Bài phát biểu của GS Tương Lai trong lễ tưởng niệm 27-7

08:44 CH @ Chủ Nhật - 27 Tháng Bảy, 2014

Kính thưa các cụ, thưa quý vị,

Trong những ngày nặng trĩu suy tư này, hôm nay, 27 tháng 7 năm 2011, ngày thương binh liệt sĩ, ngày tổ quốc tri ân những người đã bỏ mình vì đất nước để có một Việt Nam ngàn năm văn hiến do ông cha để lại, non sông quy vào một mối, chúng ta có mặt tại đây để cùng đồng bào cả nước nghiêng mình trước anh linh những người đã bỏ mình vì sự toàn vẹn của đất nước.

Trước tình hình nóng bỏng ở Biển Đông do những thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm hải phận của ta, bắt giữ hãm hại ngư dân chúng ta, cắt cáp thăm dò dầu khí ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của ta, tiếp tục những tội ác của chúng đã gây ra tại Hoàng Sa năm 1974 khiến 74 người con yêu của đất nước đã hy sinh và năm 1988 lại 88 chiến sĩ dũng cảm nữa ngã xuống tại Trường Sa vì chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Và rồi , máu của Việt Nam vẫn đang chảy trên Biển Đông.

Quả thật chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đã không cam chịu một nước Việt Nam thống nhất và hùng mạnh làm cản trở tham vọng nuốt trọn Biển Đông và tràn xuống Đông Nam Á như xưa kia cha ông chúng đã từng theo đuổi. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 do Đặng Tiểu Bình phát động, đánh một đòn hiểm khi những vết thương chiến tranh kéo dài hơn một phần tư thế kỷ trên đât nước ta chưa kịp hàn gắn, đời sống của nhân dân ta cực kỳ khó khăn, đã phơi trần dã tâm chưa lúc nào từ bỏ của chúng.

Vì vậy, hôm nay trong lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây nam và ở Hoàng Sa, Trường Sa chúng ta thành kính nghiêng mình tưởng nhớ đến những người đã khuất, sẻ chia với những thương binh, bệnh binh và gia đình của những người đã nằm xuống trong chiến tranh những cam go họ đang phải chịu đựng.

Kinh Thánh có viết : “Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn.” (Is. 50,4). Những điều chúng ta nói lên hôm nay để tưởng niệm những người đã ngã xuống, máu của họ đã thấm đẫm trên từng thước đất, thước biển của tổ quốc ta, là những lời nói gan ruột.

Đức Phật lại dạy : “Nước mắt nào cũng cùng một vị măn, máu của người nào cũng cùng một màu đỏ”. Chúng ta càng thấm thía rằng, máu nào đã tô thắm mảnh đất thiêng này cũng là máu Việt Nam.

Vì thế, chúng ta nhớ lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”, để khẳng định quyết tâm xóa bỏ mọi kỳ thị định kiến, góp tâm góp sức làm lành vết thương chứ không để cho cho cơ thể Tổ quốc tiếp tục rỉ máu. Giọt nước mắt Việt Nam nào cũng có vị mặn, giọt máu nào của cơ thể Việt Nam cũng màu đỏ.

Chúng ta càng ghi nhớ lời dạy của ông cha ta : “Gươm dơ lấy nước làm sạch. Nước dơ lấy máu làm sạch”. Máu của bao thế hệ Việt Nam đã tưới đẫm từng thước núi, tấc sông của Tổ quốc từ thưở Vua Hùng dựng nước cho đến tận hôm nay quyết không uổng. Vì thế, để xứng đáng với truyền thống quật cường dựng nước và giữ nước mà ông cha ta muôn đời truyền dạy, chúng ta quyết không một phút mơ hồ trước mưu toan xâm lược nhằm thực hiện mộng bành trướng của các thế lực hiếu chiến Trung Quốc.

Chúng ta cảm động khi thấy tên của những người anh hùng trong các trận quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa của năm 1974 và Trường Sa của năm 1988 được những thanh niên yêu nước giương cao trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngay tại Hồ Hoàn Kiếm, trái tim của Thủ đô ngày 24.7.2011 vừa qua. Tấm gương hy sinh của thế hệ đi trước đang tiếp sức cho thế hệ hôm nay tỉnh táo và hiên ngang thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, không đang tâm ngồi nhìn bọn cướp nước đang trăm mưu nghìn kế thực hiện chính sách thâm hiểm của chúng. Đó chính là cách thiết thực nhất, mạnh mẽ nhất trong vô vàn những cách thức khác nữa để tưởng niệm những người đã khuất

Vì thế, giọt nước mắt trong lễ tưởng niệm này cũng là “…Giọt nước mắt thương dân. Dân mình phận long đong…như người nhạc sĩ tài hoa nọ đã hát. Đây chính là “ dòng nước mắt trong tim. Chảy lai láng vào hồn…” của mỗi chúng ta. Tâm hồn của mỗi chúng ta đang hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, trái tim của mỗi chúng ta đang đập theo nhịp sóng Biển Đông. Chúng ta mong đợi Quốc Hội đang họp sẽ có một Nghị quyết toàn diện và mạnh mẽ về Biển Đông, tiếp sức thêm cho hành động yệu nước của chúng ta.

