Nạn lãng phí!

05:29 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Tám, 2006

Cùng với các tệ nạn khác, nạn lãng phí đã và đang làm băng hoại nhân cách con người Việt Nam, làm kiệt quệ sức lực, tiền của, tài nguyên của đất nước.

Tác hại của lãng phí, ai cũng biết, nhung nói và làm từ trên xuống dưới còn thiếu những biện pháp, chế tài cụ thể để chống lãng phí một cách triệt để? Nên lãng phí vẫn nhởn nhơ tồn tại.

Lãng phí từ quan cho tới dân

Lãng phí lớn nhất là sư hoạch định kế hoạch, chính sách thiếu tính khả thi trong các dự án đầu tư không hiệu quả, dường như ngành nào cũng có từ giáo dục đến xây dựng cơ sở hạ tầng.

Không hiếm các du án đổ tiền của, sức lực làm xong, bỏ đấy, như một số nhà máy đường, đến các dự án lớn mang tính trọng điểm của quốc gia phải làm đi làm lại, hết bổ sung vốn vào hạng mục này đến bổ sung vốn vào hạng mục khác, nên kinh phí đội lên gấp hai, ba lần tổng dự toán ban dầu tới hàng nghìn tỷ đồng. Song, cuối cùng tiến độ vẫn không đạt hay vừa cắt băng khánh thành chưa được bao lâu, đã đắp chiếu để đấy.

Thế là vốn vay trong nước, vốn vay nước ngoài không quay vòng được dẫn tới lãi mẹ, đẻ lãi con. Chẳng biết đến bao giờ trả được?

Hiện nay bình quân mỗi người dân Việt Nam phải nợ nước ngoài 37USD. Đấy là không nói tới trụ sở các cơ quan công quyền từ trung ương đến địa phương xây khá nguy nga, đờ sộ. Nhiều nơi sử dụng không hết đem cho thuê làm các cơ sở dịch vu. Có nơi trụ sở vừa xây năm trước, năm sau lại đập đi xây lại. Trang thiết bị văn phòng luôn "đổi mới".

Ôtô thì vô kể, mỗi Bộ, Cơ quan ngang Bộ có mấy nghìn "con trâu” nằm chềnh ềnh ở sân. Loại trâu không ăn cỏ, chỉ uống xăng tốn kém không ít.

Đấy là không nói quy định cho cấp bậc cán bộ được tiêu chuẩn xe đưa xe đón. Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn quy định này từ năm 1997 và báo chí nói đi nói lại rất nhiều về vấn đề này. Song, đâu vẫn hoàn đấy. Hình như Nhà nước cú "cấm" vấn đề gì, vấn đề đó càng phát triển "đa dạng, sinh động".

Đấy là không nói đến mỗi năm có đến hàng nghìn cuộc họp với nội dung cũ mèm và các dịp lễ lạt của các địa phương, các ngành "từ trung ương tới cơ sở" tốn kém không biết bao nhiêu mà kể.

Hình như công chức sinh ra chỉ để họp hành. Dân gian có bài hát "hành quân" hiện đại.

"Đời làm quan, đâucó gì giankhổ
Xe máy lạnh takhông đổ mồ hôi
Thắt ca vát, xỏ giầy đen, ta tiến bước.
Đời chúng ta đâucó họp là ta cứđi?”

Nghe đau lắm, nhưng không cãi nổi.

Còn bao nhiêu việc lãng phí của công khác không sao nói hết. Có nói chăng nữa, người ta cũng bảo: "Khổ lắm, biết rồi, nói mãi?”

Tại Hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới ở Việt Nam trong 2 ngày tại Hà Nội (15 -16/6) Giáo sư David Dapice nhan định, mỗi năm Việt Nam lãng phí 1 tỷ USD (căn cứ theo những công trình nghiên cữu nhiều năm của học giả David Dapice) cũng đã chứng minh sự lãng phí đó là do đầu tư không hiệu quả. Và theo ông, nếu không điều chỉnh, lãng phí đó sẽ tăng lên vài tỷ USD môi năm trong vài năm tới. Theo GS. David Dapice căn nguyên của vấn đề nàylà sự không minh bạch trong việc đầu tư các dựán, không có cơ chế giám sát, phát hiện, phản biện, cảnh báo có hiệu quả về sự đầu tư lãng phí.

Các cơ quan giám sát phải có đầy đủ thông tin "sự thật phải được công khai", không bị các nhóm quyền lực chi phối, thao túng.

