Lời thúc giục cho sự nghiệp văn hóa nước nhà

12:48 CH @ Thứ Sáu - 28 Tháng Ba, 2014

Lễ trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần 7-2014 vừa tổ chức đêm 24-3 tại TP.HCM dành cho các cá nhân đoạt giải thuộc ba hạng mục: Vì sự nghiệp văn hóa - giáo dục, Dịch thuật và Nghiên cứu...

Theo đó, cùng nhận giải Vì sự nghiệp văn hóa - giáo dục là ông Thomas J. Vallely với những đóng góp cho nền giáo dục đại học VN và hai vợ chồng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - nhà thơ Lê Giang với những đóng góp xuất sắc trong việc sưu tầm, nghiên cứu và truyền bá văn hóa dân gian Nam bộ; phó giáo sư Ngô Đức Thọ với hành trình nghiên cứu, dịch thuật và truyền bá văn hóa Hán Nôm trong nhiều năm qua được trao giải Dịch thuật lần này. Và giải Nghiên cứu được trao cho nhà nghiên cứu sử học Tạ Chí Đại Trường, với ghi nhận “những đóng góp độc đáo và mới mẻ của ông trong nghiên cứu sử học”.

Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh là hoạt động của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh (trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật VN), tiền thân là Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh, được thành lập từ năm 2006. Quỹ có sứ mệnh “Góp phần phục hưng, du nhập, khởi phát và lan tỏa tinh thần canh tân văn hóa - giáo dục trong cộng đồng”. Giải thưởng được trao hằng năm, dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động văn hóa - giáo dục, các nhà khoa học, các dịch giả trong và ngoài nước.

Như vậy, năm nay hạng mục VN học của Giải thưởng Phan Châu Trinh đã không có chủ nhân.

Trong diễn từ nhận giải lần này, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ cho rằng: “Tình hình văn hóa giáo dục nước nhà hiện nay không cho phép ai ai chỉ lo lấy phần mình, mà rất cần đội ngũ quyết tâm, thật sự biết quý trọng văn hóa, biết xăn tay áo, vạch kế hoạch bảo tồn văn hóa dân tộc, khẩn trương gìn giữ những gì ông cha để lại bằng một tinh thần mới”.

Phó giáo sư Ngô Đức Thọ xem giải thưởng này như một lời nhắc nhở cho sự nghiệp nghiên cứu Hán Nôm của ông, và “mong sao chúng ta sớm tìm ra phương cách thích hợp với thời kinh tế thị trường để có thêm nhiều công trình dịch thuật giới thiệu các tác phẩm Hán Nôm, đáp ứng mục tiêu chấn hưng văn hóa nước nhà”.

Nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường vì lý do sức khỏe đã không đến được buổi trao giải nhưng ông cũng gửi đến bài diễn từ, trong đó bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đến lịch sử nước nhà và lịch sử ngành sử học kể từ khi VN độc lập năm 1945 đến nay.

Ông Thomas J. Vallely - nhà sáng lập Chương trình VN tại Đại học Harvard - trong diễn từ của mình đã nhấn mạnh nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của cải cách giáo dục ở VN. Ông nói: “Khả năng cải cách giáo dục của chính phủ nhằm cải thiện cơ hội giáo dục cho người dân sẽ quyết định đáng kể cách thức người dân cảm nhận về chính phủ của mình”. Và ông cũng cảnh báo về một cái bẫy nguy hiểm đối với các quốc gia là “niềm tin cho rằng mình là ngoại lệ, vượt ra ngoài những quy tắc có tính phổ quát”. Ông cũng cho biết qua quá trình theo dõi ông đã nhận ra cái “ngoại lệ VN” thể hiện ít nhất ở hai lĩnh vực: cách thức đo lường, đánh giá tiến bộ; và quản trị đại học. Nguyên thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải nhân dịp này cũng có gửi đến buổi lễ trao giải một bức thư ngắn chúc mừng cá nhân ông Thomas J. Valledly, bày tỏ: “Anh rất xứng đáng với giải thưởng văn hóa có uy tín trong xã hội, đặc biệt là trong giới trí thức VN”.

