Luận bàn về Pháp luật

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult
12:00 CH @ Thứ Năm - 05 Tháng Mười Một, 2015

Vai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật.

Hàn Phi Tử cho rằng mặc dù có những bậc hiền nhân, nhìn chung con người có bản tính ác và cần phải dùng pháp luật để điều chỉnh hành vi của họ. Thực ra, cái lệch lạc của con người cũng tự nhiên như cái đúng đắn của nó. Pháp luật và nhà nước là nhu cầu tự nhiên của cuộc sống, không phải là phi tự nhiên. Con người sinh ra làm cả việc đúng lẫn việc sai, cả những việc chính đáng và những việc lệch lạc.

Con người, dù muốn hay không, phải sống chung, với cáe nhu cầu của cá thể và các nhu cầu mang tính công cộng khác nhau. Vì thế, cần phải có một sự dàn xếp, phải có trọng tài, có người kiểm soát các giá trị công cộng hay phòng ngừa sự xâm phạm vào các giá trị công cộng bởi một số cá thể. Nhà nước và pháp luật là những công cụ không thể thiếu. Vấn đề ở chỗ cần nhà nước nào, pháp luật nào và các giới hạn của nó là gì.

Chúng ta cần phải phân biệt hai khái niệm đạo đức và pháp luật cùng với mối tương quan biện chứng của hai khái niệm này. Đạo đức và pháp luật về bản chất hoàn toàn khác nhau. Đạo đức là các giá trị, còn pháp luật là các công cụ để điều chỉnh các giá trị. Chỉ có đạo đức được luật hoá chứ không có sự đạo đức hoá luật. Đó là hai khái niệm có chức năng xã hội và bản chất tự nhiên khác nhau. Tất cả các khái niệm trên đều thuộc về con người, tuỳ trạng thái giác ngộ của con người mà trở nên hợp lý hay không hợp lý.

Chừng nào con người cảm thấy rằng nếu không có pháp luật thì sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn thì pháp luật đóng vai trò thống trị. Nếu con người cảm thấy pháp luật bóp chết tự do, bóp chết năng lực sáng tạo của con người thì vai trò của pháp luật sẽ bớt đi. Khi đó các hành vi của con người sẽ được điều chỉnh nhiều hơn bằng đạo đức. Không có mô hình chung cho đời sống con người mà chỉ có mô hình phù hợp cho trạng thái giác ngộ của con người hay trình độ phát triển của con người. Một trò chơi mà luật lệ chặt chẽ quá sẽ làm giảm bớt đi sự bay bướm. Con người sống tuân theo pháp luật nhưng con người sáng tạo theo qui luật của tâm hồn. Nói cách khác đạo đức và pháp luật, mặc dù về mặt bản chất khác nhau, đều có nghĩa vụ xã hội là tạo ra môi trường sống tốt đẹp cho con người. Nếu pháp luật trở thành công cụ để hạn chế tự do và làm giảm thiểu năng lực sống của con người thì pháp luật trở nên phản động.

Nhà nước nào có pháp luật đó, pháp luật ấy thô sơ, độc tài hay dân chủ là tuỳ thuộc vào chất lượng của nhà nước và chất lượng của xã hội. Xã hội đủ năng lực để kiềm chế nhà nước và tác động ngược hấp dẫn và rằng phương Tây đang hướng về những giá trị đó như là "trở về cội nguồn". Ở Việt Nam, hiện nay có phong trào hương ước hoá các qui tắc sống, các qui tắc sinh hoạt ở các làng xã. Việc này, theo tôi, là một sai lầm. Thực ra, hương ước chính là bằng chứng về tình trạng chậm phát triển.

Châu Á không hề có giá trị gì đặc biệt so với phương Tây. Nguồn gốc của việc xem trọng hương ước, bản sắc, giá trị châu Á là kết quả của bệnh tự ty, kết quả của tình trạng kém hay thiếu phát triển. Văn hoá nào, pháp luật nào, quan điểm chính trị nào thì cũng để phục vụ cho sự phát triển con người. Sự phát triển cá nhân con người, chứ không phải hương ước, không phải luật pháp quốc gia hay luật pháp toàn cầu là mục tiêu. Ở đâu nền văn hoá kìm hãm sự phát triển thì nền văn hoá ấy có vấn đề, pháp luật ấy có vấn đề.

Con người là khái niệm, không phải là một cá nhân. Cái hay của phương Tây là dung hoà được giá trị của cá thể và giá trị của cộng đồng. Pháp luật phải dung hoà giữa quyền lợi cá thể và quyền lợi cộng đồng, tạo ra tự do cá nhân chứ không phải tạo ra sự vi phạm các lợi ích công cộng. Đó mới là pháp luật lý tưởng.

Muốn có pháp luật lý tưởng, trước hết phải nâng cao dân trí chứ không phải là bắt đầu bằng việc biên soạn luật. Nâng cao dân trí đến lượt nó lại phải bắt đầu bằng nâng cao mức sống. Con người phải đạt đến một mức độ phát triển vật chất nào đó mới có quyền tự do để nhận thức được các giá trị tinh thần. Một khi còn bị trói buộc vào miếng ăn, vào nhà ở thì con người chưa thể có tự do. Con người mà chưa tự do, chưa được giải phóng ra khỏi những yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất thì không thể có hứng thú để bước sang lĩnh vực thưởng thức các giá trị tinh thần và do đó chưa thể có thói quen tôn trọng các giá trị pháp luật. Cho nên, nhiệm vụ đầu tiên của các hệ thống chính trị là nâng cao mức sống của con người và giải phóng con người khỏi những ràng buộc vật chất tối thiểu để họ được tự do. Càng tự do bao nhiêu em người càng tôn trọng pháp luật bấy nhiêu. Các hiện tượng vi phạm pháp luật là kết quả của sự thiếu tự do.