Nghĩa là mọi hoạt động đầu tư phải được công khai, minh bạch. Nó phải được giám sát của các cơ quan Quốc hội, sự phản biện của các nhà khoa học. Chính sự phân tích, đánh giá từ nhiều phía sẽ phát hiện những hạn chế, những điểm bất cập của các dự án để quyết định hủy bỏ hoặc điều chỉnh những khiếm khuyết của dự án.

Cụ thể phải công khai các dự án đầu tư trước khi thực hiện là cách tốt nhất để hạn chế những nhóm "quyền lực" lợi dụng việc thực hiện dự án để tham nhũng.

Một nguyên nhân khác gây ra lãng phí, tham nhũng có ýnghĩa bao trùm, dường như là quyết định, đó là chính sách tuyển chọn cán bộ của ta. Với một quy trình quá cũ, mang tính hình thức, chặt ngoài, lỏng trong việc đề bạt, bó nhiệm cán bộ không đúng dẫn tới người thực tài ít được trọng dụng.

Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nạn chảy máu chất xám. Người thực tài không muốn làm trong các tố chức Nhà nước, đâu chỉ vì chính sách đãi ngộ vật chấtmà chính là thái độ ứng xử của người cầm quyền với họ.

Người tài chỉ dùng làm công cụ hoặc vật trang sức cho bộ máy công quyền. Còn thực tế họ không được quyền quyết định gì hết.

Chế độ thi cử của ta (kể cả thi nâng ngạch) trong công chức có nơi vẫn không công bằng, minh bạch.

Những người dự thi trước tiên là những người được cấp trên của cơ quan, ngành nào đó cử đi thi hay không?

Do đó danh sách những người dự thi phần lớn trình độ thường ở bậc trung.

Và kết quả sau mỗi lần tuyển chọn, Nhà nước dù chỉ lấy được những người nhỉnhhơn trong những người được thi một tý (so bó đũa chọn cột cờ).

Do đó, ở hầu hết các cơ quan, các ngành các cáp từ trung ương đến địa phương không có những người thật sự tài đức nắm trọng trách.

Nên trong quá trình hoạt động của các co quan đơn vị xảy ra lãng phí, tham nhũng là tất yếu.

Qua các vu án tiêu cực lớn dụng phát hiện vừa qua, cho ta thấy rõ vấn đề tuyển chọn cán bộ yếu kém ra sao?

Cả một hệ thống, quy trình xem xét, thẩm tra từ dưới lên trên liên quan chằng chịt trong việc đề bạt cán bộ...kết quả cán bộ ra sao, chúng ta đã rõ.

Một tỷ USD là số tiền lớn đối với bất kỳ quốc gia nào. Một nước nghèo như nước ta để lãng phí số tiền đó, đâu chỉ thiệt hại về kinh tế, mà còn làtrọng tội với dân.

Nếu chúng ta thật sự kiến quyết chống lãng phí, tham ô từ trên xuống dưới tôi tin rằng GDP hàng năm tăng truởng không chỉ dừng lại là một con số. Điều này tôi đã trao đổi với nguyên Phó Thủ tướng Khoan bên hành lang Đại hội Đảng X vừa qua trong việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài và ông tán thành.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lẫn lộn và ngộ nhận

    01/11/2018Nguyễn Ngọc ĐiệnCon người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường. Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó...
  • Khi chất xám làm mồi cho mối mọt

    12/05/2018Một năm, cả nước có vài trăm công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ra đời. Và cũng con số ấy trôi vào nằm chất kệ, chất đống trong các thư viện...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Quan không có chuyên môn, hư hỏng cả hệ

    21/07/2016Vương Trí NhànĐến việc đút lót người trên, sách nhiễu kẻ dưới thì không cứ là quan to quan nhỏ, đều công nhiên cho là cái quyền lợi của người làm quan đáng được, dẫu có ai bàn nói đến cũng không kể vào đâu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mưu lợi trên dân kém cỏi, Tuỳ tiện trong quản lý

    06/04/2016Vương Trí NhànNgười nước ta không hiểu cái nghĩa vụ ăn ở với loài người đã đành, đến nghĩa vụ của mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Phải ai tai nấy, ai chết mặc ai!
  • Những lực cản vô hình

    03/04/2016Văn KhánhXã hội Việt Nam truyền thống dựa trên nền kinh tế tiểu nông là cơ bản, nên tính chất tiểu nông đã chi phối nặng nề đến lối tư duy của người nông dân...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thật như dối, Hợm hĩnh, Voi nan

    25/06/2014Vương Trí NhànVăn chương ta từ trước từ nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên...
  • Tìm về văn hóa để hiểu hôm nay

    07/06/2014"Nhân nào quả ấy" là một tập phiếm luận về văn hóa đương thời tổng hợp các bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông đặt câu hỏi về tầm vóc văn hóa hay đúng hơn là sự thiếu văn hóa ẩn hiện đằng sau nhiều hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam thời nay...
  • Từ chức: sao khó vậy?!

