Mời bạn đọc tham gia cuộc thi về chủ đề "Hạnh phúc"

12:16 SA @ Thứ Hai - 07 Tháng Ba, 2016
.
Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, và chủ đề “Hạnh phúc” đã được nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi, nhất là từ sau khi Liên hiệp quốc bắt đầu khởi xướng đánh giá về tình hình hạnh phúc của người dân các nước trên thế giới (năm 2011) và công bố báo cáo “Hạnh phúc trên thế giới” (World Happiness Report - WHR) lần đầu tiên xuất hiện năm 2012.

Hạnh phúc là vấn đề trừu tượng, nhưng có thể nắm bắt được bằng những câu chuyện, hình ảnh cụ thể mà mọi người có thể nắm bắt, cảm nhận được.

Với ý nghĩa lớn lao của hạnh phúc trong đời sống con người, nhằm khơi dậy tinh thần sống đẹp, hướng thiện để đạt được hạnh phúc, Báo Khoa Học Phổ Thông tổ chức cuộc thi về chủ đề “Hạnh phúc". Mục đích của cuộc thì là muốn góp phần vào việc nâng cao dân trí, xây dụng nếp sống đẹp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ.
.
.
Cuộc thi về đề tài "Hạnh phúc" được tổ chức trên chuyên đề Dinh dưỡng & Sức khỏe gia đình của Báo Khoa Học Phổ Thông.

Thể loại các bài dự thi gồm: truyện - ký, thơ và ảnh do cá nhân sáng tác về chủ đề “Hạnh phúc”. Công dân Việt Nam mọi lứa tuổi đều có thể tham gia cuộc thi (trừ phóng viên, biên tập viên, nhân viên của Báo Khoa Học Phổ Thông).
Thời gian tổ chức cuộc thi: từ tháng 1 - 12/2016.
Ban tổ chức sẽ trao giải nhất, nhì, ba cho mỗi thể loại bài dự thi.
.
Kính mời bạn đọc tham gia cuộc thi.

Bài dự thì xin gửi về địa chỉ:
Tòa soạn Báo Khoa Học Phổ Thông,24 ter Cao Bá Nhạ, Quận 1, TP.HCM.
ĐT: 08-39201523.
Email: khpt@khoahocphothong.com.vn
.
Bài đọc thêm:
  1. Hạnh phúc trên thế giới
  2. Thế nào là hạnh phúc?(Phùng Liên Đoàn)
  3. Chia sẻ 4 câu hỏi cuộc đời quan trọng(Bùi Quang Minh)
  4. Hạnh phúc (Nguyễn Trần Bạt)
  5. Hạnh phúc: Điều quan trọng nhất trong cuộc sống
  6. Nguyên lý hữu dụng và hạnh phúc
  7. “Lớp trẻ thiếu khả năng nhận diện hạnh phúc”
  8. Tìm về cội nguồn hạnh phúc đích thực của cuộc sống
  9. Bí mật không ngờ của hạnh phúc và thành công
  10. Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh
  11. Bí mật khoa học về những người hạnh phúc nhất thế giới
  12. 3 thuyết trình sâu sắc về hạnh phúc
  13. Tâm lý học với việc nghiên cứu hạnh phúc con người
  14. Nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc (HPI) của Việt Nam
  15. Về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay
  16. Các nhà tâm lý học có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy điều làm cho họ hạnh phúc
  17. Tiền tài & Hạnh phúc
  18. Kinh tế học hạnh phúc
  19. Hạnh phúc ai bán mà mua(Bùi Văn Nam Sơn)
  20. Tolstoi bàn về hạnh phúc(Chu Hảo)
  21. Bàn về Độc lập – Tự do – Hạnh phúc(Nguyễn Trần Bạt)
  22. Chia sẻ về hạnh phúc(Nguyễn Tất Thịnh)
  23. Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?


