Một xã hội chỉ biết có tiền là một xã hội bần cùng

10:04 SA @ Thứ Tư - 23 Tháng Chín, 2015

Nhìn sự thành công và nghe ông Jimmy Lai nói chuyện, không ai có thể tin rằng ông chỉ được học đến lớp 5. Nhưng ông không lấy đó làm xấu hổ mà ngược lại ông cho rằng đó là điểm mạnh của ông. Ông Lai nói vì ông không được học nhiều, ăn nói dở, càng không biết viết sao cho hay, nên ông tập trung hoàn toàn vào HÀNH ĐỘNG : " Tôi nói rất ít, tôi chỉ làm thôi ".

Ông Lai được mẹ giành dụm tiền gửi ông đi theo ghe vượt biên từ Quảng Đông sang Hong Kong năm mới 12 tuổi. Đến HK ông phải tự lập tự túc hoàn toàn, khởi đầu từ con số không và phải làm việc chui trong các hãng xưởng với đồng lương rất thấp. Tuy vậy, ông không bao giờ quên những giọt nước mắt của mẹ ông lúc chia tay, mẹ ông dặn ông " Con đi lần này chắc không bao giờ mẹ con mình được gặp nhau nữa, con hãy ráng sống cho tốt, HK là xứ tự do, chỉ có ở đó con mới có được cuộc sống khá hơn của cha mẹ ". Và từ đó, cậu bé Jimmy Lai đã luôn nuôi 1 ước mơ " Làm sao cho TQ cũng được tự do như HK " !

Từ 1 cậu bé làm chui, ông đã trèo lên được chức trưởng phòng, rồi giám đốc công ty may mặc. Ông dùng tiền để dành của mình mua lại 1 công ty phá sản, xây dựng đầu tư thành công ty Giordano nổi tiếng khắp châu Á.

Năm 1989, khi phong trào Thiên An Môn của sinh viên TQ bùng nổ, ông Lai mạnh mẽ lên tiếng tìm mọi cách ủng hộ và thẳng thắn phê bình nhà cầm quyền Bắc Kinh. Để trả đũa, Trung Quốc tung ra 1 chiến dịch phá hoại công ty Giordano của ông, nhất là chi nhánh đặt tại Đại Lục. TQ muốn dùng áp lực kinh tế để ép ông phải im miệng.

Nhưng ông Lai không hề nao núng, năm 1990 ông sẵn sàng bán luôn công ty Giordano, chịu mất nguồn tài chính dồi dào của mình. Ông quay sang công nghệ thông tin và truyền thông. Nhận thấy tầm quan trọng của truyền thông báo chí đối với chính trị và xã hội, ông thành lập Next Media, công ty truyền thông duy nhất với mục đích chính là ủng hộ dân chủ ở Đông Nam Á và trực tiếp lên án chính quyền Bắc Kinh.

Ban đầu ai cũng cho rằng ông điên, 1 mình dám chống lại Bắc Kinh và tiên đoán là tờ báo đó sẽ chết yểu. Nhưng ngược lại con số độc giả ngày càng đông, số báo bán ngày càng nhiều và chỉ trong 2 năm đã trở thành công ty truyền thông lớn nhất HK, Đài Loan và Ma Cao. Đến năm 1995 ông cho ra thêm tờ báo thứ 2 là Apple Media, chuyên ủng hộ các phong trào dân chủ tại HK.

Được biết trước khi HK được trả về cho TQ, thủ tướng nước Anh đã tặng cho ông Jimmy Lai hộ chiếu danh dự, mời ông sang Anh sinh sống. Ông Lai đã từ chối và cho biết ông cần ở lại HK để tranh đấu cho nền dân chủ độc lập của thành phố này, và hơn nữa ông muốn cả TQ cũng phải có dân chủ.


Tỉ phú truyền thông,Lai Chee-Ying, tức Jimmy La trong lều của những người biểu tình Hong Kong

Mới đây, trả lời phỏng vấn của đài Chanel NewsAsia, ông Jimmy Lai cho biết ông rất vui và tự hào với các biểu hiện của sinh viên HK. Ông nói " Các sinh viên thực là giỏi và ngoan, các em đã làm được nhiều hơn là tôi mơ ước. Các em thực sự có ý thức tốt, và thực sự đã đấu tranh rất ôn hòa. Thế giới nhìn vào, ai cũng sẽ mong mình có những con em như các em ".

Phóng viên Roland Lim hỏi ông nghĩ sao khi nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố sẽ không nhượng bộ, cho dù cuộc biểu tình có lớn cỡ nào, ông nói " Chúng ta không thể điều khiển được Bắc Kinh, nhưng chúng ta có thể điều khiển được chính mình. Những gì các sinh viên đang tranh đấu đòi hỏi là điều đúng đắn, họ sẽ không bỏ cuộc. BẮC KINH KHÔNG NHƯỢNG BỘ THÌ HỌ SẼ PHẢI ĐAU ĐẦU VÌ NHỮNG SINH VIÊN NÀY TRONG 30 NĂM TỚI ! ".

Lại được hỏi về việc phong trào " Chiếm Trung Tâm " đã làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế HK như 1 số người nhận định, ông Lai lắc đầu " Tôi không nghĩ kinh tế HK sẽ bị ảnh hưởng nhiều hay lâu dài. Hiện nay sinh viên đã mở lối cho nhân viên nhà nước đi làm bình thường. Điều duy nhất sút giảm là thị trường chứng khoán HK, nhưng thị trường chứng khoán lên xuống là chuyện thường. Nó đã lên cao 1 thời gian dài, tự động nó cũng sẽ điều chỉnh và xuống thôi, cho dù có hay không có sinh viên biểu tình ".

Ông Lai nói thêm " Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta cần có hy vọng cho 1 xã hội tốt đẹp hơn. Chính các sinh viên đã đem tới cho chúng ta hy vọng đó. Một xã hội ngoài tiền ra còn phải có lương tâm. Các sinh viên đang làm đúng lương tâm, chúng ta cần ủng hộ họ ".

Ông nhấn mạnh " Một xã hội chỉ biết có tiền mới là 1 xã hội thực sự bần cùng nhất ! "

Ngọc Nhi Nguyễn tổng hợp và phỏng dịch từ : http://www.channelnewsasia.com/news/asiapacific/a-city-needs-a-conscience/1389894.html

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Dầu mỏ, Tiền bạc và Quyền lực

    03/05/2009Cuốn sách khắc họa toàn cảnh lịch sử ngành công nghiệp dầu mỏ - cuộc giao tranh giành quyền lực và sự giàu có xung quanh vấn đề dầu mỏ. Cuộc chiến này đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, phản ánh hậu quả của các cuộc chiến tranh đồng thời thay đổi vận mệnh nhân loại nói chung và các quốc gia nói riêng. Dầu mỏ, Tiền bạc & Quyền lực là một bức tranh về lịch sử thế kỷ XX, cũng là về ngành công nghiệp dầu mỏ...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.