Nhà văn mang lại cuộc sống thứ hai

09:20 CH @ Thứ Ba - 02 Tháng Mười, 2018

Về văn chương, nhà văn Peru vừa đoạt giải Nobel quan niệm: “Trong một xã hội cởi mở, dân chủ, nhà văn là người cho bạn đọc sống cuộc sống thứ hai. [...] Mặc dù ngày nay có sự cạnh tranh của truyền hình, internet, nhưng tôi không hề bi quan về tương lai của văn học. Bởi vì cuộc sống thứ hai mà văn học ban cho chúng ta không chỉ giới hạn ở khía cạnh giải trí. Văn học mang lại cho chúng ta ước mơ, cho phép chúng ta lánh xa đời thường nhưng cũng đặt ra cho chúng ta một số câu hỏi.”

Đã hai mươi năm rồi, sau Octavio Paz năm 1990, Châu Mỹ La-tinh chưa có ai được nhận giải Nobel văn học. Đã hai mươi năm, những người yêu văn học Mỹ La-tinh nóng lòng chờ đợi tin vui từ Viện Hàn lâm Thụy Điển bởi đó là quãng thời gian mà họ đang có một thế hệ nhà văn xuất chúng: từ García Márquez đến Carlos Fuentes, từ Julio Cortázar đến Jose Donoso, từ Jorge Luis Borges đến Mario Vargas Llosa. Và ngày 7 tháng 10 năm 2010, một bất ngờ đã xảy ra: Mario Vargas Llosa đã làm cho mọi dự đoán trở nên vô nghĩa khi trở thành nhà văn thứ 106 trên toàn thế giới đoạt giải thưởng văn học danh giá nhất hành tinh.

Con người dấn thân

Mario Vargas Llosasinh ngày 28 tháng 3 năm 1936 ở Arequipa (miền Nam Peru). Có thể nói, ông là một trong số không nhiều nhà văn có học vấn cao: tốt nghiệp học viện quân sự, học đại học văn khoa rồi học lên tiến sĩ và bảo vệ thành công luận án về nhà thơ Rubén Darío. Ông cũng là một người đa tài: vừa dạy học, nghiên cứu khoa học, vừa viết kịch, làm công tác phê bình, vừa làm cộng tác viên cho các tạp chí văn học khác nhau, nhất là tạp chí Literatura, và làm phóng viên cho hãng thông tấn AFP, cơ quan báo chí hàng đầu thế giới.



Vargas Llosa là một nhà văn dấn thân. Việc ông lựa chọn Học viện Quân sự Lima cho thấy ông đã xác định một con đường lập nghiệp, lập thân rõ ràng. Tham vọng chính trị của ông không phải là không có cơ sở. Đất nước Peru giai đoạn từ 1945 đến năm 1980 bị giằng xé giữa các chế độ độc tài và khát vọng dân chủ. Các hành động khủng bố, đàn áp, đảo chính v.v... liên tiếp xảy xa, các chế độ độc tài lần lượt thay nhau nắm quyền. Trong bối cảnh chính trị-xã hội phức tạp đó, Vargas Llosa bắt đầu dấn thân vào chính trường. Ông đã nghĩ tới cách mạng Cuba và tỏ ra cảm tình với đường lối chính trị của Fidel Castro.

Vargas Llosa từng làm trưởng ban điều tra vụ thảm sát bốn mươi thường dân và bốn nhà báo tại làng Uchuraqay, lãnh đạo phong trào phản đối việc quốc hữu hóa lĩnh vực ngân hàng trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Alan García, đứng ra tố cáo sự thiếu dân chủ trong những năm đầu nhiệm kỳ tổng thống Alberto Fujimori v.v... Ông đã thành lập phong trào dân chủ cánh hữu mang tên Libertad, và tranh cử tổng thống Peru năm 1990, nhưng thất bại trước Alberto Fujimori. Lập trường chính trị sau này của Vargas Llosa được cho là theo chủ nghĩa tự do, “tự do thái quá” như Giáo sư Serger Audier (Trường Đại học Paris IV) nhận xét. Sau khi thất bại trên chính trường trước một đối thủ vô danh, ông sang Anh, rồi Tây Ban Nha.

Sứ mệnh nhà văn

Mario Vargas Llosa ngưỡng mộ Victor Hugo từ hồi còn nhỏ và một trong những tiểu thuyết ông thích nhất là Những người khốn khổ. Trong một bài phỏng vấn, ông cho rằng Victor Hugo không chỉ tạo cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ mà còn cố gắng giải đáp những vấn đề chính trị, văn hóa, tôn giáo. Bên cạnh Gustave Flaubert, Victor Hugo có tầm ảnh hưởng rất lớn đến văn nghiệp sau này của Vargas Llosa.