Hạnh phúc trên thế giới

Hạnh phúc trên thế giới (World Happiness Report- WHR) Ià khảo sát của Liên hiệp quốc về tình hình hạnh phúc của người dân các nước trên thế giới. Khởi xướng năm 2011, báo cáo đầu tiên xuất hiện năm 2012, sau đó là 2013 và nay là 2015.
Các yếu tố WHR 2015 dùng đo lường hạnh phúc của người dân tại 158 quốc gia gồm:GDP (ppp)/đầu người, nhân thọ, hệ thống người dân tương trợ nhau, tự do trong cuộc đời, tin nghĩa trong chính phủ và doanh thương, lòng vị tha của người dân, và vui buồn cá nhân.

WHR 2015 cũng khảo sát sự biến đối các chỉ số hạnh phúc theo tuổi tác, nam nữ và địa chính trị. Báo cáo đề nghị dùng yếu tố hạnh phúc trong mọi chính sách, khảo cứu trí não, và giáo dục trẻ em - 1/3 dân số của thế giới - để nâng cao hạnh phúc của nhân loại.

Hạnh phúc là một yếu tố con người và xã hội trước kia còn mù mờ nhưng nay trở thành đề tài chính trong văn minh nhân loại dẫn đầu bởiLHQ với chương trình Phát triển bền vững (Sustainable Development Solutions - SDS).

Phát triển bền vững gồm những mục tiêu có thể đo lường mà kinh nghiệm đã biết là quan trọng cho xã hội, các mục tiêu này không những gồm kinh tế, giáo dục, y tế, môitrường, mà còn gồm cảm nghĩ của người dân và cơ chế thuận lợi nhấtcho xã hội phát triển hài hòa một cách tổng thể.
.

Tính từ WHR 2012, khoa học Hạnh Phúc đã tiến một bước dài. Nhiều quốc gia và nhiều địa phương đã dùng chỉ số Hạnh Phúc làm yếu tố phát triển chính sách với mục đích giúp càng ngày càng nhiều người dân cảm thấy hạnh phúc sống trên đời. Nhiềunước và thành phố trên thế giới đã tiên phong áp dụng lớn thì như nước Anh, nước Đức, tỉnh Santa Monica (Mỹ); nhỏ thì như nước Bhutan, United Arab Emirates (UAE), cộng đồng Bristol. Họ dùng hạnh phúc làm yếu tố căn bản trong mọi chính sách công.

LHQ coi yếu tố Hạnh Phúc là căn bản trong việc biên soạn các mục tiêu phát triển bền vững cho nhân loại (Sustainable Development Goals-SDGs).

Xếp hạng hạnh phúc tại 158 quốc gia

Bảy yếu tố đã được dùng để sắp hạng Hạnh Phúc tại 158 quốc gia trên thế giới. Đó là:
  1. Hệ thống tương trợ trong xã hội.
  2. GDP (ppp)/ đầu người, có điều chỉnh với giá trị mua bán tại địa phương (ppp).
  3. Nhân thọ - sống khỏe, sống lâu.
  4. Tự do định đoạt đời sống của mình.
  5. Lòng bác ái, vị tha.
  6. Tín nghĩa.
  7. Cảm tính vui buồn.
Trong 7 yếu tố trên, 3 yếu tố quan trọng nhất là mạng tương trợ xã hội, GDP (ppp)/đầu người và nhân thọ.

Hạnh phúc thay đổi theo giới tính, tuổi tác và địa chính trị

Các yếu tố khiến con người cảm thấy hạnh phúc là: thấy sung sướng, hay cười vui, biết thưởng thức cái tốt đẹp và thấy an ninh, thoải mái, yêu đời. Các yếu tố tiêu cực là giận dữ, lo lắng, buồn, xẹp rỗng, căng thẳng và đau khổ.

Kết quả cho thấy chất lượng đời sống như vậy thay đổi đôi chút theo giới tính, tuổi tác tại cùng một địa dư nhưng lại thay đổi rất lớn giữa các nước có cơ chế và văn hóa khác nhau.

Khoa học trí não về hạnh phúc
Khoa học trí não có bốn khâu khảo cứu về đời sống vui đẹp: (1) cảm nghĩ yêu đời; (2) sự phục hồi sau khi bị tiêu cực; (3) tánh thông cảm, vị tha, đóng góp; và (4) tình trạng đầu óc tỉnh táo hay hờ hững hay “có vấn đề”.

