Lãng quên Liệt sĩ, là đang sống vật vờ bên ngoài Tổ quốc

05:53 CH @ Thứ Sáu - 26 Tháng Bảy, 2019

17-2-2012

"Nhân Dân" không nói gì!
"Quân đội..." chẳng nói gì!
"Cựu chiến binh" chẳng thấy gì!
"Đại đoàn kết"... cũng rứa.
...
Bác Dứa đi chơi...

Xóm nghèo.
Mẹ già lọm khọm... tay run nén nhang.
Cay mắt... Oan?
Ngày này... năm ấy...
con ơi!
(Blog Cua Rận)


17-2-2009

Ga Hà Nội ,
5 giờ 30 sáng 17 tháng 2
năm hai ngàn lẻ chín
tôi vội vã xuống tàu
tìm người bán báo dạo…

Mấy chục măng sét báo xanh- tím- vàng -nâu
chẳng báo nào nhắc một dòng về biên giới
im như thể chưa hề biết tới
một sớm mai –giờ này này cách nay 30 năm
ở sân ga này hối hả những đoàn quân,

Im và im
như chưa hề biết tới một bình minh
máu đã nhuộm thắm sắc đào sơn cước
giây phút này, 30 năm trước…

Ôi Hà Nội , trái tim hồng cả nước
những huyết thư tuổi trẻ lên đường
cả Việt Nam rạo rực máu Lạc Hồng
máu cha ông truyền từ ngày “Sát Thát”
tất cả lên đường
nhằm biên cương phía Bắc!

ba mươi năm
Hà Nội sáng mai này
tôi cầm trên tay
những măng sét báo lặng câm


“Tuổi Trẻ” màu xanh
“Thanh Niên” màu tím…
“Công an” màu nâu
“Mua bán” màu vàng…

"Vedete" hôm nay
"Giá nhà đất thôi tăng"
"Đánh bạc on-lai"
chuẩn bị tăng giá điện"
...


Có măng sét báo nào hôm nay in màu đỏ hay không?
Chỉ cần một sắc đỏ
lặng im
vẫn cháy lòng tưởng nhớ
Khi chúng ta không dám nhắc thành lời!

...

Tờ báo cũ tháng trước rơi ra
Chạy tít đỏ
kỷ niệm cách mạng Cu Ba
Kỷ niệm chiếm trại lính Moncada
Lên án Israel ném bom Gaza

Aaaaaaa…
Hahaha…


Còn xương máu ông cha
Xương máu quân dân biên giới
Ba mươi năm không dám nhắc một dòng
Yêu hòa bình có nghĩa là im lặng!

Phải thế không?
Phải thế không?
Lê Đức Dục (Ga Hà Nội 6h sáng 17-2-2009)


Buổi sáng ngày 24/7/2011, tôi lặng lẽ leo 160 bậc đá lên tới đỉnh ngọn đồi ở Hoà An (Cao Bằng), nơi yên nghỉ của hàng trăm Liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc từ tháng 2/1979. Lên chỉ để thắp cho các anh một nén hương. Và đứng lặng rất lâu trước những ngôi mộ đang được huyện trùng tu.

Tôi đọc trên bia mộ: “ Liệt sĩ Hoàng Văn Dử, sinh tại Lạng Sơn, thuộc đại đội 10, trung đoàn 851, sư đoàn 346, hy sinh ngày 18/2/1979”; “ Liệt sĩ Triệu Quang Dũng, sinh tại Hoà An-Cao Bằng, thuộc sư đoàn 346, hy sinh ngày 24/2/1979”...

Và đây nữa “ Liệt sĩ Nguyễn Văn Vân, sinh năm 1962 tại Đại Từ-Thái Nguyên, thuộc đại đội 14, sư đoàn 346, hy sinh ngày 5/10/1984”, nghĩa là anh Vân hy sinh sau khi đất nước thống nhất hơn 9 năm.

Tất cả họ đã hy sinh khi giữ từng tấc đất, từng mỏm đá ngọn núi dòng suối của đất Cao Bằng.

Và từ nơi địa đầu Cực Bắc của Tổ quốc, tôi lại như nhìn thấy Hoàng Sa thân yêu của Tổ quốc ta, nơi vào tháng 1/1974 đã xảy ra trận hải chiến khốc liệt và đã có 74 chiến sĩ người Việt Nam hy sinh khi quyết giữ Hoàng Sa tới giây phút cuối. Họ đã chết và chúng ta đã mất Hoàng Sa.

Nhưng họ còn trong nỗi nhớ chúng ta, và Hoàng Sa thân yêu mãi mãi vẫn là “máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam".

Tôi như nhìn thấy Trường Sa thương yêu của Tổ quốc ta, nơi tháng 3/1988 đã chứng kiến một cuộc chiến đấu hoàn toàn không cân sức giữa những chiến sĩ hải quân Việt Nam làm nhiệm vụ xây dựng đảo Gạc Ma, lúc đó không mang vũ khí bên mình và những tàu chiến của hải quân Trung Quốc trang bị vũ khí mạnh. 64 chiến sĩ của chúng ta đã hy sinh, nhưng chúng ta vẫn còn giữ được hai đảo Cô Lin và Len Đao.
Mộ Liệt sĩ Hải quân trên đảo Nam Yết
Tôi bỗng thấy những ngọn núi đá Cao Bằng dưới nắng mai vút lên rực rỡ một vẻ đẹp ngỡ ngàng, khiến ta trào nước mắt.

Ai là người Việt Nam mà không yêu Tổ quốc mình đến quặn thắt, đến xót xa, ngay khi được ngắm nhìn những vẻ đẹp diệu kỳ của núi, của sông, của biển quê hương mình.

