Một số luận điểm về phát triển kinh tế - xã hội trong cương lĩnh cần thay đổi và điều chỉnh

09:45 SA @ Thứ Bảy - 16 Tháng Mười, 2010
Đột phá tư duy lý luận là một nhiệm vụ lớn của đại hội Đảng 11 này. Đó không phải là ý muốn chủ quan mà do thực tế đòi hỏi.

Trong dịp góp ý vào Văn kiện trình Đại hội 11 của Đảng thực sự đã có những ý kiến đề xuất mà tôi rất nhất trí và quả là chúng tôi cũng đã từng trăn trở suy nghĩ như vậy. Nhưng chúng tôi cũng có suy nghĩ khác về một số khía cạnh.

Tại sao cần những đột phá trong lĩnh vực kinh tế- xã hội về mặt lý luận?

Bởi vì:

1) Sau gần 25 năm đổi mới, cùng với những quan sát tình hình, kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở nhiều nước, đã chứng tỏ rằng có một số quan niệm mà chúng ta nêu ra trong nhiều năm đã không còn thích hợp, nó không được thực tiễn chứng minh là đúng và hiệu quả, thậm chí còn kìm hãm gây tác hại cho sự phát triển;

2) CNXH là vừa phủ định, vừa tiếp tục CNTB, chứ không phải quay lưng lại với CNTB, hoặc hoàn toàn khác CNTB. Một số quan niệm của của mô hình CNXH trước đây cũng đã ngày càng chứng tỏ là đã lỗi thời nhưng vì quan niệm nhận thức giáo điều nên không dám thay đổi hay điều chỉnh lại;

3) Quan niệm về phát triển nhân văn và quan niệm về CNXH cũng đang được đổi mới theo hướng CNXH hiện đại, chứ không phải CNXH cổ điển, cũ kỹ. Từ đó nhiều quan niệm và nội dung về CNXH và “thời kỳ quá độ” như cũ không còn sử dụng trong các văn kiện nữa.

4) Chúng tôi nhận thấy rằng, nước ta từ một xã hội thuộc địa - nửa phong kiến, sau khi thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân thì muốn tiến lên CNXH phải kinh qua sự xây dựng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân (Hồ Chí Minh) tất nhiên là theo quan niệm hiện đại chứ không phải là “thời kỳ quá độ”.

5) Hãy từ thực tế, xu hướng các mô hình và tình hình biến đổi kinh tế xã hội ở các nước phát triển cao để suy nghĩ về đổi mới tư duy lý luận về CNXH và con đường, phương thức tiến lên hiện nay, nhất là khi nước ta đã gia nhập WTO.

Đúng là “không thể bỏ qua thực tế”, như tên một bài viết về chủ đề này (Vietnamnet). Chân lý nằm ở thực tiễn chứ không phải ở sách vở, kinh thánh.

Cần đổi mới, thay đổi hoặc làm rõ hơn, các luận điểm, sau đây:

Một là, một trong những đặc trưng của CNXH là thiết lập quan hệ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu dựa trên một trình độ lực lượng sản xuất hiện đại.

Hai là, về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và vai trò nền tảng của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.

Ba là, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, phát huy vai trò của Nhà nước và Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dâ trong phát triển kinh tế xã hội.

Đây là những vấn đề lớn, khó cả, mỗi vấn đề có thể bàn đến hàng chục trang giấy. Nhưng không thay đổi hay điều chỉnh thì sẽ tồn tại những nghịch lý không giải được, lý luận một đường nhưng thực tế khách quan bướng bỉnh đi một nẻo.

Sau đây, phần tiếp theo của bài viết này mang tính tổng quát, những vấn đề đã nhất trí với các tác giả khác sẽ không luận giải nhiều nữa mà chỉ làm rõ thêm một số ý kiến riêng của chúng tôi.

Những quan niệm mới:

Vấn đề thứ nhất. Chúng tôi thấy rằng, sở hữu công cộng đối với tư liệu sản xuất chủ yếu trong CNXH đúng là tư duy kiểu cũ. Hơn nữa điều đó chỉ có thể là khi lên giai đoạn cao CSCN (xem thêm Vũ Quốc Tuấn trả lời phỏng vấntrên Vietnamnet).

