Lời chúc đầu năm: Lợi mình Lợi người

09:25 CH @ Chủ Nhật - 31 Tháng Mười Hai, 2017

Lời chúc năm mới nào cũng là chúc nhau hạnh phúc. Đông thì Vạn Sự Như Ý, Tây thì Happy New Year.

Chúc nhau hạnh phúc thì phải rồi. Bởi vì hạnh phúc là điều chúng ta đi tìm kiếm, thực hiện suốt cả năm. Và cả đời.

Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Đơn giản, đó là khi chúng ta có được một lợi ích nào đó hoặc đang làm một lợi ích nào đó cho mình. Vậy thì, lợi ích cho chính mình là hạnh phúc. Và lợi ích ấy bao gồm cả thân tâm, nghĩa là lợi ích phải bao gồm cả vật chất và tâm thức. Hạnh phúc phải bao gồm vật chất và tâm thức, thân và tâm, nên chúng ta vẫn thường chúc “Thân tâm thường an lạc”.

Lợi ích ấy nhỏ hẹp, cạn cợt, chóng qua thì hạnh phúc nhỏ hẹp, cạn cợt, chóng qua. Lợi ích ấy lớn lao, sâu xa, bền vững thì hạnh phúc lớn lao, sâu xa, bền vững.

Nhưng lợi ích cho chính mình là gì? Ai mà chẳng thương mình và tìm lợi ích, nghĩa là hạnh phúc, cho mình? Nhưng quả thật, biết thật sự thương mình là khó, biết tìm lợi ích đích thực cho mình là khó, biết tạo dựng hạnh phúc đích thực cho mình là khó. Biết bao nhiêu lần chúng ta không thương mình, tự hại mình; biết bao nhiêu lần lợi ích, hạnh phúc hôm trước trở thành tai hại, bất hạnh hôm sau. Hơn nữa, tự lợi cho mình mà gây hại cho người khác thì thân tâm có yên ổn không. Làm sao mà có hạnh phúc đích thực được?

Phiền não, khổ đau là kết quả của việc không biết thương mình, không biết làm lợi ích cho mình, không biết gây dựng hạnh phúc cho mình.

Thế nên kinh Pháp Cú nói:
Nếu biết thương lấy mình
Hãy khéo bảo vệ mình
Người trí trong ba thời
Phải luôn luôn tỉnh giác.


Dễ làm việc bất lợi
Gây tai hại cho mình
Nhưng quả khó làm thay
Việc lợi ích tốt đẹp.

(Phẩm Tự ngã câu 1, câu 7)

Một khi chúng ta có quan niệm đúng, cái nhìn đúng về đời sống (chánh kiến), tư duy đúng (chánh tư duy), hành động đúng (chánh nghiệp) và làm ăn đúng (chánh mạng) thì đó là lúc chúng ta biết thương mình, biết làm lợi ích cho mình, biết tạo hạnh phúc cho mình. Khi ấy, mỗi ngày là một ngày biết thương mình, một ngày làm lợi ích cho mình, một ngày gieo và gặt hạnh phúc cho mình. Một ngày biết thương mình, làm lợi ích cho mình, tạo và hưởng hạnh phúc của mình, đó là lời chúc tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể chúc, có thể cầu nguyện cho một người.

Hạnh phúc ấy có thể nhân lên cho nhiều người. Nhiều người biết thương lấy chính họ, biết làm lợi ích cho chính họ, biết tạo dựng hạnh phúc cho chính họ, thì hạnh phúc của chính chúng ta phải được nhân lên nhiều lắm lắm. Chẳng phải làm cho người khác được lợi ích, được hạnh phúc thì cái gia tài “lợi ích và hạnh phúc” của chính chúng ta càng lớn thêm sao? Có phải sự chia sẻ làm cho một sự vật nhỏ bé trở thành lớn thêm ra? Và cái nhỏ hẹp, cạn cợt, chóng qua khi được chia sẻ mà còn nẩy nở ra thế; huống hồ cái lớn lao, sâu xa, bền vững muôn đời thì khi được chia sẻ ắt phải là một niềm vui không thể nói.

Lợi được mình là hạnh phúc thì lợi được người hạnh phúc càng lớn hơn. Người khác đã cho chúng ta cơ hội lợi được mình – không có người khác hỗ trợ, chúng ta rất khó lợi được mình – và cũng cho chúng ta cơ hội lợi được người. Người khác là ân nhân của chúng ta trong cuộc tìm cầu hạnh phúc chân thật. Thành tâm chúc thọ cho ai, tâm chúng ta hoan hỷ, hẳn nhờ thế mà chúng ta thọ được thêm vài ngày. Làm lợi ích cho ai cũng tức là tự làm lợi cho mình vậy.

