Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?

chuyên gia kinh tế
01:28 CH @ Thứ Sáu - 09 Tháng Mười, 2009

Giản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.

Với mục tiêu đó, tổ hợp giáo dục PACE đã thực hiện một cuộc nghiên cứu và sưu tầm đồ sộ về cuộc đời, sự nghiệp 25 doanh nhân huyền thoại của Việt Nam và thế giới, tổng hợp thành 25 quyển sách giá trị. Mười quyển sách đầu tiên trong bộ sách 25 quyển vừa được NXB Trẻ phát hành rộng rãi trên cả nước.

Bộ sách được PACE đặt tên là “Đạo kinh doanh Việt Nam và thế giới” với mong muốn chia sẻ rằng các doanh nhân là những người được sinh ra để thực hiện điều mà PACE gọi là “phụng sự xã hội” bằng những hành động kinh doanh, những hành động không phải chỉ để kiếm ra tiền, mà là tạo ra “nhiều giá trị hơn cho xã hội” và làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Bill Gates không thể nào tiêu hết một phần ngàn số lãi cơ bản được đẻ ra từ số tài sản khổng lồ của ông trong 1 triệu năm, trong khi ông chỉ có thể sống không quá 100 năm. Điều đó hàm nghĩa là toàn bộ tài sản mà ông làm ra, và cả những ý tưởng thiên tài của ông, cuối cùng thuộc về xã hội. Quĩ từ thiện Bill và Melinda của ông và vợ ông nay lên đến hàng chục tỉ USD cho thấy thái độ “phụng sự xã hội” của ông, ngay khi còn sinh thời. Sam Watson của Wal-Mart sống kín đáo, giản dị và tiết kiệm từng đồng USD, trong khi tài sản của ông ước lượng khoảng 25 tỉ USD và điều quan trọng là ông đã không coi số tài sản đó là của mình!

Như vậy, vấn đề cốt tủy của đạo doanh nhân không phải chỉ là giải quyết sự chọn lựa nhị nguyên “kiếm tiền hay phụng sự xã hội”, đặt chuyện kiếm tiền và phụng sự xã hội thành hai mặt đối nghịch và chia doanh nhân thành hai loại người, những người chỉ biết kiếm tiền và những người vừa biết kiếm tiền vừa biết phụng sự xã hội. Vấn đề cốt tủy của đạo kinh doanh chính là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập đó và chỉ ra rằng việc kiếm ra được nhiều tiền của doanh nhân cũng đồng thời bao hàm ý nghĩa là họ có điều kiện phụng sự xã hội nhiều hơn và tốt hơn. Khái niệm “doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm” (responsible business enterprise/RBE) đang được phổ biến và trở thành mô hình kinh doanh chuẩn mực, không những tại các quốc gia phát triển mà còn tại các thị trường mới nổi của những nền kinh tế chuyển đổi, đang trên đà hội nhập toàn cầu.

Cuối cùng, điều đáng trân trọng là ý tưởng xây dựng một thế hệ doanh nhân Việt Nam hùng mạnh có thể đua tranh mạnh mẽ cùng doanh nhân các nước, bằng cách “khôi phục các giá trị cao quí của văn hóa Việt Nam, những giá trị Việt kết hợp với những giá trị đỉnh cao của văn minh nhân loại để từ đó góp phần hình thành văn hóa doanh nhân Việt".

Đất nước Việt Nam, ngay trong thời kỳ còn dưới ách thực dân, đã sản sinh những Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi..., những doanh nhân đã khởi được nghiệp lớn trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và đã có những ý tưởng về những yếu tố căn bản của đạo kinh doanh: (phải có) thương phẩm, thương đạo, thương học, biết cách giao thiệp, biết trọng nghề, có lòng kiên tâm, biết giữ tín thực. Cụ Lương Văn Can đã chỉ ra mối liên hệ thiết yếu giữa kinh doanh và phát triển của một nước: “Việc buôn bán thịnh suy có quan hệ đến quốc dân thịnh suy như thế, ta há nên coi thường xem khinh được sao?”. Ngay khi nước nhà mới giành độc lập, ngày 13-10-1945, Hồ Chủ tịch đã khẳng định với giới công thương kỹ nghệ gia Việt Nam: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”.

Ngày nay, trên đà hội nhập, hợp tác và tranh đua cùng với cả thế giới, đất nước hơn bao giờ hết đang rất cần có một đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới có bản lĩnh, có kiến thức, hành động chuyên nghiệp và nắm vững “đạo kinh doanh”.