Về văn chương, ông quan niệm: “Trong một xã hội cởi mở, dân chủ, nhà văn là người cho bạn đọc sống cuộc sống thứ hai. [...] Mặc dù ngày nay có sự cạnh tranh của truyền hình, internet, nhưng tôi không hề bi quan về tương lai của văn học. Bởi vì cuộc sống thứ hai mà văn học ban cho chúng ta không chỉ giới hạn ở khía cạnh giải trí. Văn học mang lại cho chúng ta ước mơ, cho phép chúng ta lánh xa đời thường nhưng cũng đặt ra cho chúng ta một số câu hỏi.” Đối với ông, nhà văn không nên bê nguyên hiện thực một cách sống sượng vào các tác phẩm của mình. Tại buổi ra mắt đầu tiên tại Viện Cervantes, New York ngay sau khi được tin mình đoạt giải Nobel, ông nói: “Khi tôi viết, tư tưởng chỉ là thứ yếu. Văn học mang lại cho người đọc một chân trời rộng mở hơn nhiều so với kinh nghiệm con người.”

Không theo chủ nghĩa hiện thực, thậm chí trong nhiều tác phẩm chủ nghĩa không tưởng được bộc lộ khá đậm nét, nhưng không phải vì thế mà Vargas Llosa không cho người đọc thấy, trong các tác phẩm của mình, tinh thần chiến đấu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn và ý đồ phản ánh những vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo v.v... Qua những tiểu thuyết như Cuộc chiến ngày tận thế, Lituma trong dãy Andes hay Lễ hội dê cụ v.v... tác giả cho thấy cái nhìn sắc bén của mình về lịch sử và thời cuộc. Ông không ngại viết nên những trang văn đẫm máu và nước mắt, bạo lực và khổ đau để khắc họa một cách rõ nét nhất bức tranh của quê hương, đất nước và thân phận con người.

Trong Cuộc chiến ngày tận thế (nguyên tác: La guerra del fin del mundo), thông qua cuộc chiến tranh Canudos, ở Bắc Brazil vào thế kỷ 19, Vargas Llosa khắc họa khát vọng của con người trong một thế giới mà ảo tưởng còn có chỗ đứng của nó. Trong những miền đất xa lạ, cuộc sống khốn khổ của người dân được bù đắp bởi niềm hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn. Các nhân vật trong tiểu thuyết bộc lộ là những kẻ cuồng tín, phủ nhận sạch trơn chủ nghĩa duy lý để rồi chìm đắm trong những ảo tưởng vừa cổ hủ vừa lệch lạc.

Lituma trong dãy Andes (nguyên tác: Lituma en los Andes) kể lại câu chuyện của trung sĩ Lituma, người sinh ra và lớn lên ở vùng ven biển. Trung sĩ Lituma có nhiệm vụ điều tra về một vụ án bí ẩn. Anh phải đối diện với những án mạng kinh khủng nhất, chẳng hạn như vụ thảm sát một đôi vợ chồng giáo viên tiếng Pháp khi họ đi xe khách về Cuzco.Với những tình tiết gây cấn, với những đoạn văn đẫm máu nhưng đôi khi pha chút hài hước, tiểu thuyết này dựng lên bức tranh về đất nước Peru nghèo khó, khổ đau, đẫm máu.

Con người trong các tác phẩm của Vargas Llosa thường là con người nổi loạn, nổi loạn bằng ước mơ, hoài bão, nổi loạn bằng những hành động chống lại những quy tắc tôn giáo, xã hội, chính trị, v.v..., nổi loạn để tồn tại. Trong Cuộc chiến ngày tận thế, một nhà tiên tri tập hợp những kẻ ăn mày, những tên đầu trộm đuôi cướp và những ả gái điếm để lập ra một “tập đoàn lao động” bí mật. Những nhân vật xấu xí này chống lại các luật lệ, và đồng loạt từ chối các hình thức thuế má, thống kê dân số, phủ nhận sạch trơn việc lưu thông tiền tệ và kinh tế thị trường...

Chủ nghĩa tự do này còn được thể hiện trong tiểu thuyết La tía Julia y el escribidor (đã được dịch ra tiếng Việt với tiêu đềDì Hulia và nhà văn quèn), một câu chuyện tình đầy chất hu-mua xảy ra trong thành phố Lima của những năm 1950. Tình yêu bị cấm đoán giữa chàng phóng viên trẻ tuổi và bà cô của chính mình trong một xã hội hà khắc thể hiện niềm khát khao được tự do sống, được tự do yêu, được tự do phản kháng.

Tương tự, trong Thành phố và những con chó (nguyên tác: La Ciudad y los perros), tác giả để cho bốn sinh viên học viện quân sự Leoncio Prado gieo rắc sự kinh hoàng ở trong trường học với đủ loại thói hư tật xấu: hút thuốc, uống rượu, chơi điếm, giết người… Qua sự nổi loạn của bộ tứ siêu quậy đó, tác giả tố cáo những luật lệ hà khắc trong các trường học và những kẻ độc tài quân sự ở Peru.