Dịp này, hội đồng quản lý Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh cũng thông báo bắt đầu từ năm 2015, hệ thống giải thưởng Phan Châu Trinh sẽ có thêm một giải thưởng mới có tên “giải thưởng Tinh hoa văn hóa VN thời hiện đại” nhằm tôn vinh sự nghiệp suốt đời của những nhà văn hóa lớn kể từ khoảng đầu thế kỷ 20, còn sống hay đã mất.

Nguồn:Tuổi trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Tôi dịch triết học với mong muốn VN có ngôn ngữ triết học”

    06/02/2015Kim Anh thực hiệnGiải thưởng này càng cao quý đối với tôi vì nó mang tên của một nhà trí thức, nhà tư tưởng kiệt xuất của dân tộc ta mà tôi hằng ngưỡng mộ - Phan Châu Trinh. Liên hệ so sánh Phan Châu Trinh với V.Soloviev, tôi bất ngờ nhận ra hơn một nét tương đồng, hơn một điểm gần gũi giữa hai trí tuệ lớn và hai lương tâm lớn này. Cả Soloviev lẫn Phan Châu Trinh đều cho chúng ta những tấm gương sáng không phai mờ về chủ nghĩa yêu nước đích thực.
  • NNC Sử học Tạ Chí Đại Trường nhận giải Phan Châu Trinh

    27/03/2014Lê HuyềnVới những đóng góp độc đáo trong nghiên cứu sử học, nhà nghiên cứu Sử học Tạ Chí Đại Trường đã vinh dự nhận giải Nghiên cứu, giải Văn hóa Phan Châu trình lần thứ 7...
  • “Phan Châu Trinh hiện đại một cách lạ lùng!”

    24/03/2014Anh Kiệt thực hiệnNgay trong lúc bị thực dân Pháp cai trị, một quốc tang độc nhất vô nhị được nhân dân cả nước đồng loạt tổ chức. Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị, 100.000 người Sài Gòn xuống đường đưa tang...
  • Họa sỹ Trần Duy: “Suy nghĩ về nghệ thuật”

    17/03/2014Thụy Khuê thực hiệnĐứng trước thay đổi lớn về xã hội, một con người không có một cái gì để nương tựa cả, tôi rất hoang mang và cũng không biết đi đâu. Anh Phùng Quán sau này bảo dựa vào thơ mà sống. Thì cái mà tôi vẫn bíu vào nó, là mĩ thuật. Chính mĩ thuật làm cho tôi sống lại được. Lúc đó tôi rất bế tắc, khủng hoảng...
  • Diễn từ tại lễ trao giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh

    27/03/2010Dịch giả Phạm Vĩnh CưTrong sáng tác của Soloviev và của nhiều nhà tư tưởng Âu – Mỹ lỗi lạc khác, có thể tìm thấy nhiều chỉ dẫn và gợi mở quý báu cho sự phát triển cá nhân, cho sự điều hành quan hệ, giải quyết những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, chính vì thế mà việc dịch thuật và quảng bá những trước tác của họ rất đáng được xã hội và nhà nước Việt Nam cổ lệ và trợ giúp, vì lợi ích trước mắt và lâu dài của đất nước và dân tộc.
  • Tôi nghĩ và làm giáo dục như thế

    25/03/2010Hồ Ngọc ĐạiNền giáo dục hiện đại nếu đã coi Nhà trường là nơi Học sinh đang sống cuộc sống thực của chính mình thì Học sinh phải được hưởng Lợi ích cơ bản nhất: Đi học là hạnh phúc, mà Học sinh có thể tự mình cảm nhận được: Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui!
  • xem toàn bộ