Lan tỏa tình yêu với sách

08:41 CH @ Thứ Ba - 06 Tháng Hai, 2018
“Coi lấy thêm mấy cuốn về quê đọc đi con, mà bây khi nào về quê, có đặt vé xe, tàu gì chưa con?”. “Dạ rồi chú, con lấy thêm cuốn nữa nha chú”. Cuối năm, ai cũng ngược xuôi lo chuyện nhà cửa, tết nhất… cứ tưởng tiệm sách vắng hoe, ai dè chưa tới giờ mở cửa đã có khách. Cái tiệm sách nhỏ xíu mà không ngớt khách ra vào…
.
Tiệm sách kỳ lạ
“Lựa sách đi rồi ra uống ly trà, có trà trên Đà Lạt khách gửi xuống cho, ngon lắm”. Trong nhà, những kệ sách cao quá đầu người được đóng chắc chắn, cuốn nào ra cuốn đó, xếp theo từng thể loại ngay hàng thẳng lối, khách tìm quyển nào, loại nào là thấy ngay. Ngoài hiên, ông chủ quán Nguyễn Ngọc Cần (chú Trung), người đàn ông ngoài 60 tuổi, chậm rãi rót ly trà, rồi mời khách ở lại đọc sách, uống trà.

Hơn 10 năm qua, cứ 3 giờ chiều là tiệm sách mở cửa, có bữa chưa tới 3 giờ đã có khách đến ngồi chờ bên ngoài, ngóng chủ tiệm. Tiệm sách nhỏ ở số 21 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 19, quận Bình Thạnh, TPHCM, là điểm đến quen thuộc của nhiều người ưa đọc sách, nhất là những ai mê dòng sách văn học và tìm hiểu về Phật giáo.

Chú Trung vẫn đều đặn mỗi ngày đọc sách rồi đi tìm mua những cuốn sách hay về chất đầy kệ. “Tui mê đọc sách từ hồi nhỏ, mà lớn lên thì tất bật công chuyện làm ăn, lo cho gia đình nhà cửa. Giờ về hưu thảnh thơi, mở tiệm sách nhỏ cho bà con ai có nhu cầu tới đọc cho vui”, chú Trung chia sẻ.

Chú Nguyễn Ngọc Cần (chú Trung) cẩn thận chọn lọc từng quyển sách
.
Nhiều người hay nói vui, đây là tiệm sách “kỳ lạ”, bởi nó không có quy định về thuê mượn sách, không tính phí, cũng không sổ sách ghi tên ai mượn cuốn nào. Khách tới thích cuốn nào cứ mượn về đọc. Đọc xong quay lại trả rồi mượn cuốn khác. Lỡ làm mất, hoặc không trả cũng không sao.

Chú Trung cười: “Không trả cũng không sao hết, khách ra vô mỗi ngày tui đâu nhớ hết. Sách làm mất hay chuyền tay cho người khác đọc càng vui, tui mở tiệm sách có khách tới lui đọc sách là vui rồi, còn lại không tính toán gì hết”. Với những khách muốn mua sách, chú Trung chỉ bán lại chưa bằng một nửa giá bìa, đọc xong rồi có thể đổi hoặc trả lại cũng được. Còn ai muốn tìm sách tựa gì, tác giả nào mà trong tiệm chưa có thì cứ ghi vào sổ, để lại số điện thoại, chú Trung sẽ đi tìm, khi nào có thì gọi lại lấy sách.

Khách tới lui lâu ngày, đủ mọi lứa tuổi, từ sinh viên, công nhân, mấy cô nội trợ, mấy bác về hưu, quen biết rồi thành thân thiết như người nhà… Có bữa, mấy bạn nam phụ một tay khiêng mấy thùng sách ra xe để chở về các tỉnh xa, mấy bạn nữ xếp sách vào kệ cho gọn gàng. Riêng việc phân loại sách và chọn lựa sách nào để trên kệ thì phải chính tay chú Trung làm.

Chú giải thích: “Sách bây giờ đủ thể loại. Phải lựa sách nào có tem, có nhà xuất bản rõ ràng, còn quyển nào lạ quá, tui phải đọc qua rồi mới dám để lên kệ cho khách lựa. Chứ sách nào cũng chất lên mà không coi kỹ, nhiều khi mấy sách trôi nổi, nội dung mê tín này nọ không tốt làm ảnh hưởng xấu tới người đọc thì không hay. Khách mua sách có người sang lắm, mua vài cuốn thôi nhưng đưa hẳn mấy trăm ngàn, thối lại thì họ không chịu lấy. Tui để dành đó mua sách. Mấy đứa sinh viên hay tới lui tiệm mượn sách, lựa sách không kỹ, tụi nhỏ đọc làm hư tụi nó sao…”.

