Lên đồng sẽ bị cấm?

05:34 CH @ Thứ Năm - 08 Tháng Mười, 2015

Lên đồng có thể sẽ bị cấm - một nội dung của dự thảo Thông tư về Quy chế hoạt động văn hóa & kinh doanh dịch vụ công cộng, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch. PV Tiền Phong trao đổi với nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền xung quanh vấn đề này.


Chịu không ít kỳ thị nhưng lên đồng vẫn có chỗ đứng trong đời sống. Theo anh vì sao?

Lên đồng (còn gọi hầu đồng) là nghi thức hành lễ quan trọng của những người gia nhập tín ngưỡng Tứ phủ. Cần thấy rõ, đây là tín ngưỡng nội sinh, không phải du nhập kiểu như đạo Phật hay đạo Thiên chúa. Điện thần Tứ phủ đại đa số là các vai vế thánh thần thuần Việt, là các biểu tượng Mẹ, Cha cùng hệ thống các vị thần linh dân tộc. Đó là các nhân thần hay các anh hùng văn hóa được đúc kết lâu đời trong dân gian.

Tín ngưỡng Tứ phủ còn sản sinh ra một thể loại âm nhạc đặc sắc, gắn bó hữu cơ với các nghi thức thờ phụng, là nghệ thuật hát văn. Bên cạnh nhu cầu niềm tin cõi tâm linh, nhu cầu thụ cảm nghệ thuật âm nhạc (hát văn) được đẩy lên tầm cao của các con nhang đệ tử.

Từ bao đời nay, cuộc sống của nhạc sĩ thể loại hát văn (tức cung văn) luôn gắn bó mật thiết với các cuộc hầu đồng. Có rất nhiều phả hệ cung văn đồ sộ minh chứng cho sức sống mãnh liệt của hát văn trong lịch sử âm nhạc dân tộc.

Về mặt logic, sự trường tồn của một loại hình tôn giáo tín ngưỡng đã nói lên phần nào giá trị của nó. Từ nghìn đời nay, cái mà con người cần là niềm tin để sinh tồn, bất luận nó thực hư bao nhiêu phần và hợp lý đến đâu. Niềm tin tôn giáo tín ngưỡng là vậy! Còn nếu coi những điều không có thật hay điều không thể chứng minh là nhảm nhí, là mê tín dị đoan thì chúng ta sẽ tự đối mặt với vô số vấn đề hiện tồn trong lịch sử nhân loại.

Với vị trí quan trọng trong nghi lễ tín ngưỡng của người Việt như vậy, lên đồng nếu bị cấm sẽ tạo hiệu ứng thế nào, theo anh?

Việc cấm lên đồng là một động thái nhạy cảm với tín ngưỡng dân tộc. Sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh. Chẳng hạn người dân sẽ đặt câu hỏi tại sao những cuộc hành lễ tín ngưỡng ở những tôn giáo du nhập thì được phép, còn lên đồng là hành lễ tín ngưỡng thuần chất dân tộc thì bị cấm?

Cấm hầu đồng cũng có nghĩa cắt đứt một phần thu nhập quan trọng của tầng lớp cung văn ở mọi miền đất nước. Đó cũng là cú sốc không nhỏ với những nghệ sĩ dân gian, vốn lấy lời ca tiếng đàn chầu văn làm cái nghiệp kiếm miếng cơm manh áo.

Cũng may lệnh cấm mới chỉ quy định trong khuôn khổ lễ hội chứ chưa bao trùm không gian tín ngưỡng khác. Hy vọng dự thảo sẽ được chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế.

Nhưng chúng ta không thể làm ngơ trước sự biến tướng, buôn thần bán thánh đang phổ biến trong các hoạt động tín ngưỡng?

Khái niệm buôn thần bán thánh theo tôi cần nhìn nhận đúng mức. Bản thân con người khi tìm đến một cõi tâm linh siêu phàm để trao gửi, cầu xin với một hệ nghi thức hành lễ cúng bái thì cũng có nghĩa họ đã đặt niềm tin trong một cuộc xin - cho tưởng tượng.

Biểu diễn hầu đồng phục vụ du khách tại Thiên Đường Bảo Sơn . Ảnh: Hồng Vĩnh

Từ thời nguyên thủy đến nay, có tôn giáo tín ngưỡng nào sinh ra mà không ít nhiều thỏa mãn nguyện vọng tư lợi của con người? Tôi cầu xin, tôi sắm lễ vật cúng bái, tôi cúng con gà, con trâu cũng là để xin thánh thần ban cho sự bình an, hạnh phúc, lợi lộc. Sự biến tướng tới mức được coi là thái quá hẳn cũng do quan niệm “trần sao âm vậy”.

Tùy vào tầm dân trí mà người ta sẽ trao gửi, đặt cược một phần hay toàn bộ niềm tin vào việc cầu cúng, lễ bái. Trong chúng ta, từ quan chức tới dân thường có mấy ai dám tự tin rằng mình không bao giờ đặt lễ cầu xin cho bản thân?

Cái mức độ xin- cho như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức, tri thức của người tham gia tín ngưỡng. Tuy nhiên việc hành lễ tốn kém, đốt vàng mã với số lượng lớn thường dễ bị coi là buôn thần, bán thánh.

Theo anh, phải ứng xử với những biến tướng đó ra sao?