“Việc vẫn xem kinh tế nhà nước (trong đó có doanh nghiệp Nhà nước) giữ vai trò chủ đạo, theo tôi hiểu, là thuộc quan niệm cũ về chủ nghĩa xã hội trong đó chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu phải được thiết lập. Đây là một quan niệm không phù hợp với tư duy mới trong thời đại mới vì không nhất thiết phải có chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mới có thể xây dựng được một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (Vũ Quốc Tuấn)

Nhưng theo chúng tôi thực ra không thể có công hữu kiểu cha chung không ai khóc. Mà sở hữu xã hội theo quan niệm mới của CNXH là dưới dạng cổ phần liên hợp trong tập thể và cộng đồng hay nhà nước… tức sở hữu hổn hợp như thế là hình thái ưu thế. Đó mới là đặc trưng của CNXH kiểu mới như một tiến trình. Hình thái này bắt đầu trong quá trình phát triển từ chế độ dân chủ nhân dân (khái niệm, tiến trình ày thích hợp hơn là “thời kỳ quá độ”) lên CNXH, (xem thêm: Hồ Bá Thâm, Vấn đề là chủ nghĩa xã hội hiện đại chứ không phải là CNXH cổ điển, hoặc Cần sửa tên của Cương lĩnh, Chungta.com)

Cũng từ quan niệm này, hiện nay cần thay thế khái niệm, quan niệm sở hữu toàn dân về đất đai sang sở hữu nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu về đất đai (sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu chính quyền địa phương, sở hữu của tổ chức xã hội, sỡ hữu hỗn hợp…). Như thế dân mới là người làm chủ thật sự (ai cũng có tư cách pháp nhân, tư cách làm chủ) chứ không chỉ mang tính tượng trưng, chung chung như cũ. Điều này có nhiều tác dụng không những giải phóng lực lượng sản xuất trong nông thôn - nông lâm nghiệp mà cả chống tham nhũng lãng phí đất đai như hiện nay (xem thêm bài viết của TS. Nguyễn Quang A) PGS. Phạm Duy Nghĩa, GS.TS. Đặng Hùng Võ (Vietnamnet, chungta.com).

Vấn đề thứ hai là vai trò của kinh tế nhà nước và tập thể. Vấn đề là các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu phải được bình đẳng trước pháp luật và hoạt động theo cơ chế thị trường và luật pháp Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Từ thực tế kém hiệu quả của kinh tế nhà nước và dù có ưu tiên, bao cấp thì vừa qua nó cũng không đóng được vai trò chủ đạo. Cho nên bỏ quan niệm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước để tạo nền kinh tế thị trường đích thực và tính dân chủ pháp quyền của chế độ ta. Hơn nữa cũng bỏ quan niệm kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đóng vai trò nền tảng. Vấn đề là hệ thống luật pháp điều tiết như thế nào. Kinh nghiệm Thụy Điển cũng cho ta bài học này. Để có công bằng, họ không coi trọng lắm vấn đề sở hữu mà là vấn đề điều tiết thuế và phân phối (xem thêm: Hồ Bá Thâm, Di chúc Hồ Chí Minh và những mô hình CNXH, Chungta.com).

Đúng là “Một chế độ mà kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ lực vẫn có thể thực hiện được mục tiêu trên. Điều này đã thấy rõ ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Theo tôi, cần khẳng định dứt khoát "Kinh tế tư nhân là động lực chủ yếu phát triển của nền kinh tế. Xóa bỏ mọi kỳ thị, phân biệt đối xử; phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân không hạn chế về quy mô trong những lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh".( …). “Nếu muốn có những quả đấm thép, dẫn dắt nền kinh tế, "đấu đá" với nước ngoài thì tập đoàn phải đa sở hữu, có nhiều thành phần tham gia gồm Nhà nước, tư nhân và thậm chí là cả đầu tư nước ngoài. Cần lưu ý rằng tập đoàn hình thành một cách tự nhiên theo đòi hỏi của thực tiễn, chứ không thể ra đời một cách khiên cưỡng theo mệnh lệnh hành chính chủ quan”(Vũ Quốc Tuấn).

Vấn đề thứ ba là, mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thực ra đây là mô hình kinh tế thị trường xã hội - mô hình kinh tế thị trường hiện đại, vận dụng vào nước ta ngày nay. Mô hình, nấc thang này ở trình độ cao thì bản thân nó tạo khả năng và điều kiện khách quan cho tính chất và định hướng XHCN, hay thị trường XHCN.