Khoa học trí nào đã nhận dạng được gốc rễ của bốn khâu trên và cách nối kết rất thuần nhuyễn giữa chúng khiến ta có thể dùng kinh nghiệm và tập luyện để thay đổi được.

Huấn luyện đầu óc lành mạnh cho giới trẻ

Một phần ba dân số trên thế giới là dưới 18 tuổi. Ta nên biết cách dạy dỗ phát triển số đông này để chúng trở thành những công dân hạnh phúc và đóng góp cho xã hội.

Khảo cứu khoa học cho biết trong ba yếu tố phát triển trẻ em là học vấn, tư cách và cảm nghĩ, thì việc phát triển cảm nghĩ là quan trọng nhất, còn học vấn chỉ là quan trọng thứ ba trong đời sống sau này của giới trẻ. Điều này thật hiển nhiên, bởi vì tùy cảm nghĩ mà con người thấy hạnh phúc hay không. Quá 50% trẻ có vấn để về tâm trí thì đã códấu hiệu ở tuổi 15. Hơn 200 triệu trẻ em trên thế giới có vấn đề về tâm thần, vậy mà ngay cả những nước giàu có văn minh nhất cũng chưa có sức trị liệu cho các em đầy đủ.

Ta cần coi việc phát triển đời sống tốt cho giới trẻ là quan trọng hàng đầu cho tương lai của thế giới.

Chỉ khi phụng sự xã hội bao hàm sự thành thật, sự rộng lượng, sự cộng tác, sự tin cậy... là nòng cốt của cách làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

Người dân có nhiều chỉ khi phụng sự xã hội khi xã hội thực thi tín nghĩa, công minh, tương trợ.

Chỉ khi phụng sự xã hội dẫn tới việc tạo nên nhiều hệ thống cứu trợ, sự rộng lượng, sự tình nguyện, lòng trung thực, và công việc có kết quả nhanh chóng, ít phí tổn, đời sống tươi đẹp hơn. Cái khó là làm cách nào cho chỉ khi phụng sự xã hội cao hơn tại những nơi người ta hay dối trá, không tin nhau và hay lừa đảo nhau. WHR-2015 khảo sát các phương cách như giáo dục, đạo lý, luật lệ nghề nghiệp, xửcông khai người vi phạm luật công, giảm thiểu các bất công, và giúp đỡ nhau móc nối để làm tốt hơn.

Thế nào là hạnh phúc?
(Phùng Liên Đoàn)
.
Con người ai cũng muốn sướng, không muốn khổ.

Nhưng sướng khổ đều là tương đổi, tùy người, tùy hoàn cảnh. Nhiều người xưa nay đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho người đồng loại,nhưng ít người thành công lớn vì họ cũng chỉ là con ngườikhông hoàn hảo và không biếthết mọi cách tạo hạnh phúc cho số đông.

Liên hiệp quốc đã định nghĩa con người có hạnh phúc khi có 7 yếu tố an ninh: thực phẩm, sức khỏe, kinh tế, cá nhân, công đồng, môi trường, và cơ chế. Quốc gia có nhiều người hạnh phúc nhất khi quốc gia đó có GDP cao, người ngwời giúp đỡ nhau, có tự do chọn lựa, làm nhiều việc từ thiện, ít bị hối lạm, và vui nhiều lo ít.

Con người cảm nhận hạnh phúc như thế nào?

Hạnh phúc là điều con người cảm nhận trong hoàn cảnh của mình. Hạnh phúc mỗi người một khác, mỗi hoàn cảnh một khác.
Hạnh phúc là rèn luyện mình có hiểu biết, có sức làm việc, có lòng nhân ái.
Hạnh phúc là chăm sóc tốt cho cha mẹ con cái và còn giúp được cho người khác.
Hạnh phúc là nụ cười; là yêu mình yêu người; là cố gắng; là chia sẻ vui buồn; là vui với niềm tin ở người, ở đời, ở tương lai.
Hạnh phúc là khởi đầu một ngày mới vui vẻ, tin rằng mọi việc sẽ tốt đẹp hơn.
Hạnh phúc là hít hơi thở trong lành, là rỏ nước mắt vì vui, là cảm nhận cái tốt của đời.
Hạnh phúc không tự nhiên đến, mà ta phải tự tìm ra trong hoàn cảnh của mình. Hạnh phúc có lúc lên lúc xuống, nhưng chỉ có khi ta biết nhận diện và duy trì niềm tin.
.

