Lòng tin và khả năng tự đề kháng

12:43 CH @ Chủ Nhật - 11 Tháng Mười Một, 2018
Theo một con số thống kê sơ bộ thì khoảng 70% dân nghiện ma tuý ở các mức độ khác nhau có độ tuổi mới 25. Dưới đây chúng tôi thử đưa ra một cách giải thích cái hiện tượng nguy hại đó dưới góc độ văn hoá - đạo đức.
Khi một thanh niên vào con đường nghiện ngập tức anh ta đang tự huỷ hoại thân xác. Trước mắt mọi người anh ta là hiện thân của một kẻ bạc nhược mất hết ý chí. Một sự suy đồi về tính cách chính thức bắt đầu.

Đúng ra phải gọi là một cái chết đến sớm.

Tại sao ai cũng biết vậy, mà trong xã hội, tệ nạn ấy ngày một phát triển và không biết bao giờ mới có thể triệt bỏ?
Khi nêu câu hỏi này với một số người, tôi thường được nghe những câu trả lời đại khái:
  • Tại nhà trường xã hội buông lỏng giáo dục
  • Tại các cửa khẩu bị lũng đoạn để hàng lậu nhập vào.
  • Ôi giời, vốn một mà lãi trăm lãi ngàn! Ông bà nào muốn hốt bạc của thiên hạ thật nhanh thì chỉ có cách đi vào con đường buôn bán cái thứ hàng đó.

Nhưng tôi cho rằng bên cạnh những nguyên nhân khách quan nói trên, ở đây còn có nguyên nhân chủ quan, tức bản thân “cơ địa”, cái đời sống tâm lý của một số thanh niên hiện nay, nó đang là mảnh đất lý tưởng để sự hư hỏng hoành hành.

Và đây có lẽ là một ví dụ rõ nhất chứng minh cho cái điều đơn giản -- các hiện tượng tiêu cực bao giờ cũng cócăn nguyên văn hoá - đạo đức sâu xa của chúng.

NUÔNG CHIỀU QUÁ MỨC

Tội lỗi nhiều khi chỉ bắt đầu từ một phút yếu lòng, một sự buông thả. Tệ hút xách cũng không ra ngoài quy luật đó. Nhiều nạn nhân đã đến với tử thần do chỗ a dua với bạn bè, nhẹ dạ ham chơi ham của lạ, và khi biết mình “tay đã nhúng chàm” thì không rút ra nổi.

Có vẻ như trong trường hợp này, các đương sự đáng được giảm nhẹ tội lỗi: Cái lối sống bầy đàn theo đuôi nhau, cái bệnh học đòi đua đả nhau, thanh niên thời nào chẳng có?
Nhưng khi để cho một bộ phận thanh thiếu niên trở nên ẽo uột và dễ bị lôi kéo như vậy, thì trách nhiệm của những người lớn tuổi lại nặng nề hơn bao giờ hết.

Ở đây có những thói quen, thoạt nhìn vô can, song lại tai hại vô kể.

Nhiều người chúng ta, lớn lên trong những hoàn cảnh cơ cực, khi đã khá giả hơn một chút, thương thân mình rồi thương lây sang con, thường muốn cho con ăn tiêu thật thoải mái.

Không ai cho là có lỗi khi trót nuông chiều trẻ quá mức.

Trong nhiều gia đình, lớp trẻ chỉ biết có quyền lợi mà không biết đến trách nhiệm.

Các trường học bây giờ lại có lối cho điểm học trò thật cao để lấy thành tích. Trong sự dễ dãi với nhau, ta càng dễ hơn với trẻ. Và trẻ cứ thế nghênh ngang vào đời với sự tự tin chúng là những ông tướng.

Trong khi kêu trời với nhau rằng thanh thiếu niên giờ đây nhiều em ích kỷ, ham hưởng thụ, dửng dưng với việc đời, với cái hay cái dở... nhiều người quên rằng chính mình đã góp phần nhào nặn nên những tính cách đó. Giá kể như chúng ta sớm biết đề ra những yêu cầu cao với trẻ, biết dạy dỗ chúng trở nên những con người nhạy cảm, có lòng vị tha, có nghị lực theo đuổi mục đích cao đẹp... thì đâu đến nỗi!

TƯỚC BỎ MẤT SỨC ĐỀ KHÁNG

Theo như cách nói của y học, cơ thể nào cũng có sức tự đề kháng. Trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, cơ thể huy động mọi bản năng để tự vệ, tức để duy trì sự sống.

Thành thử đòn đánh mạnh nhất đối với một cơ thể là đánh vào khả năng tự đề kháng này.

Bấy giờ cơ thể trở nên vô cùng yếu ớt, mọi sự thuốc thang chạy chữa chỉ còn rất ít ý nghĩa.

