Làm sao để không ai bị gạt ra ngoài sự phát triển?

12:15 CH @ Thứ Ba - 23 Tháng Hai, 2016

Sự đổi thay mang lại lợi ích cho người này sẽ lấy đi của người khác ít nhiều cơ hội. Câu chuyện phát triển luôn luôn là như thế, như con đường chạy giữa những buồn vui...

Mùa cá khoai năm nay, ngư dân xã Đất Mũi ở Cà Mau trúng kép. Cá nhiều, giá khô khoai lại cao gần gấp ba lần so với mọi khi. Đó là nhờ đoạn cuối của tuyến đường Hồ Chí Minh, từ Năm Căn xuống Đất Mũi đã thông tuyến, hàng bán dễ, mang đi cũng dễ. Đó là chuyện mừng, nhưng cũng có nhiều người dân ở xóm Rạch Tàu tỏ vẻ không vui. Họ bảo: “Chúng tôi chỉ làm công thì chả lợi gì, giờ mua cân khô khoai để nhậu giá đắt gấp ba. Rồi những thứ khác cũng đắt nữa khi du khách về nhiều thì biết phải làm sao?”

Con đường dài hơn 50 cây số xuyên qua những rừng đước bạt ngàn nơi tận cùng đất nước rồi sẽ thành một huyền thoại phát triển khi nó nối những vùng dân cư biệt lập lâu nay lại gần với thế giới ở bên ngoài U Minh.

lam sao de khong ai bi gat ra ngoai su phat trien? hinh anh 1

Thông xe cầu Hòa Trung trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn- Đất Mũi.

Huyền thoại đó đã được mở ra từ ánh mắt háo hức của những người dân khi nhìn đoàn xe ô tô chạy về Đất Mũi, từ những chiếc xe máy đầu tiên trong cuộc đời của những người nông dân nuôi tôm ở huyện Ngọc Hiển. Nhưng cũng như chuyện khô khoai trúng mùa, có những ánh mắt buồn nhìn con đường ấy. Đó là nỗi buồn của biết bao con người hằng kiếm sống lâu nay bằng nghề chạy vỏ lãi đón đưa du khách, là nỗi buồn của chính những du khách khi trở lại nơi này và mất đi những ký ức đường sông, những hân hoan về miền cực kỳ bí.

Câu chuyện phát triển luôn luôn là như thế, như con đường chạy giữa những buồn vui. Năm 2010, khi cây cầu Cần Thơ khánh thành trong sự hân hoan của cả vùng đất 9 rồng thì những lá đơn kêu cứu của những con người mưu sinh đôi bờ Nam Bắc phà Cần Thơ vẫn còn được gửi đến các tòa soạn.

Cáp treo Fansipan cũng thế, sự hứng khởi của hàng triệu người trước cơ hội được chiêm ngưỡng đỉnh trời của đất nước cũng song hành với hoài niệm hoang sơ của biết bao người.

Con người không bao giờ cam chịu đứng yên, chẳng điều gì có thể ngăn cản được khát khao phát triển, và sự đổi thay mang lại lợi ích cho người này sẽ lấy đi cơ hội của người khác ít nhiều. Những người chạy vỏ lãi tuyến Năm Căn - Đất Mũi hôm nay, những người bán dạo trên chuyến phà Cần Thơ năm xưa, hay những người làm dịch vụ chinh phục đỉnh núi Fansipan mai kia… đều có những ánh mắt giống nhau, ánh mắt của những người cảm thấy mình bị gạt ra bên lề của những con đường mới. Và trên con đường mới mẻ đó, dĩ nhiên nhiều ánh mắt hân hoan.

Mâu thuẫn phát triển cũng giống như quá trình hình thành chính sách. Đó là một bài toán không có lời giải tuyệt đối đúng nhằm mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Ở một điều kiện lý tưởng, quá trình hình thành chính sách cũng đồng thời là quá trình thỏa hiệp, khi đại diện của những nhóm lợi ích mặc cả với nhau về sự bù đắp nhằm đảm bảo không có bất cứ ai trở thành người yếu thế và bị gạt bên lề.

Nhưng đó là điều kiện lý tưởng, khi mà mọi nhóm lợi ích trong xã hội đều thực sự có đại diện của mình, những người đại diện thực sự có tiếng nói, và thực sự vì quyền lợi của những thân phận mà họ thay mặt để lên tiếng.

Chúng ta có thể mơ ước về một điều kiện lý tưởng cho con đường phát triển hay không?

Nguồn:Dân Việt
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bóc Lột ngoài kinh tế

    30/04/2016Nguyễn Trần BạtSuy đến cùng, bóc lột ở thời nào cũng đều kéo dài kiếp sống lầm lũi, kém phát triển của cả tầng lớp dân chúng nghèo khổ trong xã hội. Đích cuối cùng của chúng ta không phải là chống lại bóc lột, mà là chống lại chính sự bần cùng hóa con người. Nói cách khác, chúng ta phải giải phóng con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do sáng tạo để họ có thể phát huy hết năng lực của mình...
  • Tản mạn chuyện an sinh và phát triển bền vững Dầu khí - Động đất - Núi lửa

    28/04/2016Hà YênNếu thử đặt câu hỏi, rằng khoảng một trăm năm qua Ngành khai thác dầu khí toàn cầu, sau khi đã khoan hút lấy đi hàng triệu tỷ tấn dầu thô và khí đồng hành, khiến một khối lượng vật chất khổng lồ trong lòng Trái đất biến mất, thì Trái đất sẽ có phản ứng gì để lập lại một thế cân bằng mới về phân bố mật độ Vật chất, so với phân bố đã ổn định trước đó qua hàng tỷ năm tồn tại của mình?
  • Bình đẳng về Danh dự và Phẩm giá

    25/09/2014Nguyễn Kiều DungBình đẳng trở thành một trong những triết lý quan trọng nhất của xã hội phương tây kể từ cuộc cách mạng Pháp cách đây hơn 200 năm, cùng với khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do, Bình đẳng, Bác Ái”. Bình đẳng là một ý tưởng gây tranh cãi của triết học, bởi liên quan đến nhiều khái niệm phức tạp. Tuy nhiên từ khoảng 1960 tới nay, một trong các khái niệm này, Bình Đẳng Đạo Đức, đã đạt được sự đồng thuận cao trong mọi trường phái triết học và được ứng dụng rộng rãi trong văn hóa phương tây...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Thế giới liệu có Phát triển Bền vững trên chiếc cầu bập bênh?