Cho nên người có trí thì có thể hài hòa, thậm chí hợp nhất hai công việc: khi lợi mình cũng là lợi người, khi lợi người cũng là lợi mình. Nếu chúng ta làm được như vậy thì lúc ấy chúng ta có được sự biết thương mình lớn nhất, sự lợi ích lớn nhất, hạnh phúc lớn nhất. Khi ấy phước lộc thọ (theo truyền thống đời thường ở Á châu) hay phước đức, từ bi và trí huệ (theo Phật giáo) của chúng ta là của rất nhiều người, thậm chí của mọi người. Khi ấy phước của chúng ta là phước của tất cả mọi người, lộc của chúng ta là lộc của tất cả mọi người, thọ của chúng ta là thọ của tất cả mọi người.

Một “cái tôi và cái của tôi” được chia sẻ đến vô hạn thì “cái tôi và cái của tôi” ấy trở thành vô hạn. Lợi ích, hạnh phúc của một cá nhân được chia sẻ tới vô hạn thì khi ấy lợi ích, hạnh phúc của cá nhân ấy và cả cá nhân ấy đã trở thành vô hạn. Sự cho là vô tận thì người cho và cái được cho cũng là vô tận. Khi ấy chúng ta bắt đầu tin lời của Đức Phật: “Cánh cửa bất tử đã mở ra...”.

Thế nên lời chúc đầu năm “Lợi mình lợi người” có thể dùng cho bất cứ năm nào, có thể dùng cho bất cứ đời nào, có thể vĩnh viễn được dùng.

Đó là một lời chúc vĩnh cửu. Dưới lời chúc vĩnh cửu ấy của đạo Phật, chúng ta đi, trên con đường vĩnh cửu của tự do, hạnh phúc và an vui.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Biết mình và biết người

    11/01/2011Nguyễn Văn TrọngSo sánh sự khác biệt giữa mình và người một cách tỉnh táo để nhìn ra cái hay cái dở, rồi từ đó tự tu chỉnh biến đổi văn hóa của mình theo hướng tiến bộ văn minh - đó là công việc mà mỗi dân tộc đều phải làm, nếu không muốn cam chịu số phận tụt hậu trong quá trình toàn cầu hóa...
  • Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức

    13/02/2019Đức ThiệnPhúc bao giờ cũng đi đôi với Đức. Ai cũng trách phúc lợi, phúc lộc nhưng lại quên phúc đức, phúc thiện. Muốn được phúc phải có đức và ngược lại, đó là quy luật. Nội dung của đức phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, tôn giáo...
  • Nguyên lý hữu dụng và hạnh phúc

    06/03/2016Luận MinhCuối thế kỷ 18, triết gia người Anh Jeremy Bentham trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên lý đạo đức và luật pháp” (1789) đã đề ra nguyên lý hữu dụng, nội dung của nó là tán thành hay phủ nhận hành động của cá nhân hoặc chính quyền, dựa trên nỗ lực làm gia tăng hay giảm bớt hạnh phúc cho người khác. Theo J. Bentham, chính quyền được xây dựng trên căn bản tam phân: lập pháp, hành pháp và tư pháp, hình thức tổ chức chính quyền chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích
  • Sự vô hình hệ trọng giữa những đồng tiền

    05/10/2015Nguyễn Quang ThiềuChúng ta liên tục có những chính sách đột phá về kinh tế để phát triển đất nước. Nhưng chúng ta lại quên đi sứ mệnh của tinh thần thơ ca trong đời sống. Chính vì thế mà chúng ta không lý giải được những bất ổn của chúng ta, những tổn thương trong chúng ta, những mâu thuẫn trong chúng ta và cả những thất bại hiện hữu trong đời sống và công việc của chúng ta.
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Tìm đâu hạnh phúc?

    08/11/2013Anđô Padétti (Italia)Xứ nọ có một gã trọc phú. Trong nhà gã, vàng bạc châu báu nhiều vô kể. Và mặc dù con đàn cháu đống, ai nấy đều khỏe mạnh, cuộc sống sung túc, song gã vẫn cảm thấy bất hạnh. Không ít lần gã than thở với người giúp việc:
    - Ôi! Ta biết làm gì để có được hạnh phúc? Ta biết làm gì để cuộc sống khỏi buồn chán như thế này?
  • Chữ Phúc

    01/02/2011Trong bộ tam đa từ xưa đến any sự sắp đặt thứ tự như một niêm luật không thể thay đổi PHÚC – LỘC – THỌ. Chữ PHÚC luôn và mãi mãi đứng ở vị trí khởi nguồn. Với một cấu trúc mã tự vuông vức đầy đặn, hoàn chỉnh, chữ PHÚC mang nghĩa Cát Tường, may mắn, tốt lành...
  • Suy nghĩ tốt: Ít trả giá và hạnh phúc hơn

    08/06/2010Kim Yến (Chân dung hội họa Hoàng Tường)Hơn 30 năm theo đuổi nghiên cứu và giảng dạy phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLST&ĐM), TS khoa học Phan Dũng (*) xuất hiện đều đặn trên các tạp chí chuyên ngành của thế giới như một nhà khoa học hàng đầu, được mời giảng dạy tại các nước và tham dự nhiều hội thảo quốc tế… nhưng ông lại khá đơn độc ngay trên đất nước mình.
  • xem toàn bộ