Niềm đam mê đọc sách, tình yêu dành cho từng cuốn sách được chọn lựa kỹ lưỡng của ông chủ tiệm sách “kỳ lạ” dường như cũng lan tỏa tới những khách hàng của tiệm. Bạn Thanh Phi (ngụ quận 12) kể: “Lúc đầu mình tới đây tìm sách đọc mấy lúc rảnh rỗi cho đỡ buồn thôi. Được chú giới thiệu cho vài quyển để đọc cho vui, rồi từ từ thấy mê luôn. Đọc xong quyển nào, tới trả, chú - cháu cùng bàn luận về cuốn sách, chiêm nghiệm điều này điều kia. Riết rồi như một thói quen, bây giờ lựa sách mình cũng tìm hiểu lựa chọn, chứ không đơn giản là đọc cho vui nữa”.
.
Người trẻ đọc sách có gu

Có nhiều ý kiến phàn nàn rằng, ít có tiệm sách nào mà chủ tiệm cũng đọc sách để có thể lựa sách chuẩn. Rồi nhiều người trẻ đôi khi đến tiệm sách chỉ để cà phê hay chụp ảnh đăng mạng xã hội cho oai. Không hẳn là hoàn toàn, nhưng đó cũng phần nào nói lên tình trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay.

Nhiều bạn trẻ thường bị thu hút vào phần bìa sách, tên tác giả hơn là nội dung và giữa muôn vàn thú vui để giải trí, việc tìm một góc yên tĩnh ngồi đọc sách có lẽ không thu hút bằng. Giữa thị trường sách hiện nay, sách cũ, sách mới… với hàng ngàn, hàng triệu đầu sách, khiến người ta không khỏi phân vân khi chọn sách cho chính mình.

Nằm trong con hẻm nhỏ yên tĩnh trên đường Cù Lao (quận Phú Nhuận), khách tìm đến với Kafkabookstore phần lớn là giới trẻ. Nhiều bạn trẻ rỉ tai nhau, sách ở đây rất có “gu”, bởi nó được chọn rất kỹ từ cô chủ tiệm và thường xuyên có những bài viết điểm sách trên mạng xã hội, thu hút đông đảo lượt thích và bình luận của giới trẻ.

Xuất thân là dân kiến trúc, nhưng với niềm đam mê đọc sách, chị Nguyễn Hoàng Liên đã lập nên Kafkabookstore, với những dòng sách văn học thế giới và trong nước.

Chị Liên chia sẻ: “Tôi lập nên Kafkabookstore với mong muốn làm một nơi chuyên về dòng sách văn học để những ai có nhu cầu dễ dàng tìm kiếm. Tôi cũng ấp ủ ý tưởng làm tiệm sách miễn phí để mọi người đều có thể đến đọc, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa đủ kinh phí, nên Kafkabookstore chủ yếu là bán sách”.

Kafkabookstore đoạt giải thưởng Sách hay 2016 (do Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục và Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh tổ chức) ở hạng mục giải Người trẻ chọn sách cho người trẻ.
Ngoài việc bán sách và giới thiệu sách trực tiếp tại tiệm, trang mạng xã hội của Kafkabookstore hoạt động khá mạnh mẽ với hơn 30.000 lượt theo dõi.
Phần lớn khách hàng của Kafkabookstore đặt mua sách trực tuyến, những quyển sách chưa có luôn được chủ tiệm ghi nhận và thông báo qua tin nhắn cho khách khi đã tìm được. Đây là một kiểu kinh doanh sách thông minh, phù hợp nhu cầu và cách đọc sách hiện nay của người trẻ.
Tìm một chỗ ngồi yên tĩnh trong tiệm sách bên cạnh cửa sổ, lần giở quyển sách mới mua, Minh Phương (ngụ quận Tân Bình) chia sẻ: “Tôi cũng thường xuyên đến đây vì không gian rất yên tĩnh và thoải mái để đọc sách. Mua sách ở đây cũng yên tâm, không lo gặp phải sách giả vì sách được chị chủ lựa rất kỹ và nhiệt tình giới thiệu”. Cũng giống như Minh Phương, Hoài Phong (sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM) cho hay: “Tôi thích đọc sách văn học nên đến đây dễ tìm được nhiều sách ưng ý hơn các nhà sách khác”.