Cái khó là tín ngưỡng và mê tín dị đoan thường khó phân biệt. Theo tôi, không thể xác định mức độ niềm tin tín ngưỡng, càng không thể nói CẤM hay CỨ ở các hoạt động. Có chăng chỉ nên quảng bá giáo dục phổ cập thường xuyên trên các phương tiện truyền thông.

Ví dụ, cần khẳng định tục đốt vàng mã là học từ người Trung Hoa, không mang tính đại diện cho tín ngưỡng bản địa. Người tham gia tín ngưỡng đừng hy vọng thánh thần sẽ ban phúc, lộc cho họ căn cứ vào số lượng vật phẩm mà họ sắm sửa cúng bái.

Bởi nếu điều đó là sự thực, lẽ nào các thánh nhân cũng như quan tham nơi trần thế. Và nếu là quan tham thì họ chẳng đáng được nhang khói phụng thờ. Tôi tin rằng nếu hiểu được bản chất vấn đề, tự nhiên người dân sẽ bớt dần các hủ tục hay các khoản chi phí cúng bái tốn kém.

Trong một xã hội văn minh, chỉ nên cấm những gì làm ảnh hưởng đến an ninh, môi trường xã hội. Ví dụ đánh nhau trọng thương trong lễ hội, hay có thể gây ra những cuộc loạn đả kiểu như cướp ấn, cướp cầu mà mọi hành động diễn ra đều có nguy cơ xâm hại thân thể con người.


Chỉ cấm lên đồng dạng mê tín dị đoan

Ông Lê Anh Tuyến, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ VHTTDL, Trưởng ban soạn thảo Thông tư Quy định chi tiết các quy định về lễ hội tại Quy chế Hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ công cộng, ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP, lý giải:

“Cấm ở đây là cấm hành vi lên đồng dạng sấm truyền, nhập vào người này người nọ để phán, tuyên truyền mê tín dị đoan. Không cấm những hoạt động như liên hoan hầu đồng với sự trình diễn ca múa, âm nhạc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa dân gian của công chúng. Chúng ta nên phân biệt hai chuyện này”.

Điều 4, dự thảo Thông tư Quy định chi tiết các quy định về lễ hội tại Quy chế Hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ công cộng, ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP nêu rõ: “Cấm tổ chức các hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xin ấn, xóc thẻ, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức khác có tính chất mê tín dị đoan”.

Như vậy, có sự không rõ ràng ở đây: Cứ lên đồng là cấm, hay chỉ “các hoạt động lên đồng có tính chất mê tín dị đoan” mới cấm? Điều này cơ quan quản lý phải xác định rõ. Ngay quan niệm thế nào là mê tín dị đoan cũng đủ gây tranh cãi.

Chính ông Tuyến cũng cho biết: “Hành vi tổ chức hoạt động lên đồng đã nằm trong quy định xử phạt của Nghị định 75/2010/NĐ-CP với mức phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng (có hiệu lực từ ngày 1-9-2010)”.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm linh và Mê tín

    15/06/2020Đỗ Kiên CườngBài “Đất thiêng một giải nghiệm” trên Văn nghệ số 32, ngày 11-8-2007, khá điển hình cho một trào lưu mới tại nước ta hiện nay. Đó là sự lên ngôi của “khoa học tâm linh” hay các hoạt động mang tính tâm linh khác, tuy khái niệm tâm linh chưa bao giờ được làm rõ hay đạt sự đồng thuận. Đây là vấn đề quan trọng mà nếu không giải quyết, có thể gây nhiều hiểu lầm...
  • Chuyện mê tín của người thời nay

    30/10/2017Lê CẩnĐời sống tâm linh của con người đương đại vẫn có những góc khuất dành cho những điều không thể lý giải được bằng thực nghiệm hay khoa học. Mê tín là những niềm tin “truyền tử lưu tôn” từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm trước. Không có cơ sở khoa học nào hết, nhưng chúng vẫn luôn chi phối sinh hoạt của con người một cách vô thức hay có ý thức
  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Tín ngưỡng hướng về con người

    10/05/2016Nguyễn Hào HảiCon người trong đời sống có cần đến những niềm tin, đức tin để sống không? Pascal, nhà triết học Pháp đã cho rằng: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật"...
  • Tâm Linh…???... Chính là đức tin vậy

    04/02/2009Nguyễn Tất ThịnhNgười khác có thể tin Bạn sẽ có điều không hay, nhưng chính Bạn thì lại có khuynh hướng tin vào những điều, những cách thức có thể nào đó để mình hay hơn hoặc đỡ tồi đi. Bởi vậy Bạn biết sợ, lo xa mà muốn biết trước, cho dù manh nha…Đó là điều kì diệu ! Cho nên bản chất của Đức Tin là ở trong chính Bạn...
  • 55% dân số Mỹ tin là có thần

    28/04/2007Dạ VũTheo Asahi (7/6/2005) hiện nay tại Mỹ đang nổi lên chủ trương đưa vào giảng dạy trong nhà trường học thuyết Intelligent Design cho rằng "trong bối cảnh ra đời và tiến hóa của sự sống (hay sinh mạng) có một sự thiết kế trí tuệ.Tại nước này phái cực hữu trong Kito giáo chiếm vị trí ưu thế, quan niệm rằng, theo Ký sáng Thế của Cựu ước Thánh thư, thiên địa và con người là do thần sáng tạo ra...
  • Tử vi: Khoa học hay mê tín

    11/11/2005Hoàng Tùng (Tổng hợp từ các báo Trung Quốc)Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị...
  • xem toàn bộ