    27/02/2014Hà YênPhát triển và Bền vững là hai khái niệm đối lập: Một bên là động còn bên kia là tĩnh. Nếu hiểu “Phát triển bền vững” như một tính từ (ví dụ : Một nền kinh tế phát-triển-bền-vững), thi chúng chỉ mang giá trị diễn đạt của ngữ nghĩa thuần túy, còn nếu lý giải cụ thể hành vi mà chúng mô tả, thì tinh đối lập của chúng tựa như cặp “đối xứng quay”, giống như hai đầu của chiếc cầu bập bênh trong vườn trẻ vậy: đầu này hạ xuống thì đầu kia dâng lên.
  • Sự bình đẳng của con người

    16/12/2010Tuyên ngôn nước Mỹ nói rằng tất cả con người sinh ra đều bình đẳng. Làm thế nào mà những tác giả được cho là thông thái của văn kiện này lại có thể viết ra điều quá vô nghĩa như thế? Hãy nhìn quanh bạn xem! Aga Khan(1) và một tá điền da đen miền Nam có được sinh ra bình đẳng không?
  • Vai trò của bất bình đẳng kinh tế, ghen tị và thiếu thốn tương đối trong phát triển bền vững tại Việt Nam*

    02/12/2009Trần Nam BìnhBài viết này tập trung vào góc cạnh phân phối thu nhập của phát triển bền vững. Cụ thể hơn, bài viết xem xét vai trò của chênh lệch/bất bình đẳng kinh tế, lòng ghen tỵ và thiếu thốn tương đối phát triển bền vững tại Việt Nam.
  • Cải cách vì mục tiêu phát triển bền vững

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtLý do quan trọng nhất khiến chúng ta phải chấm dứt phương pháp lãnh đạo cách mạng, đó là trái đất không còn đủ nguồn năng lượng sống để lãng phí đến mức tiêu dùng cho những cuộc cách mạng. Những thay đổi trong quan niệm về phát triển ở trên đã chứng minh điều đó. Các nhà nước và các chính phủ, hơn ai hết phải nhận ra tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo để tạo ra sự phát triển bền vững và chân chính...
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên

    22/07/2007Nguyễn Đình HòaHiện nay, khi mà vấn đề môi trường sốngđã trở thành một vấnđề toàn cầu, cả hai khuynh hướng hoặc là tuyệtđối hoá yêu cầubảo vệ môi trường đến mức cực đoan, hoặclà chỉ quan đến tăng trưởng kinh tế đều không đáp ứngđược nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Bởi phát triển bền vững, trongđó bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mục tiêu bảo vệ môi trường, là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với quyluật...
  • Thành tâm và bình đẳng trong đối thoại

    24/03/2007Nguyễn Quang ThânLần đầu tiên ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đối thoại trực tiếp và công khai với QuốcHội với dân chúng. Kết quả do những cuộc đối thoại ấy chưa biết ngay được. Đối thoại vẫnlà một nghệ thuật cần phải học hỏi. Nhưng là chuyện lần đầu tiên có ở nước ta nêncó thể nói đó là một biểu hiện rất đáng mừng...
  • Minh bạch, bình đẳng, năng lực Những yêu cầu không thể thiếu trong cải cách tư pháp

    13/11/2006Hoàng Ngọc GiaoCải cách tư pháp đang đặt ra những yêu cầu cải cách, đổi mới trong các hoạt động tư pháp. Bài viết này tiếp cận cải cách tư pháp với những tiêu chí: Minh bạch, Bình đẳng, Năng lực...
  • Chảy máu chất xám: Một hình thức giàu bóc lột nghèo?

    14/10/2006Minh ChiếmKhông ai nói đến hiện tượng chảy máu chất xám từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển, mà chỉ có duy nhất một hình thức ngược lại. Hậu quả hiền nhiên của tình trạng này là những nước nghèo đang thiếu thốn nhân tài thì lại ngày càng thiếu thốn...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • Cần có cách nhìn mới đối với khái niệm “Bóc lột”

    02/03/2006Nguyễn Sĩ PhươngSự chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường buộc chúng ta phải có cách nhìn đổi mới với khái niệm “bóc lột" - một khái niệm có liên quan chặt chẽ cả về lý luận lẫn thực tiễn với một số vấn đề kinh tế và xã hội rất cơ bản hiện nay do thực tế đặt ra cần phải giải quyết...
  • Thử nhận diện bóc lột

    09/07/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngCâu trả lời mà chúng ta có sẵn là: trả tiền công thấp hơn giá trị mà lao động làm ra là bóc lột. Điều này là hoàn toàn đúng trong một mô hình tĩnh, và trong điều kiện giá trị với giá cả là tương đương nhau. Vấn đề là chúng ta phải áp dụng nó vào thực tế của nền kinh tế thị trường sống động và hiện thực như thế nào?
  • xem toàn bộ