủ bại! Tại sao?

    07/08/2014Nguyễn Tất ThịnhNhiều người bảo: nói lắm mà làm được gì? Phải hành động! Nhưng xưa nay biết bao nhiêu hiền kiệt, nhân sĩ yêu nước vẫn dùng biện pháp NÓI! Phát ngôn tư tưởng hoặc ít nhất là góp ý kiến về kinh bang tế thế! Tô Tần dùng lời nói để 'hợp tung liên hoành Thiên hạ' đó thôi! Phan Chu Trinh từng thế mà khơi dậy khát vọng và định hướng văn minh chính trị....
  • Đạo của người Lãnh đạo

    29/07/2014Nguyễn Tất ThịnhTôi giảng bài ‘Lãnh đạo chiến lược’ cho các Giám đốc doanh nghiệp… sau đó có Bạn nói với tôi : Thày nói : điều gì thuộc về hành động của con người, hơn thế là lao động, muốn hay, có sự nghiệp…thì đều cần đến Đạo ! Vậy Thày có thể cô đọng cho chúng em mấy dòng cơ bản về ‘Đạo của người lãnh đạo’ được không ? Tôi đáp : sẽ viết chia sẻ với về điều đó ( ví các Bạn Giám đốc là thuyền trưởng )...
  • Những điều Lãnh đạo Việt Nam cần làm ngay

    12/05/2014Nguyễn Tất ThịnhTình hình trước sự việc Trung Quốc chủ động kế hoạch và lực lược hùng hậu cùng các âm mưu thâm hiểm, lâu dài toan tính trọn chiếm Biển Đông, đưa giàn khoan HD 981 vào sâu lãnh hải Việt Nam, hơn nữa có cả sự hiện diện của mãy bay quân sự và tàu chiến, không thể nói khác được, đó đã chính là hành vi xâm lược vào lãnh tổ một nước khác có chủ quyền được Luật pháp Quốc tế công nhận!
  • Hành động và phát ngôn của lãnh đạo và cảm hứng công dân

    23/06/2011Nguyễn Quang Thạch... nếu lãnh đạo đất nước biết tạo cảm hứng cho nhân dân bằng tài năng, sự liêm chính, lòng dũng cảm và hành động thì nhân dân sẽ biến những con số 0 vô nghĩa thành những con số vô cùng lớn được đo bằng những chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, chiến thắng của Khoán 10.., và sự phồn thịnh lẫn nhân văn của dân tộc trong dài hạn.
  • Văn hóa, nhân cách lãnh đạo và vận mệnh đất nước

    31/01/2011Trần Văn ThọNhững quyết định về chính trị hay quân sự của người ở vị trí lãnh đạo thường đưa đến những hệ quả lớn đối với vận mệnh của một đất nước, một dân tộc. Người lãnh đạo nếu có trình độ văn hóa cao, có tố chất nhân văn cao cả hay ít nhất có bên mình những quân sư, cố vấn thông hiểu lịch sử và quy luật vận động phức tạp của xã hội, của tâm tình con người, của biến chuyển trên thế giới thì các quyết định thường đem lại một thời đại xán lạn của dân tộc, của đất nước sau đó, hay ít nhất là tránh được những hiểm họa...
  • Lãnh đạo và quan điểm ‘đặt con người vào trung tâm của mọi quá trình’

    12/01/2011Nguyễn Tất ThịnhQuan điểm ‘Đặt con người vào trung tâm của mọi quá trình’ ( để thuận tiện cho bài viết tôi gọi là ‘Thuyết X’ ) không biết từ ai, từ bao giờ đã có vẻ như đương nhiên ngự trị trong quản trị - dường như là một định đề không cần bàn cãi. Nhưng thực ra nếu không làm sáng tỏ mà chấp nhận một cách chung chung, đại trà sẽ nảy sinh hoặc gây ra rất nhiều hệ quả bất như ý – đặc biệt, có thể trở thành rào cản trong chính sách Nhân sự...
  • Giao lưu giữa ông Nguyễn Trần Bạt với các nhà lãnh đạo và doanh nhân Nghệ An (phần 2)

    20/08/2010Tôi đã viết một chương dành riêng để luận giải mối quan hệ biện chứng giữa khái niệm cá nhân, khái niệm tôi và khái niệm chúng ta trong quyển sách "Cội nguồn cảm hứng"tôi có mang theo để tặng các anh, các chị ở đây. Đây là một vấn đề khoa học, không phải là vấn đề quan niệm, tôi không đề cao bất kỳ cái gì cả. Khoa học không đề cao, khoa học nói rõ sự thật, khoa học cố gắng mô tả sự thật. Có thể cơ quan tuyên huấn thì cần phải đề cao cái này hoặc cái kia, nhưng khoa học thì không đề cao cái gì cả....
  • Giao lưu giữa ông Nguyễn Trần Bạt với các nhà lãnh đạo và doanh nhân Nghệ An (phần 1)

    18/08/2010Có lẽ cái anh Bạt muốn truyền đạt lại với chúng ta không chỉ cho các doanh nhân, không phải chỉ các cán bộ mà tôi nghĩ rằng cho cả chúng tôi và các nhà lãnh đạo cao hơn chúng tôi . Các nhà lãnh đạo cần lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt có những ý tưởng, có những suy nghĩ mà tôi nghĩ rằng nó vượt lên trước chúng tôi, vượt lên trước những người bình thường. Có những suy nghĩ mà chúng tôi không nghĩ tới, kể cả những người có nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức, nhiều học vị nhưng có những cái không nghĩ tới được. Qua những bài viết qua nhiều năm của anh Bạt và những hoạt động của công ty thì chúng tôi hiểu ra điều đó...
  • xem toàn bộ