Nổi trội trong các tác phẩm của Mario Vargas Llosa là sự đối lập giữa thân phận con người và quyền lực, giữa khát vọng sống và bạo lực, giữa tự do và đàn áp, giữa tình yêu và thù hận. Viện Hàn Lâm Thụy điển đã quyết định trao giải Nobel cho ông vì “đã mổ xẻ các cấu trúc quyền lực và miêu tả một cách sắc sảo tinh thần chiến đấu, nổi loạn và sự thất bại của con người cá nhân”. Một lần nữa, văn học Châu Mỹ La-tinh lại được vinh danh. Cho dù quan điểm chính trị của nhà văn này chưa được nhất quán và có phần cực đoan, văn nghiệp của ông hoàn toàn xứng đáng được tôn vinh bằng giải thưởng văn học danh giá nhất thế giới, giải thưởng mà chỉ có những người dùng văn diễn triết như Jean-Paul Sartre mới nỡ lòng từ chối!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà văn và xã hội

    26/02/2020Thanh ThảoTrong những cuộc chiến tranh vệ quốc, vai trò, tác phẩm, tiếng nói của nhà văn Việt Nam là đặc biệt quan trọng đối với nhân dân và xã hội. Chiến tranh không chỉ cô đặc và làm chói sáng những phẩm chất yêu nước trong mỗi nhà văn, mà còn là thử thách khắc nghiệt đối với những nhà văn chấp nhận dấn thân, chấp nhận hy sinh vì đại nghĩa...
  • Khoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn

    18/04/2014Nguyễn Huy ThiệpMột nhà văn, một người sáng tác phải coi lý luận phê bình như sự tự ý thức của anh ta. Tính chất khoa học trong công việc của nhà văn là ở chỗ này. Chỉ có những "nhà văn - nhà khoa học - nhà bác học" mới hòng xây dựng được những tác phẩm thiên tài...
  • J.P.Sartre và câu hỏi: Văn học là gì?

    01/08/2016Thanh ThảoLà một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn: tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do?
  • Văn chương trẻ tăng tốc trong mơ hồ

    19/03/2010Lê Thiếu NhơnNhìn lại năm 2009, chợt nhận ra một điều tương đối kỳ lạ: Cuộc suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến mọi ngành, mọi nghề nhưng không hề ảnh hưởng đến hoạt động văn chương. Đặc biệt là văn chương trẻ, tác phẩm vẫn công bố rôm rả, tác giả vẫn đăng đàn hoan hỉ.
  • Có chút vốn văn tôi mới thấy mình nghèo

    05/01/2010Thanh Thuận (thực hiện)“Nhà văn nông dân” Ngô phan Lưu được làng văn cả nước biết đến khi ông đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của báo Văn Nghệ năm 2007. Từ đó, tác phẩm của ông xuất hiện nhiều trên báo chí. Có thể nói, sau cuộc thi, cây bút này đã chứng tỏ khả năng văn chương của mình trong lòng người đọc.
  • Nguyễn Khải, nhà văn tài năng nhất của thế hệ chúng tôi

    24/08/2009Nhà văn Nguyên NgọcTrước hết, tôi muốn nói điều này: đấy là người tài năng nhất trong thế hệ của chúng tôi, thế hệ những người cầm bút vậy mà hóa ra vắt qua cả mấy thời kỳ lịch sử quan trọng: một chút thời Pháp thuộc, đầy đủ Cách mạng Tháng Tám, đẫm mình trong hai cuộc chiến tranh lớn, và cả hòa bình nữa...
  • Chữ "văn" chữ "báo" khéo là...

    03/05/2009Trần ChiếnTính sơ sơ trong 300 hội viên hội Nhà văn Hà Nội có dễ tới ngót trăm người đang hoặc đã ăn lương ở các tòa soạn. Xửa xừa xưa có các anh Yên Thao, Băng Sơn, Vân Long..., lớp bánh tẻ có Anh Ngọc, Vũ Đình Minh... Mới làm độ mươi năm nay là những Giáng Vân, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái... Đó là một đội ngũ mà đời sống công chức, đời sống văn học của họ có những nét vừa thuận tiện, vừa phức tạp...
  • Tính chuyên nghiệp của Nhà văn Việt Nam: Có hay không?