Giữa lúc khá nhiều người vẫn than vắn thở dài về văn hóa đọc sách của giới trẻ, thì tiệm sách “kỳ lạ” của chú Trung, Kafkabookstore dù ít dù nhiều vẫn đang âm thầm lan tỏa một tình yêu đọc sách đến mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 9 sai lầm của văn hóa đọc

    19/04/2019Thiên MinhChữ là thứ có thể thờ, chơi, xin, cho, ăn cắp, mua bán, khoe khoang, khinh rẻ, nát (chữ dùng của nhà văn Nguyễn Việt Hà) hay đơn giản là dùng - tất cả phụ thuộc vào thái độ của người đọc...
  • Thảm họa văn hóa đọc và những bệnh tật của người Việt Nam thời “A còng”

    19/04/2019Sông HànMạng xã hội đặc biệt là facebook với những Status – lối viết ngắn, nhanh, đơn giản đã vô hình chung biến thành thảm họa của văn hóa đọc đối với người Việt Nam...
  • Những sai lầm trong văn hóa đọc của người Việt

    19/04/2019Nguyễn Long tổng hợpVăn hóa đọc của chúng ta đang đi xuống một cách đáng báo động, việc con số thống kê số sách bình quân người Việt đọc một năm chưa đến 01 cuốn. Văn hóa đọc đang vấp phải những sai lầm gì?
  • Văn hóa đọc ở Việt Nam, cần dựng lại từ nền móng

    21/11/2017Phạm TăngLật lại một vấn đề không mới tại một hội thảo có tính "chiến lược quốc gia", mới nhận ra rằng lâu nay chúng ta chưa hề có văn hóa đọc theo đúng nghĩa...
  • Văn hóa đọc làm thay đổi người Việt

    10/05/2017Nguyễn Văn LựSách không thiếu và đôi khi không tốn tiền mua, nhưng điều quan trọng, bạn có muốn đọc hay không?
  • Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia

    21/04/2017Nguyễn Quang ThạchĐẳng cấp của một quốc gia được đo bằng các sản phẩm khoa học, sức mạnh kinh tế và quân sự được thừa nhận. Chẳng hạn, thế kỷ 19, khi Jame Watt chế tạo ra máy hơi nước, mở đường cho công nghiệp nặng và chinh phục đại dương, nước Anh trở thành cường quốc hàng hải và xâm chiếm thuộc địa...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Văn hóa đọc phải bắt đầu từ gia đình

    21/04/2017Tuấn Kiệt thực hiệnPV Báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân về vấn đề văn hóa đọc trong cuộc sống hôm nay...
  • Văn hóa đọc của người Việt

    03/05/2016Trần Quang ĐứcNgười Việt hiện đại luôn tự hào có chữ Quốc Ngữ. Ít nhất, so với văn tự Hán Nôm, chữ Quốc Ngữ dễ đọc, dễ viết, dễ phổ cập giáo dục hơn nhiều. Đáng lý, người Việt hiện đại phải sớm hình thành cho mình văn hóa đọc...
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Văn hóa đọc và nhận thức của xã hội

    15/07/2014Cẩm TúSách giúp người ta thoát được những ràng buộc về không gian, thời gian, những điều kiện cụ thể để bước vào một thế giới khác. Thế nên mới có văn để tải đạo, cũng có văn để đọc chơi...
  • Khôi phục một văn hóa đọc lành mạnh

    13/05/2014Nguyên NgọcCó một dấu hiệu để đánh giá đáng tin cậy: số lượng sách in, chỉ trừ sách giáo khoa là sách bắt buộc học sinh phải mua, vẫn còn quá ít. Một cuốn tiểu thuyết in được một nghìn đến vài nghìn bản đã có thể coi là “hiện tượng”. Quả thật đó là điều rất bất thường, rất đáng lo lắng trong một đất nước có hơn 80 triệu dân...
  • Cần thực tâm đưa văn hóa đọc lên tầm cao

    20/04/2014Trà Giang thực hiệnCần tìm mọi cách nâng cao văn hóa đọc của dân chúng, nhất là bạn đọc trẻ hay cần bằng mọi giá chạy theo nhu cầu thị hiếu của họ? Trả lời vế đầu là trách nhiệm của giới lãnh đạo, còn lơ là với vế đầu mà dốc sức giải đáp vế sau là thái độ của những kẻ hám lợi nhưng luôn nhân danh văn hóa đọc...
  • Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

    27/08/2006Như Bìnhd“Muốn có văn hóa thì phải được giáo dục, định hướng, bồi dưỡng nhưng bạn đọc của ta hiện nay phần nhiều bối rối, bất lực và lạc lối giữa biển sách đủ loại, đủ màu sắc, hay-dở, tốt-xấu, thật -giả lẫn lộn”, dịch giả Đoàn Tử Huyến nói...
  • xem toàn bộ