Trong mô hình kinh tế thị trường xã hội - mô hình kinh tế thị trường hiện đại ở các nước TBCN phát triển cao, hay các nước dân chủ xã hội (chủ nghĩa xã hội dân chủ) thì một mặt bản thân nền kinh tế có yêu cầu phát triển bền vững, công bằng hơn, đồng thời sự điều tiết từ vai trò nhà nước pháp quyền và tác động của xã hội dân sự- dân chủ- văn minh về mặt xã hội (an sinh xã hội, phúc lợi xã hội) là rất lớn. Tức nó thai nghén, phôi thai hình thức và nội dung XHCN ngay ở đây chứ không phải chỉ định hướng XHCN từ bên ngoài.

Khi nền kinh tế thị trường tự do, và nhất là kinh tế thị trường còn thấp, mới hình thành như ở Trung Quốc hay nhất là ở VN thì ít hay chưa có có tiền đề định hướng XHCN từ bên trọng thì thường phải định hướng từ bên ngoài (nhà nước) nhiều hơn nên có khi lại làm méo mó thị trường. Bản thân trình độ kinh tế thị trường thấp như vậy thì ít có khả năng tạo nên tính chất XHCN từ bên trong nó. Cần thấy rằng nói chung, kinh tế thị trường hay thành phần kinh tế tư nhân thì có mặt thuộc về CNTB có mặt thuộc về giá trị nhân loại chung, giá trị XHCN nói riêng.

Theo chúng tôi hiện nay nên nói xây dựng “mô hình kinh tế thị trường xã hội”(hay kinh tế thị trường dân chủ nhân dân) thì dễ hiểu hơn, thực tế hơn, khi nói kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Vấn đề thứ tư là phát huy vai trò của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong phát triển kinh tế xã hội.

Theo chúng tôi, để phát triển kinh tế thì rất cần nhà nước pháp quyền của dân-do dân và vì dân, gọi tắt là nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân (không cần dùng từ XHCN cũng đủ rõ). Việc sử dụng nhà nước pháp quyền tác động dến kinh tế là theo tư duy dân chủ pháp quyền: minh bạch, công khai, tôn trọng các chủ thể, bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt đối xử. Việc tạo nên môi trường như vậy sẽ là động lực phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Do vậy, phải tập trung cải cách thể chế kinh tế thị trường là đúng.

Với kinh tế thị trường thì vấn đề là phải thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội theo từng bước phát triển. Rất cần tăng cường vai trò, hiệu lực của nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân và xã hội dân sự (xã hội dân quyền) trong lĩnh vực rất quan trọng này. Và cũng chính từ vai trò của hai chủ thể này mà vừa huy động được năng lực đóng góp tài lực từ chủ thể thị trường và đấu tranh hạn chế sự lạm quyền và tính tự phát từ thị trường. Đồng thời, xã hội dân sự- xã hội dân chủ cũng vừa hợp tác với nhà nước vừa phản biện, giám sát sự lạm quyền của nhà nước.

Về nhà nước pháp quyền, hiện nay qua văn kiện Dự thảo trình ĐH 11 của Đảng về thực chất đã thừa nhận nguyên tắc “tam quyền phân lập” (phân hợp giám) khi nêu các nội dung về kiểm soát quyền lực giữa cac cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp mà trước đây không giám thừa nhận, và bác bỏ, nhưng vẫn cần giám sát, phản biện xã hội từ xã hội dân sự. Đây là những thể chế văn minh, dân chủ hiện đại phù hợp với kinh tế thị trường xã hội, nền dân chủ pháp quyền hiện đại và cũng là bản chất nhân dân làm chủ của xã hội mới dân chủ nhân dân tiến dân lên CNXH kiểu mới.

Do vậy, cần xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự văn minh, tiếp tục cải cách cả hệ thống nhà nước hiện nay và cải cách cả hệ thống Mặt trận, đoàn thể xã hội hiện nay thành xã hội dân sự, mới có thể phù hợp với kinh tế thị trường xã hội ngày càng hiện đại có khả năng trở thành kinh tế thị trường XHCN khi có đủ điều kiện cần thiết trong tương lai.

Từ phân tích nói trên, chúng tôi đề nghị như sau:

1) Sở hữu xã hội theo quan niệm mới của CNXH là dưới dạng cổ phần liên hợp trong tập thể và cộng đồng hay nhà nước…, tức sở hữu hổn hợp như thế là hình thái ưu thế. Từ đó, hiện nay cần thay thế khái niệm, quan niệm sở hữu toàn dân về đất đai sang sở hữu nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu về đất đai.

2) Bỏ quan niệm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước để tạo nên kinh tế thị trường đích thực và tính dân chủ pháp quyền của chế độ ta. Hơn nữa cũng bỏ quan niệm kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đóng vai trò nền tảng. Nhưng cần cải cách để nâng cao sức mạnh, hiệu quả của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể theo tư duy mới hợp quy luật.

3) Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN thực ra đây là mô hình kinh tế thị trường xã hội – hướng theo mô hình kinh tế thị trường hiện đại. Hiện nay nên nói xây dựng “mô hình kinh tế thị trường xã hội” (kinh tế thị trường dân chủ nhân dân) thì dễ hiểu hơn, thực tế hơn, khi nói kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên, có thể sử dụng cả hai khái niệm này tùy theo trường hợp cụ thể.

4) Muốn thực hiện kinh tế thị trường xã hội thì phải thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội thì vai trò của nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân và xã hội dân sự rất quan trọng. Do vậy, cần tiếp tục cải cách cả hệ thống nhà nước hiện nay và cải cách cả hệ thống Mặt trận, đoàn thể xã hội hiện nay thành xã hội dân sự văn minh.

Theo thiển ý của chúng tôi, tinh thần này cần thể hiện trong Cương lĩnh, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm tới.

Vấn đề cuối cùng, là Đảng có thật sự cầu thị không, có dám đổi mới tư duy lý luận, khi đã lỗi thời và nhiều nhà khoa học đã bàn luận, cảnh báo hay không? Phải chăng mọi điều đã được định đoạt rồi như khá nhiều người, những cán bộ nhiều cấp đã nói toạc ra như vậy, dù trên diễn đàn chính thức những cán bộ cấp cao nhất vẫn cho rằng sẽ lắng nghe, tiếp thu ý kiến, tất nhiên là những ý kiến ích nước lợi dân

Chúng tôi nghĩ rằng, qua kinh nghiệm ĐH 6 của Đảng, thì không hẳn những vấn đề còn tranh luận, ý kiến khác nhau thì không đưa vào Cương lĩnh. Quả là không ít những vấn đề còn tranh luận, ý kiến còn khác nhau. Phải có tầm nhìn, sáng suốt và quyết đoán. Cần chú ý những vấn đề đã, đang thử thách trong thực tiễn ở nước ta và cả trên thế giới. Những vấn đề mang tính dự báo xa thì không nên ghi một cách quá cụ thể.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chuyện con ve và đàn kiến

    06/10/2019Alan Phan*Cơ chế chính trị đã tạo nên một tầng lớp ve giàu có, đầy quyền lực và tham lam trong việc rút tỉa mòn cạn các của cải tài nguyên đã do sức lao động của đàn kiến nghèo, thua kém từ các vùng quê tạo nên.....
  • Khi chính phủ “đi buôn”

    27/08/2019TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB ĐứcTừ khi nước ta chuyển qua mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, mọi doanh nghiệp phải thực hiện chức năng kinh doanh đích thực, do quy luật kinh tế thị trường đòi hỏi, nghĩa là vì mục đích lợi nhuận; nghiệp vụ kinh doanh mua và bán được trả lại đúng nghĩa đi buôn của nó, với tiêu thức lưạ chọn, mua sao cho thật rẻ, bán sao cho thật đắt. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở ta phải tuân theo định hướng XHCN, cơ bản vẫn được điều hành theo mô hình kinh tế quản lý tập trung trước đây, nên như Vinashin mua và bán vẫn phải xin quyết định của chính phủ...
  • Vấn đề phòng, chống suy thoái của Đảng cầm quyền phải là một vấn đề lớn trong Cương lĩnh

    15/10/2010TS. Hồ Bá ThâmVấn đề “suy thoái nhân cách, quyền lực của Đảng cầm quyền” là một vấn đề lớn, hệ trọng, có tính cương lĩnh, mà bất cứ đảng cầm quyền nào cũng phải đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, không ít đảng đã phải trả giá đắt. Những bài học lịch sử xưa nay vẫn còn mới và mang tính thời sự...
  • Phát huy dân chủ để hạn chế lạm quyền, độc quyền

    15/10/2010Minh CườngNắm chắc ngọn cờ dân chủ thì sẽ có nhiều cơ hội ngăn ngừa bệnh quan liêu, độc đoán, tham nhũng...
  • Kinh tế tư nhân vẫn còn mờ nhạt trong cương lĩnh

    13/10/2010Phạm HuyênMột chiến lược về xây dựng, phát triển doanh nghiệp doanh nhân, thể hiện vai trò của khu vực này trong phát triển kinh tế cần được thể hiện rõ ràng hơn trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng...
  • Mệnh đề mâu thuẫn trong văn kiện Đại hội Đảng