Đối với sức khoẻ tinh thần, tình hình cũng có nhiều phần tương tự. Khả năng tự đề kháng nói ở đây là sự phân biệt hay dở xấu tốt và lòng tin rằng người ta cần phải tốt và có thể tốt.

Thiếu đi lòng tin ấy, con người ta sẽ mất hết khả năng tự kiềm chế và tự phấn đấu, sẽ sống buông thả, tuỳ tiện, rồi rơi vào tội lỗi lúc nào không biết.

Tiếc thay, cách cư xử của người lớn trong một số gia đình hiện nay khiến con cái họ cứ ngấm dần căn bệnh quái ác kia. Tức là một số thanh niên đang mất dần sức đề kháng trước sự cám dỗ của thói xấu, không còn khả năng chống đỡ.

THƯỜNG TRỰC BÀY RA NHỮNG TẤM GƯƠNG XẤU

Như các nhà nghiên cứu giáo dục vẫn nhận xét, thanh thiếu niên thường rất ngại phải nghe những lời giáo huấn từ phía người lớn, nhưng lại thường xuyên quan sát xem người lớn sống ra sao để rồi tìm ra kết luận cần thiết cho việc xử thế.

Vậy thì làm sao chúng có thể ngoan ngoãn và chăm chỉ học hành khi biết rằng bố mẹ chúng chỉ phất lên nhờ khéo léo luồn lọt và giờ đây đang tìm cách tô điểm cho bản thân bằng mấy tấm bằng rởm?

Việc nhà nước giao chỉ làm cầm chừng, cái gì có lợi riêng mới sốt sắng thúc đẩy.

Giữa các đồng nghiệp nếu không móc ngoặc được với nhau thì đấu đá kèn cựa.

Dửng dưng trước mọi lời chê trách.

Vào cửa nào cũng tính chuyện lót tay, chạy chọt, và quả thật “nén bạc đâm toạc tờ giấy”, đồng tiền đã thành một thứ dầu mỡ bôi trơn mọi mối quan hệ...
...

Đó là những thói xấu hiện thời đang khá phổ biến trong xã hội, và khó lòng nói rằng chúng không ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của lớp trẻ. Cộng với những kém cỏi của nhà trường (cổ lỗ trong kiến thức và phương pháp giảng dạy; nghèo nàn trong quan niệm về đào tạo; và rồi cũng làm ăn, mua bài, xin điểm, bán bằng cấp...), có thể nói bao nhiêu yếu tố tiêu cực mà hàng ngày mọi người quan sát thấy ở mình và mọi người, và một phần được nói lên trên báo chí, đã làm cho tâm hồn một số thanh thiếu niên trở nên cằn cỗi.

Chúng dễ cảm thấy cuộc đời vô nghĩa. Những khái niệm mà xã hội cho là đúng đắn đối với chúng trở thành giả dối.

Thậm chí có những em không thiết sống. Tôi nhớ có lần được nghe kể: một thanh niên vừa đến tuổi trưởng thành thì phạm tội, bị án tử hình. Có mấy cô mấy bác có mặt ở phiên toà, thương tình, bảo cháu xin giảm án. Có dịp giáp mặt với cái chết, người thanh niên gạt nước mắt nói ra cái điều có lẽ là nghiêm chỉnh nhất trong đời mình:
- Cháu xin giảm án để làm gì ? Ở nhà bố mẹ không thương xót cháu; đi học nhà trường bất công; học không có chỗ, học xong không có việc làm - cháu sống để cùng kéo dài cái kiếp dài rạc như các cô các bác hay sao?

Những kẻ đã chết một phần tâm hồn thường dành cho mình quyền làm bất cứ việc gì chúng thích, không biết đến lương tâm, càng không biết đến pháp luật. Và trước mắt, đám trẻ này chỉ thèm hưởng thụ. Còn có môi trường lý tưởng nào với chúng, hơn cảnh nghiện hút?

KHÔNG PHẢI HÔM NAY TRẺ MỚI HƯ HỎNG NHƯNG CHƯA CÓ THỜI NÀO TRẺ HƯ HỎNG NHƯ THỜI NAY

Trong nếp sinh hoạt cũ của ông cha ta, ngoài nhiều đức tính tốt cũng đầy rẫy nếp sống tiêu cực.
Cả "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính lẫn "Việt Nam văn hoá sử cương" của Đào Duy Anh đều có một chương riêng nói về cuộc tiêu khiển, trong đó có mục phiện phò hút xách, và nói rõ cái hại của tục này.