Lễ tưởng niệm này chỉ là một dấu nhấn trong toàn cảnh hoạt động của mỗi người dân yêu nước. Chúng ta tin rằng anh linh của các liệt sĩ tại các trận chiến đấu trên biển năm 1974, 1988, cuộc chiến đấu trên bộ ở biên giới Tấy nam và Biên giới phía băc năm 1979, hồn thiêng sông núi muôn đời Việt Nam, chứng giám cho nhịp đập trái tim yêu nước của tất thảy những lương tâm Việt Nam, để họ biết cách hiến dâng những suy tư và hành động cao cả cho sự nghiệp thiêng liêng của đất nước.

Một lần nữa, xin kính cẩn nghiêng mình.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nén hương dâng ngày Thương binh Liệt sĩ

    26/07/2019Nguyễn Phan Quế MaiNgày thương binh liệt sĩ năm nay, khi thắp hương tưởng nhớ đến sự hy sinh của các liệt sĩ, tôi cũng muốn thắp lên hy vọng rằng những người ở lại sẽ làm nhiều hơn nữa để hài cốt của các liệt sĩ được đoàn tụ cùng gia đình, để nỗi đau chiến tranh được xoa dịu, và để thế hệ trẻ luôn ghi nhớ và trân trọng rằng hòa bình đã được đổi bằng bao máu xương...
  • Học cách nói thật để yêu Tổ quốc mình

    26/07/2019Phan ĐăngTôi muốn bắt đầu bài viết có chủ đề rất vĩ mô này bằng một câu chuyện rất vi mô. Đó là khoảng 2 năm trở lại đây, tôi có thói quen hay ngồi ở một hàng trà đá bên Bờ Hồ vào các buổi tối để ngắm người đi đường – ngắm cái “dòng chảy thiên hạ” với muôn hình vạn trạng những biểu hiện khác nhau...
  • Làm gì để phát triển cá nhân và Tổ quốc?

    24/07/2017Huy NguyễnTôi đã đọc qua những bài viết và nhận định của bạn đọc trên VnExpress về cách định hướng cho tương lai của mình. Phần đông có khuynh hướng thiên về cách làm ra tiền dựa trên nền tảng đột phá cá nhân trong kinh doanh, hơn là căn cứ vào kiến thức phổ quát theo nguyên lý người Việt thà làm chủ hơn làm công...
  • Tổ quốc

    16/10/2015Nhà văn Thiếu SơnTrong cái giáo dục này, phải giữ tâm cho chính, ý cho thành, yêu là yêu thật, thương là thương thật, rồi ta mới thấy nảy nở ra những thanh tình mỹ cảm, đối với mình đủ gây nhân cách cho mình, đối với đồng bào biết tương thân tương ái, đối với quốc gia biết làm người công dân xứng đáng...
  • Chân lý của Tự do

    11/07/2012Hà YênHướng tới Tự do là khát vọng của nhân loại, Vì vậy Tự do được coi là một phạm trù Triết học. Góc nhìn để nhận thức Tự do cũng khá rộng, vì thế các Triết gia không ngừng tìm kiếm một định nghĩa Tư do theo góc nhìn và cách hiểu của mình trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể...
  • Những đứa con xứng đáng

    16/07/2011Nhà văn, nhà báo Lưu Quý KỳHồn người xưa nếu có thương có lẽ cũng đã mỉm cười sung sướng.
    Bởi vì, thế hệ đã nối tiếp được sự nghiệp đẫm máu, vinh quang của thế hệ trước.
    Bởi vì, cái khí thế quật cường, bất khuất, qua bao gió mưa bão táp của các thời đại vẫn được kể truyền từ đời này qua đời kia.
  • Có nên bao cấp lòng yêu nước?

    06/07/2011Phạm Gia MinhKhông thể có chỗ đứng cho cơ chế bao cấp đối với lĩnh vực thiêng liêng nhất trong trái tim và khối óc mỗi người Việt chúng ta, đó là lòng yêu nước. Bởi lẽ biển cả trí tuệ và lòng dũng cảm của nhân dân bao giờ cũng vô địch, nó có thể đưa cả con tàu vượt ngàn trùng nhưng cũng có thể lật thuyền ngay cả nơi nước cạn...
  • Điều Ngàn năm muốn nói…

    25/06/2011Nguyễn CẩnKhi Hà Nội tưng bừng lễ hội kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, người dân đã sống những ngày thật sự có ý nghĩa. Họ nhớ đến lịch sử và những năm tháng hào hùng trong niềm kiêu hãnh của người dân thủ đô, của người con đất Việt. Lễ hội đi qua cũng là lúc người ta xem xét những gì còn lấn cấn, vướng mắc khiến lễ hội có những điều không như ý: ngoài chuyện giữ xe “chém đẹp”, chen chúc mất trật tự… thì phải kể đến thái độ phá hoại công sản như bứt phá cây cảnh, vứt rác xuống hồ Gươm.
  • Lòng yêu nước

    20/06/2011TS. Phạm Gia MinhLòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo( người nắm quyền cai trị) và người dân ( kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua , quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh...
  • xem toàn bộ