    11/10/2010Cao Nhật ghiKhi Đảng chỉ đích danh một bộ phận trong cộng đồng doanh nghiệp là "chủ đạo" thì việc "các chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh..." sẽ không thể thành hiện thực...
  • Cương lĩnh: Những quan niệm chưa nhất quán

    11/10/2010TS. Hồ Bá ThâmNghiên cứu Cương lĩnh bổ sung, phát triển trình ĐH 11 của Đảng, chúng ta dễ nhận thấy nổi bật sự kiên định con đường phát triển tiến lên XHCN và những mục tiêu, những phương hướng, những quan hệ chính cần giải quyết, nhưng trong đó có một số quan niệm chưa nhất quán...
  • Việt Nam – Một tương lai có thể dự báo

    09/10/2010Nguyễn Trần BạtXã hội của chúng ta trộn lẫn những mâu thuẫn giữa kinh tế với chính
    trị, giữa chính trị với xã hội, giữa xã hội với lịch sử... Do đó, sự dự
    báo có thể rất chủ quan nhưng các dự báo tự do mang tính chủ quan đó
    nếu nằm bên cạnh nhau sẽ tạo ra được khuynh hướng và quyết định tương
    lai của đất nước trong các khía cạnh cụ thể...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • Chưa thấy hơi thở cuộc sống trong dự thảo văn kiện

    08/10/2010Lê NhungGóp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Viện Khoa học chiến lược Bộ Công an nói, văn kiện đang vắng bóng hơi thở cuộc sống...
  • Cần sửa tên của Cương lĩnh

    03/10/2010TS. Hồ Bá Thâm“Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH (bổ sung, phát triển)” dự thảo trình ĐH 11 của Đảng, tuy có đưa vào những thành quả mới về tư duy lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của sau 20 năm qua bổ sung một số nội dung, nhưng cách tiếp cận vẫn cũ, và còn một số nội dung cũ, thậm chí không còn thích hợp trong tình hình mới...
  • "Mỗi bước tiến của thực tế quan trọng hơn một tá cương lĩnh"

    03/10/2010Trần Đông thực hiện"Mỗi bước tiến của cuộc vận động thực tế còn quan trọng hơn là một tá cương lĩnh". Điều đó có nghĩa là Đảng ta nên tập trung trí tuệ và sức lực vào các bước tiến trong thực tế. Những bước tiến trong thực tế mới chính là cái mà nhân dân ta cần trong lúc này. Sỡ dĩ cần như thế là vì hiện nay màu xám của lý luận còn đang cách xa màu xanh của thực tế đất nước" - đó là những đóng góp xây dựng của GS. TS. Dương Phú Hiệp...
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền

    02/10/2010Nguyễn Trần BạtBàn về vấn đề nhà nước pháp quyền của Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta
    mới chỉ có một nhà nước được phân công nội bộ chứ không phải một nhà
    nước mà quyền lực của nó được phân công một cách hiệu quả và việc sử
    dụng các quyền lực ấy được kiểm soát bằng các quy tắc xã hội. Vì thế,
    chúng ta mới chỉ đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền...
  • Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

    02/10/2010Bùi Đức LạiĐất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn...

  • Vấn đề xây dựng nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam và cải cách thiết chế dân chủ

    28/09/2010TS. Hồ Bá ThâmNgười ta đã bàn rất nhiều về dân chủ. Nhưng những vấn đề khó, nhạy cảm thì thường lảng tránh. Chúng ta thấy là các cấp thường thảo luận, quyết sách các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng ít thảo luận quyết sách các vấn đề dân chủ một cách sát thực, cụ thể, nhất là về mặt thể chế...
  • Để người dân thực hiện quyền giám sát cán bộ

    28/09/2010TS Lưu Thị Bích ThuTrước hết cần khẳng định rằng, quyền lực là một khái niệm rất rộng, trong đó có quyền lãnh đạo, quyền quản lý. Trong một xã hội thực sự dân chủ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi quyền lực đều ở nơi dân; nói cách khác, nhân dân là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực trong xã hội ta...
  • Quản trị quốc gia nhìn từ điều hành của Vinashin

    26/08/2010Phùng Hoàng CơChúng ta hình dung năng lực quản trị và điều hành của các lãnh đạo Vinashin hiện nay như là khả năng bình thường của bé trai 10 tuổi ăn được 02 bát cơm nhưng được bố mẹ giao ăn 04 bát cơm. Đứa trẻ sẽ phản ứng điều gì?
  • xem toàn bộ