Nguồn:Tuổi trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Gây dựng “Đạo làm giàu”

    13/10/2016Dương Trung QuốcCác bạn doanh nhân trẻ thường đặt ra câu hỏi: “Truyền thống của doanh nhân Việt Nam là gì? và một cách hỏi khác: Doanh nhân Việt Nam có truyền thống nào không?
  • 13-10: Tôn vinh ai? Vì cái gì?

    13/10/2016Giản Tư TrungMột bà tạp hóa hay chị tiểu thương có phải là doanh nhân? Một ông giám đốc làm thuê có phải là doanh nhân? Một người làm “sếp” ở công ty nhà nước có phải là doanh nhân? Nên “tôn vinh” ông chủ tịch HĐQT quanh năm đi nghỉ mát và hầu như không biết gì đến chiến lược công ty, hay phải trao hoa cho vị trợ lý đang ngày đêm lèo lái công ty và vật lộn với đủ mọi khắc nghiệt của thương trường?...
  • Chí tiên phong

    23/03/2016Dương Trung QuốcCuối thế kỉ XX, người ta mới bắt đầu nói đến “ Nền kinh tế tri thức”, nhưng trên thực tế, cách đây hàng thế kỉ nước ta đã có một nhân vật danh tiếng cả trong đời sống kinh tế và văn hóa, ông xứng đáng được gọi là người tiên phong đi vào “nền kinh tế tri thức”, đó là Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Xây dựng cộng đồng doanh nhân

    12/10/2015Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc InvestConsult GroupChúng tôi cho rằng vị trí của doanh nhân đã được nâng lên đáng kể nhưng chưa tương xứng với vai trò của họ đối với sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trong suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ của xã hội, doanh nhân vẫn không được coi trọng, vẫn bị coi là những kẻ bóc lột, doanh nghiệp tư nhân dường như vẫn còn mặc cảm tự ti trong quan hệ với doanh nghiệp nhà nước, với các cơ quan của nhà nước...
  • Doanh nhân – một góc nhìn

    13/10/2014Vũ Quốc TuấnDoanh nhân nước ta đã được công nhận là “lính xung kích thời bình” và từ năm 2004, ngày 13 tháng 10 hàng năm được lấy làm “Ngày Doanh Nhân”. Ngày 13/10 năm nay, xin góp thêm một góc nhìn về doanh nhân với kinh tế thị trường...
  • Tản mạn về nhà báo và doanh nhân

    01/07/2009GS. Dương Trung QuốcSự gần gũi, mối liên minh và cả sự cạnh tranh giữa báo chí và doanh nghiệp, giữa nhà báo và doanh nhân hay giữa tất cả hai giới chúng ta là lẽ thường tình như một quy luật mà ta đã đọc thấy trong pho lịch sử báo chí của những cái đã trải qua...
  • Tạ Thị Ngọc Thảo và triết lý của doanh nhân Phật tử

    03/04/2008Tiếp tục những trăn trở của một người đi trước dành cho giới trẻ, chị Tạ Thị Ngọc Thảo chia sẻ với bạn đọc một cách sống và làm việc theo triết lý nhà Phật trong thời đại cạnh tranh ý tưởng...
  • Chấp nhận ra biển lớn

    09/11/2006Thanh ThảoRa biển thì phải chịu sóng gió điều đó là dĩ nhiên! Nhưng nhiều khi, ngay trên "cạn" vẫn không tránh được những cam go, thậm chí cạm bẫy. Làm doanh nhân là khó, làm doanh nhân Việt Nam còn khổ hơn bội phần. Trong bối cảnh hội nhập nhưng còn thiếu những hành lang pháp lý rõ ràng minh bạch như ở ta, doanh nhân Việt Nam cho tới giờ này vẫn "tự trang bị" cho mình và "tự bươn chải" là chính...
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Nghĩ về doanh nhân và cách mạng

    10/10/2006Dương Trung QuốcGiờ đây, vị thế của tầng lớp doanh nhân đang ngày càng được khẳng định, không chỉ trong các văn bản, nghị quyết mà quan trọng hơn là từ thực tiễn của đời sống kinh tế của đất nước. Do vậy xem xét mối quan hệ giữa doanh nhân và cách mạng, giữa một tầng lớp xã hội và một hiện tượng xã hội mang tính chất lịch sử là một điều cần thiết...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Bàn về “văn hóa doanh nhân”

    03/01/2006Dương Trung QuốcNói đến “Văn hóa doanh nhân” hay “Văn hóa doanh nghiệp” chúng ta rất dễ sa vào một xu thế đang thời thượng là dường như toàn xã hội đang đi tìm cái căn cước văn hoá của mình. Đã có văn hoá ẩm thực, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị... nay lại có văn hóa doanh nhân...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • xem toàn bộ