Khi nghiên cứu pháp luật, người ta thường đề cập đến hai mô hình: pháp trị và đức trị. Thực ra pháp trị và đức trị là hai trào lưu tư tưởng chứ không phải là hai mô hình pháp luật. Mặc dù luôn luôn nằm giữa trung tâm của những cuộc tranh luận lớn về bản chất của pháp luật, không ở đâu có pháp trị hoàn toàn và cũng không ở đâu có đức trị hoàn toàn, dù là ở phương Tây hay ở phương Đông. Sự phát triển không phải là do dùng pháp trị hay đức trị, mà chính là cách thức sử dụng các phương pháp cũng như cán cân Trị Vì và Quyền Lợi.

Giá trị của phương Tây là biến xã hội thành cấu trúc của các Quyền. Pháp luật là văn kiện, là công cụ để người ta qui định các Quyền. Và chỉ khi người ta qui định các Quyền thì mới tạo ra sự phát triển. Lẽ đơn giản là một khi có quyền, dù hẹp đến đâu chăng nữa, thì con người cũng cố gắng tận dụng không gian chính đáng là các Quyền của họ. Không nên nhầm rằng pháp trị thì hạn chế sự phát triển còn đức trị thì tăng cường sự phát triển hay ngược lại. Ở nơi nào con người bắt đầu có các quyền hiến định, các quyền luật định của mình, thì ở đấy có sự phát triển.

Có một hiện tượng đáng suy ngẫm là phần lớn các quốc gia đang phát triển đạt được thành tựu kinh tế cao trong những thập niên vừa qua (trừ các quốc gia thành phố như Singapore, Hong Kong...) đều là những nước mà ở đó quyền con người bị bóp nghẹt, thậm chí là những đất nước của các bạo chúa. Có thể kể: Chile, Indonesia, Hàn Quốc... Hiện tượng này cần phải được lý giải từ bản chất. Trước tiên, cần phân biệt phát triển và phát triển bền vững. Tạo ra một nhà nước thật mạnh, tập trung tất cả các ý chí hành động, huy động một cách cưỡng bức tất cả các năng lực để tạo ra sự phát triển quốc gia thì đó cũng là một biện pháp tạo ra sự phát triển. Nhưng sự phát triển đó có bền vững không? Một quốc gia có thể phát triển bằng cách đổ chất thải của mình sang các nước lân cận hay không? Và liệu các quốc gia lân cận có cho phép nước đó đổ chất thải sang không?

Trong một thế giới đã toàn cầu hoá, quốc gia nào sẽ hứng chịu rác rưởi của quốc gia khác? Hiện nay, với sự thức tỉnh của các dân tộc sau chiến tranh lạnh, các quốc gia buộc phải điều chỉnh lại chính sách của mình. Không quốc gia nào có thể làm như trước đây được nữa. Giai đoạn tập trung ý chí hành động bằng nhà nước đã qua, giai đoạn hiện nay là giai đoạn thức tỉnh các lực lượng khác nhau trong mỗi dân tộc và vì thế hình thức nhà nước mạnh không còn là hình thức hợp lý.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đam mê quan sát cuộc sống

    12/11/2014Minh ChâuKhi người ta còn bận rộn với những điều gì đó, thì tôi làm giàu. Còn khi tất cả đổ xô tìm kiếm giàu sang, thì tôi đã làm những việc khác. Ông thừa nhận mình không phải là một nhà hàn lâm và cũng không có ý định trở thành như vậy. "Nhưng tôi là một người đam mê quan sát cuộc sống. Chính đam mê này và sự hấp dẫn của cuộc sống đã thúc ép tôi phải có những lý giải về nó"...
  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Bức xúc ở chỗ khác!

    17/08/2005Trần Bạch ĐằngChung quanh dự thảo Luật Phòng và chống tham nhũng mà Quốc hội đang yêu cầu nhân dân góp ý kiến, nổi lên một số cách nhìn và giải quyết thực tế khác nhau. Về phòng và chống, hai phạm trù bản thân đã có vấn đề.

  • Bàn về kỹ thuật làm luật

    19/07/2005Phạm Duy NghĩaNhiều người chê luật nước ta phần nhiều là luật khung, chỉ gồm những định nghĩa và qui phạm chung, khó cho việc thi hành. Dựa vào cái khung chồng chềnh đó, vô số văn bản dưới luật được ban hành, từ tài liệu tập huấn, công văn hướng dẫn, thông tư, quyết định của các bộ, ngành cho tới các nghị định của Chính phủ.
  • Đưa luật cạnh tranh vào cuộc sống 6 “cái nút” quan trọng cần tháo gỡ

    19/07/2005Luật gia Vũ Xuân TiềnVới 6 chương, 123 điều khoản, Luật cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành và ngày càng phức tạp ở nước ta. Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống chắc chắn sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế.
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.
  • Sách "Bàn về tinh thần pháp luật"

    06/07/2005Hai tác phẩm: “Bàn về tinh thần pháp luật” (1748) của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789. Nhiều quan điểm trong hai tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.
  • xem toàn bộ