    04/12/2008Hoài NamMột cách hết sức sòng phẳng, chúng ta liệu có thể khẳng định được rằng văn chương Việt Nam đương đại có bao nhiêu tác phẩm được thế giới biết đến bởi chính giá trị tự thân của chúng?
  • Văn chương Việt Nam "mất đáy"

    15/10/2008Nhà văn Nguyễn Việt HàNhững tay lưu manh, những cô gái điếm, con sen thằng ở, đám xích lô ba gác của mọi ngóc ngách đường phố đã hoàn toàn biến mất khỏi tiểu thuyết Việt.
  • Văn chương trải nghiệm đàn bà

    30/07/2008Ngô BenLessing được xem là biểu tượng của phong trào bình đẳng giới. Những trang viết của bà thấp thoáng những trải nghiệm từ cuộc sống riêng với 2 lần kết hôn rồi ly dị, có 3 đứa con…
  • Con đường văn học

    01/05/2008Nhà văn Nguyễn Huy ThiệpKhi tôi nhận ra rằng văn học là một thế giới hoang tưởng của người viết thì không có nghĩa là tôi hạ thấp giá trị văn học. Tôi chỉ vạch ra khía cạnh vô bổ, vô nghĩa của văn học mà thôi. Tôi cũng đã cảnh tỉnh để người viết dè chừng khả năng bị tha hóa về mặt tinh thần, đạo đức khi cầm bút viết...
  • Đến bao giờ - những đỉnh cao văn học?

    20/07/2006Phong LêTác dụng thanh lọc của văn học - nghệ thuật đến từ sự phát hiện và tôn vinh cái Đẹp của cuộc đời, gắn với một giá trị nhân văn, vì hạnh phúc của con người; vì sự giải phóng và phát triển con người. Trong cuộc tìm kiếm ấy, nhà văn như một kẻ tử vì đạo, dũng cảm trong chống trả, đối phó với mọi uy hiếp, đe dọa đến từ các hệ quyền lực và cả với sự không an toàn của xã hội...
  • Về tác phẩm văn học đỉnh cao

    30/06/2006Phạm Tiến DuậtTrong những năm vừa qua, mặc dầu Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều tổchức văn học và nghệ thuật khác đã trao giải thưởng văn học thường kỳ, một năm hoặc 5 năm một lần, nhưng hầu như các tác phẩm và tác giả được giải rất mau chìm vào quên lãng. Chúng ta đang thiếu vắng các tác phẩm văn học lớn, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, những tác phẩm có khả năng rung động hàng triệu người, những tác phẩm có tác động xã hội to lớn, vừa trực tiếp lại vừa lâu bền...
  • Văn chương và Ngòi bút

    13/05/2006Phan Việt, GS. TS. Lê Ngọc TràVăn học luôn luôn cần có cái mới, nhất là văn học hôm nay, khi mà bản thân đời sống đã thay đổi rồi mà văn học hình như vẫn chưa thay đổi mấy. Cái quyết định sự đổi mới ấy vẫn là nhà văn. Mà nhà văn muốn làm được thì trước hết không phải là đòi tự do để được viết mà là phải tự do vớingòi bút của mình...
  • Văn học không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo cuộc sống

    13/05/2006Hoàng HoaThực tế đời sống văn học trẻ trong 5 năm qua đã được đánh giá một cách xác đáng, phải nhẽ từ lời những người có trách nhiệm trong lễ khai mạc Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII. Trong 5 năm qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, đời sống văn học ngày càng cởi mở hơn, dân chủ hơn. Bên cạnh những lớp nhà văn đi trước, nhiều nhà văn trẻ đã vượt lên, đồng thời nhiều cây bút mới lại xuất hiện...
  • Cái cần cho văn học trẻ

    08/05/2006Như HàPhải nói ngay rằng, cái cần cho văn học trẻ vừa là một khái niệm, vừa là một câu hỏi khá chung chung. Thế nhưng, tự thân mỗi người cầm bút lại hay đặt ra trong những lúc muốn nhìn lại công việc viết lách của chính mình...
  • Hãy làm ra sản phẩm văn chương tốt

    20/01/2006Phan ViệtThường các nhà văn có hai cách cơ bản để thể hiện trách nhiệm của mình với thời cuộc. Cách thứ nhất là cách trực tiếp, không chỉ viết mà còn tích cực tham gia các phong trào chính trị, xã hội đến mức có người bị trục xuất khỏi tổ quốc. Cách thứ hai là gián tiếp dùng văn chương của mình để nói về những bất công trong xã hội, về những người bị thiệt thòi, vẽ ra cơ chế đàn áp thể xác và tinh thần con người, thách thức những điều kiện và niềm tin chung...
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • Văn hoá mỹ thuật không thể không sốt ruột

    24/05/2005Nhà phê bình Nguyên HưngKhông được dẫn dắt bởi một cách thức tư duy mới, số đông nghệ sĩ, đã không biết khai thác năng lượng ở đâu cho sự sáng tạo, không biết làm thế nào để bảo toàn nguồn năng lượng vốn có...
  • xem toàn bộ