Trần Trọng Kim trong "Việt Nam sử lược"cũng nói người mình phải cái thích chơi bời, mê cờ bạc. Ca dao ghi lại trình tự làm ăn sinh hoạt các tháng trong năm, mở đầu bằng hai câu:
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè

Xưa ta hay bảo đó là nếp sống suy đồi của bọn thống trị. Nhưng giai cấp thống trị cũng là một bộ phận của dân tộc.

Vả chăng, thói xấu chẳng chừa một ai, càng những con người cùng cực khi đã trở nên lưu manh càng trở nên bất cần, liều lĩnh.

Vậy là xét về bề nào cũng thấy nạn nghiện hút – và nói chung là mọi thói xấu -- trong lớp trẻ hiện nay có những căn nguyên sâu xa trong cách sống của chúng ta, thậm chí cả trong đạo lý cũng như truyền thống văn hoá. Chừng nào mà những căn nguyên đó chưa được làm rõ và thay đổi, thì những mầm mống bệnh tật còn có cơ nảy nở. Trị đám buôn bán thứ hàng độc hại ấy là rất cần. Song duy trì được đời sống tinh thần lành mạnh để những tệ nạn ấy không có đất mà phát triển - cái đó mới thật là việc cơ bản phải lo. Bởi đây là công việc có ý nghĩa văn hoá, nên giới văn hoá phải có mặt.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết gia của niềm tin

    02/10/2019Tốt nghiệp xuất sắc tại trường Luật năm 1939, Trần Đức Thảo lại thi vào trường Cao đẳng Sư phạm phố D'Ulm ở Paris, một trong những trường danh tiếng nhất của nước Pháp, không chỉ người Việt Nam, mà ngay cả nhiều người Pháp cũng không dám mơ ước đặt chân tới...
  • Niềm tin

    12/09/2018Nguyễn Ngọc BíchNiềm tin có thể chia ra làm hai lĩnh vực. Một là tin vào mình và có ba dạng: tin vào chính mình hay tự tin, tin vào một cái ngoài mình và tin vào một đấng thần linh. Hai là tin vào người, làm cho người tin mình, và mình tin người. Trong cuộc sống hàng ngày, hai lĩnh vực của niềm tin kia pha lẫn với nhau và khó phân biệt, nhưng chúng có các tác động khác nhau...
  • Những niềm tin lẩm cẩm

    02/09/2016Một ông chủ hàng thịt chó danh tiếng ở Hà thành kể với tôi: Đầu tháng, mùng 1 tới mùng 3 hàng em nghỉ, nhân viên "đi phép" về quê. Từ mùng 4 túc tắc ngày vài con. Sau rằm mới tăng tốc. Ngày cuối tháng: trăm con, cả nghìn khách...
  • Mổ xẻ hiện tượng niềm tin cao bay xa chạy

    07/01/2016Hồ Viết Thịnh thực hiệnNgười dân không tin vào những phát biểu của quan chức nhưng lại sẵn sàng tin ngay những sự việc có tính tiêu cực... “Niềm tin xã hội bị lung lay, nạn phản biện tràn lan...” là những hiện tượng mà PGS-TS Trịnh Hòa Bình - Phó Tổng Thư ký Hội Xã hội học Việt Nam đưa ra khi nhìn vào thực tế hiện nay...
  • Trên những bước đi của niềm tin và lòng kiêu hãnh

    01/01/2016Cánh cửa của một năm mới đang từ từ mở ra. Và cánh cửa của lòng ta cũng đang mở ra rộng lớn hơn bao giờ hết. Những ngọn gió xuân đang tràn về và chân trời đang rộng mở. Hãy mở tất cả những ô cửa trong ngôi nhà mình và hãy mở mọi cánh cửa của tâm hồn mình để bước ra và lên đường…
  • Khi niềm tin 'nhảy lầu', sự lương thiện 'chết sớm'

    04/12/2015Do thiếu niềm tin xã hội, nhiều người đã nhảy lầu tự kết liễu cuộc sống của mình... Phải làm sao khi đề cao tính lương thiện nhưng trong cuộc sống, người lương thiện là người chết sớm nhất?
  • Gây dựng lại niềm tin từ mỗi gia đình

    20/09/2015Kim YếnMuốn thay đổi điều này phải thay đổi cách giáo dục, bắt đầu từ gia đình. Đi sâu vào gia đình, tôi nhận ra vai trò của các bà mẹ cho hạnh phúc của gia đình và cho sự phát triển của xã hội. Tình thương yêu, sự độ lượng của bà ngoại truyền cho mẹ, mẹ truyền cho con là cái nôi, là thành trì cuối cùng để giữ lại các nền tảng đạo đức...
  • Tại sao các tôn giáo cần niềm tin của tín đồ?