Vài phát ngôn về hạnh phúc
.
Bảy điều ta có thể thực hiện hàng ngày để cảm thấy hạnh phúc hơn:
- Nghĩ ít hơn, cảm nhiều hơn.
- Nhãn ít hơn, cười nhiều hơn.
- Nói ít hơn, nghe nhiều hơn.
- Suy đoán người ít hơn, chấp nhận người nhiều hơn.
- Ngó người làm ít hơn, bắt tay làm nhiều hơn.
- Phàn nàn ít hơn, cảm ơn nhiều hơn.
- Hãnh ít hơn, yêu nhiều hơn.
.
Hạnh phúc chỉ thực có khi chia sẻ được với người khác.
Hạnh phúc là từ tâm phát ra. (William A Ward)
Mình chỉ hạnh phúc khi chính mình nhận ra niềm vui của mình. ( CE. Jerningham)
Hạnh phúc là làm được những gì có thể, với phương tiện mình có, tại ngay nơi mình ở.
Có nhiều chọn lựa trên đời, và tôi chọn hạnh phúc trong hoàn cảnh của tôi.
Hạnh phúc như đầu thơm, ta xoa cho người mà cũng thấy thơm lây. (Ralph Emerson)
Hạnh phúc không vì ta lấy được mà vì ta cho được.
Hạnh phúc hiện hữu ngay những khi tăm tối nhất, nếu ta biết bật sáng những gì có thể.
Chợp mắt ngủ trưa giúp ta có hạnh phúc một giờ. Đi câu giúp ta có hạnh phúc một ngày. Kết hôn giúp ta có hạnh phúc một tháng. Thừa hưởng một số tiền lớn giúp ta có hạnh phúc một năm. Giúp người khiến ta có hạnh phúc cả đời.
Mỗi phút ta nóng giận là ta mất đi một phút hạnh phúc.
.
Được hạnh phúc không có nghĩa là mọi sự đều tốt. Nó chỉ có nghĩa ta ít than phiền về những gì chưa thực tốt.
Ai cũng muốn sướng, không muốn khổ; nhưng làm gì có cầu vồng nếu không có mưa?
Hãy cười vui và đời sẽ cười vui với ta.
Hãy tới nơi người ta vui mà cười vui với họ, bởi vì nếu không vui thì chẳng có gì thích thú. (Robert L. Stevenson)
Hãy cố, hãy tin, hãy vui; đừng nản vì mọi chuyện sẽ tốt thôi! (Gordon B. Hinckley)
Mai kia mọi chuyện sẽ rõ hơn. Bây giờ ta chỉ nên cười trong hoàn cảnh. Cứ tin rằng mọi việc đều có lý do của nó.
Khi một cửa đóng thì có cửa khác mở. Nhiều khi ta cứ nhìn vào của đóng mà quên tìm cửa nào mới mở cho ta. (Helen Keller)
Hạnh phúc luôn luôn gõ cửa. Ta nên mở cửa đón chào.
Ta thường quên rằng hạnh phúc không phải là được những gì ta chưa có, mà là nhận diện và thưởng thức những gì ta đang có. (Frederick Koenig)
Ta được hạnh phúc khi những gì ta nghĩ, ta nói và ta làm đều ăn khớp với nhau .(Mohandas Gandhi)
Hạnh phúc như con bướm. Nếu ta đuổi thì khó bắt được, nhưng nếu ta ngồi ngắm thì nó bay lượn quanh ta. (Nathaniel Hawthorne)
Con người đẹp nhất khi thấy vui bên trong.
.
Bảy yếu tố căn bản của quốc gia có nhiều người hạnh phúc
Chương trình SDS (Sustainable Development Solutions - Cách Phát Triển Bền Vững) của Liên hiệp quốc đã dùng những yếu tố sau để đo mức hạnh phúc của người dân trong các quốc gia trên thế giới:
  1. GDP/đầu người, có điều chỉnh với sức mua bán tại địa phương.
  2. Tương trợ - Đo bằng cách hỏi: Nếu bạn có vấn đề, bạn có thể nhờ người nào đó bắt tay giúp bạn phần nào không?
  3. Nhân thọ tăng - Đo bằng phương pháp thống kê, qua các thay đổi tốt trong xã hội.
  4. Có tự do chọn lựa - Đo bằng cách hỏi: Bạn có tự do chọn lựa việc bạn làm và cách bạn sống không?
  5. Lòng vị tha - Đo bằng cách hỏi: Bạn có đóng góp sức lực hoặc tiền bạc làm từ thiện trong tháng vừa qua không?
  6. Tham nhũng - Đo bằng cách hỏi: Bạn có cảm thấy tham nhũng trong chính phủ không? Hối lạm trong doanh thương không?
  7. Vui buồn - Đo bằng cách hỏi: Hôm qua bạn vui hay buồn?
Từ năm 2012, chương trình SDS của Liên hiệp quốc đã khảo sát “Hạnh phúc quốc gia” của khoảng 160 nước trên thế giới, dùng phương pháp khoa học và các dữ kiện chính trị kinh tế, với sự đóng góp trí tuệ thiện nguyện của nhiều giáo su tại các đại học nổi tiếng và sự đóng góp tài chính của nhiều doanh nghiệpcó lòng. Mọi sưu tầm, phỏng vấn tại các nước đều tụ về trụ sở chính của SDS đặt tạiColumbia University ngay cạnh Liên hiệp quốc tại New York. Bốn báo cáo, 2012, 2013, 2014, và 2015 đã được thực hiện. Trong báo cáo năm 2015, Việt Nam đứng thứ 75, sau Thái Lan (34), Malaysia (61),Indonesia (74) nhưng trước Philippines (90), Lào (99),Myanmar (129) và Cambodia(145).