Xót xa vì cứ như từng tấc đất tấc biển đều thấm máu các Liệt sĩ . Là người Việt Nam, đã hy sinh vì Tổ quốc thì tất phải là Liệt sĩ.

Nhưng nhiều Liệt sĩ đã ngậm cười nơi chín suối bao nhiêu năm, song vẫn chưa chính thức nhận được danh xưng “Liệt sĩ”, mà Tổ quốc tôn vinh cho những đứa con trung hiếu của mình.

Cứ quặn thắt trong lòng, vì đất nước hoà bình đã 36 năm mà sự an nguy của Tổ quốc vẫn dồn nặng trên đôi vai những người chiến sĩ, dù là người chiến sĩ Biên phòng suốt chiều dài biên giới 332 km của Cao Bằng, hay người chiến sĩ giữ đất trời biển đảo Trường Sa.

Lòng biết ơn là một phẩm chất lớn của một dân tộc, cũng là một phẩm chất lớn của mỗi con người. Mà cao cả nhất của lòng biết ơn, là biết ơn những Liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Lòng biết ơn ấy không thể hời hợt, không thể hình thức, đãi bôi, nó phải thấm sâu vào lòng mỗi người Việt Nam.

Như máu hoà trong máu. Như một lời nguyền trong lặng lẽ: “Không một ai bị lãng quên, không một điều gì bị quên lãng”( Thơ On-ga Bec-gôn-nữ thi sĩ Nga vĩ đại).

Nếu lúc nào chúng ta lãng quên những Liệt sĩ của mình, chính là lúc ta đang sống vật vờ bên ngoài Tổ quốc.

(Nhà thơ Thanh Thảo)
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nén hương dâng ngày Thương binh Liệt sĩ

    26/07/2019Nguyễn Phan Quế MaiNgày thương binh liệt sĩ năm nay, khi thắp hương tưởng nhớ đến sự hy sinh của các liệt sĩ, tôi cũng muốn thắp lên hy vọng rằng những người ở lại sẽ làm nhiều hơn nữa để hài cốt của các liệt sĩ được đoàn tụ cùng gia đình, để nỗi đau chiến tranh được xoa dịu, và để thế hệ trẻ luôn ghi nhớ và trân trọng rằng hòa bình đã được đổi bằng bao máu xương...
  • Dòng sông Nêva xưa nhắn nhủ...

    12/03/2018Olga BerggoltzLũ trẻ lớn lên, giờ lại tiếp theo ta
    Lại nhắp lại vị ngọt ngào thuở trước
    Vẫn sông Nêva, bóng chiều, sóng nước...
    Nhưng nghĩ cho cùng, họ có lỗi đâu anh?
  • Những bài thơ về lẽ sống của chúng ta

    14/01/2017Bùi Quang MinhMỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại...
  • Làm việc vì nước vì dân!

    22/08/2015Phan Châu TrinhỞ phần nói về việc quan cốt để ích nước lợi dân, đầy tớ dân, làm dân tín nhiệm thì người ta chủ yếu lo xoay xở chức quyền, lo thu vén ích kỷ gia đình, vênh vang, hoang phí, vơ vét và áp bức dân chúng. Ngày xuân Nhâm Thìn, xin mời các bạn nghe đoạn thơ của Phan Châu Trinh (1872-1926) để ngẫm về dân tộc...
  • Nói với mình và các bạn

    11/08/2011Lưu Quang VũChúng ta tụm năm tụm ba
    Họp hành, giễu nhau, uống trà, đọc thơ, đi thực tế
    Ta viết những suy tư ngây ngô vờ là trí tuệ
    Những câu nhạt phèo chiếu lệ
    Những lời nhàm tai ai cũng quen rồi
  • Lưu Quang Vũ tâm hồn trở gió

    11/08/2011Phạm Xuân NguyênĐây là bài viết dịp kỷ niệm 10 năm mất anh chị Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh. Nay lại cộng thêm 10 năm nữa vào ngày mất của hai nhà thơ tài tình và tài hoa của đất Việt...
  • Nhớ những liệt sĩ chống Trung Quốc

    27/07/2011Bùi Quang Minh (sưu tầm)“Thông tin về các cuộc chiến tranh biên giới, hải đảo Việt - Trung ngày nay ít được truyền thông nhắc tới. Với tấm lòng yêu nước, lòng biết ơn nhớ nguồn, ngày kỷ niệm Thương binh - Liệt sĩ 27/7 hàng năm, chúng ta vẫn ngỏ lòng thương nhớ, biết ơn của dân tộc về những chiến sĩ đã từng tham gia và ngã xuống trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Như máu hoà trong máu. Như một lời nguyền trong lặng lẽ: “ Không một ai bị lãng quên, không một điều gì bị quên lãng”
  • Đoản khúc lương tri

    24/07/2011Hoàng Thanh TrúcBố vẫn biết áo cơm là sinh tử.
    Nhưng con ơi ! Nhân cách mới là Người
    Tờ lịch rơi tháng ngày còn lưu lại
    Sống ra sao với trăm vạn tiếng cười ?
  • Tổ quốc lâm nguy lòng người sao bình lặng được!

    21/07/2011Hoàng HườngTrước tình hình Biển Đông căng thẳng như hiện này, mỗi công dân Việt Nam đều mong muốn biểu cảm lòng yêu nước của mình. Dù là nhạc sĩ chuyên nghiệp hay không chuyên thì những tác phẩm ra mắt là những cảm xúc chảy ra từ tim và có khả năng làm hàng triệu trái tim Việt Nam cùng thổn thức.
  • xem toàn bộ