    22/05/2015Hà Thuỷ NguyênHành trình tâm linh là hành trình tìm kiếm bản thân. Trên con đường này, hành giả phải trực nhận và vượt qua những định kiến cũ. Vượt qua định kiến, về bản chất, là tự xét lại và đập bỏ niềm tin của chính mình. Tuy nhiên, vào thời mạt pháp này, mọi tôn giáo đều dựa vào niềm tin của tín đồ mà sống...
  • Niềm tin & sự ổn định xã hội

    18/04/2015Hoàng ĐộĐất nước đang đi vào một thời đại mới đầy những thách thức và cạm bẫy, xã hội lại đang ngổn ngang với nhiều vấn đề về văn hóa, suy thoái đạo đức, giá trị tâm linh một thời bị xem nhẹ nay có những biểu hiện biến tướng tiêu cực. Điều này là do đâu? Cũng từ niềm tin mà ra. Niềm tin không phải tự nhiên có mà xuất phát từ nhận thức. Khi có được niềm tin, thì chính nó sẽ dẫn dắt hành động...
  • Niềm tin và triết lý Galile

    20/09/2014Nguyễn Tất ThịnhÔng dậy rất sớm, như mỗi ngày từ khi còn rất trẻ. Mảnh vườn nhỏ của ngôi nhà ông hướng về phía chính Đông, ông ngồi đó trên một chiếc ghế bành rộng, chăm chú và đắm đuối nhìn lên bầu trời trước mặt. Điều khiến ông như thế, hấp dẫn ông không phải là hình ảnh người vợ đẹp tần tảo chu đáo, đã thành thói quen còn dậy sớm hơn để chuẩn bị cho ông chút gì ăn sáng trước khi ông đến với học trò của mình...
  • Câu chuyện của niềm tin

    22/01/2014Giáp Văn DươngKhông có trung thực thì không có niềm tin. Không có niềm tin thì thời gian và nguồn lực sẽ chỉ dành cho việc nghi ngờ, đề phòng lẫn nhau. Mà như vậy thì nghèo hèn, tụt hậu sẽ là điều tất yếu!
  • Tốc độ của niềm tin

    28/03/2010Là một cuốn sách khai phá và làm thay đổi nhận thức, Tốc độ của Niềm tin thách thức giả định lâu nay của chúng ta cho rằng niềm tin chỉ là một đức hạnh xã hội mềm yếu, dễ vỡ và thay vào đó chứng minh rằng niềm tin là một động lực kinh tế, có sức mạnh vật chất...
  • Niềm tin và sự ngờ vực

    07/05/2009Nguyễn VinhBộ phim Doubt với dàn diễn viên đầy tài năng đã "truyền thông" được một diễn tiến tâm lý nhiều dao động của con người trên sợi dây quan hệ giữa sự nghi ngờ và niềm tin trong cuộc sống. Nhưng nó không phải là bài thuyết giảng minh hoạ một thứ triết lý cao cả bằng cách đưa ra một kết thúc có hậu…
  • Những niềm tin sai lầm về thành công

    06/11/2007Bạn nghĩ rằng cứ chăm chỉ thì sẽ thành công? Bạn từng có bảng điểm tuyệt đẹp ở trường, và tin khi đi làm, sếp cũng sẽ cho bạn điểm tuyệt đối? Bạn có thể đang mắc “bệnh tưởng” đấy. Thành công không đơn giản như bạn nghĩ đâu.

  • Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học

    14/09/2006TS. Trịnh Đình BảyVấn đề niềm tin từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học bởi vai trò định hướng hết sức quan trọng của nó đối với con người. Không có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học, con người sẽ sống và hoạt động không có định hướng, luôn bi quan, dao động và không phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của mình…
  • Chính là cần có niềm tin

    23/11/2005Hồng NgọcHỏi: "Làm thế nào để du học sinh đang ở nước ngoài đăng kí kết hôn được với người trong nước? Trả lời: “Thế có người nhà làm ở phường” hay làm "cao cao bên cửa sổ không?"
  • Hy vọng, Niềm tin và Mơ ước

    08/07/2008Minh BùiCon người tin tưởng, hy vọng và mơ ước về một tương lai tốt đẹp là hình ảnh đối lập với con người lo sợ trong hiện tại và day dứt về quá khứ. Nhưng điểm quan trọng là cần biết và học cách Mơ ước, Tin tưởng và Hy vọng!
  • Cần tìm lại niềm tin nơi công chúng đọc

    05/07/2005Bình Nguyên Trang“Không gì giúp con người phát huy trí tưởng tượng bằng việc đọc. Sách mở ra cho ta một thế giới mới lạ mà không phụ thuộc vào bất cứ điều gì ngoài trí tưởng tượng của ta. Đọc sách còn làm chúng ta giàu có hơn về ngôn ngữ, vốn từ, mở rộng trường liên tưởng.”, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói.
  • xem toàn bộ