Bài học cho người Việt Nam

Các thông tin trên cho biết ta có thể cảm thấy hạnh phúc ngay trong hoàn cảnh của ta. Và người dân nhiều nước khác cũng còn khó khăn như ta.

Nếu mỗi người Việt Nam đều cố gắng nhiều hơn, ít cãi cọ trong nhà cũng như ngoài xã hội, không xả rác, ít gây rối, giúp đó hàng xóm lánggiềng, ca hát nhiều hơn, đoàn kết chống bất công… thì khôngnhững ta tự thấy hạnh phúc hơn, mà nước ta cũng có triển vọng sánh vai nhiều nước khác về hạnh phúc bền vững.
.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 3 thuyết trình sâu sắc về hạnh phúc

    06/03/2016Diễn giả Dennis Prager có các clip về bí mật hạnh phúc hiện đang được lan truyền mạnh mẽ với những thông điệp sâu sắc...
  • Bí mật không ngờ của hạnh phúc và thành công

    06/03/2016Nguyễn ThảoTrong cuốn sách mới mang tên “The Happiness Track” của Emma Seppala – giám đốc khoa học của Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu Chủ nghĩa Vị tha và Lòng trắc ẩn thuộc ĐH Stanford, một bí ẩn mới được hé lộ...
  • Nguyên lý hữu dụng và hạnh phúc

    06/03/2016Luận MinhCuối thế kỷ 18, triết gia người Anh Jeremy Bentham trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên lý đạo đức và luật pháp” (1789) đã đề ra nguyên lý hữu dụng, nội dung của nó là tán thành hay phủ nhận hành động của cá nhân hoặc chính quyền, dựa trên nỗ lực làm gia tăng hay giảm bớt hạnh phúc cho người khác. Theo J. Bentham, chính quyền được xây dựng trên căn bản tam phân: lập pháp, hành pháp và tư pháp, hình thức tổ chức chính quyền chỉ là phương tiện để đạt đến mục đích