    18/04/2014Mạnh Cường - Hồng Hạnh“Tôi xin từ chức”- một câu nói rất đỗi ngắn gọn. Hàng ngày, hàng tháng có biết bao những sai phạm của các vị lãnh đạo ở nhiều cơ quan, đơn vị, gây ra hậu quả không nhỏ. Thế nhưng, câu nói ngắn gọn ở trên nghe vẫn cứ... “lạ tai” làm sao.
  • Cái đứng đằng sau luật pháp

    21/03/2014Vương Trí Nhàn... Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó...
  • Tính tự phán của người mình

    18/11/2013Thái AnGần đây, chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Trung Hoa trên trường quốc tế, lại thấy dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn Người Trung Hoa xấu xí của Bá Dương...
  • Có nên viết về khuyết tật của người mình không?

    19/08/2013Nguyễn TýCách đây nhiều năm, Giáo sư Cao Xuân Hạo đã viết bài “Đôi chút tự trào” đăng trên Tuổi Trẻ Cười. Ở bài viết đó tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm về thói hư tật xấu của người Việt. Nhân cuốn sách “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” được giải vàng sách hay, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng Giáo sư...
  • Học tại chức thời @

    30/12/2010Hà ThanhDưới đây là những điều có thật ghi được tại một lớp tại chức mà chính người viết tham dự. Có một thực tế là những lớp học như thế này đang hết sức phổ biến tại các giảng đường đại học, khi mà "căn bệnh" sính bằng cấp vẫn còn tồn tại...
  • Tại sao người ta không nhìn thấy voi?

    20/12/2010Nguyễn Quang ThânTôi thường thấy có nhiều người mắt tốt, tinh nhanh hẳn hoi nhưng đi đâu thì đụng rá, đá kiềng, gây đổ bể thiệt hại trong nhà ngoài ngõ không ít. Lại có kẻ lạ đời, không đi đường lớn mà thích ngang tắt, dẫm cả lên cỏ vườn hoa, bỏ đường quang, quàng bụi rậm...
  • Lãng phí

    09/10/2010Hà Văn ThịnhĐể sống và tồn tại, không một dân tộc nào có quyền lãng phí thời gian và vận mệnh của mình. Nghe ra thì đúng thế, nhưng sự thật, không hẳn là như thế. Chắc chắn một điều: Chưa bao giờ chúng ta lãng phí như lúc này...
  • Những chuyện phải giật mình

    21/07/2006Đào NguyênCó những điều tưởng chừng vặt vãnh, nhưng đôi khi nó phản ánh cả một tầm mức văn hoá của cộng đồng. Và chúng ta đã đến lúc phải nhìn thẳng vào những gì cụ thể sự tệ hại của một nếp sống, hay thói vô tránh nhiệm trong kinh doanh để có thể tìm cách sửa đổi. Chuyện kể ở đây không còn là một hiện tượng đơn lẻ, nó gần như đã thành hiển nhiên mà ai cũng biết, nhưng kể lại sẽ khiến ta phải giật mình.
  • Sao về hưu mới thẳng đương chức thì cong?

    29/06/2006T. G....không ít những cụ về hưu kể cảcác cụ vốn là cán bộ cao cấp đã có tháiđộ thẳng thắn nói ra nhiều điều mà khi đương chức không dám nói hoặc nói khác. Đa số bình luận rằng, khi đương chức là phải lo giữ ghế, giữ miếng cơm nên phải thả diều theo chiều gió, nói năng phải lựa lời. Còn bây giờ về hưu rồi, chẳng có gì để mất, không sợ gì ai nữa, nói thẳng sướng mồm lại khoái tai mọi người..
  • Bức xúc nhức nhối

    17/06/2006Nguyễn Quang Thân (Nhà báo)Đổi mới đã đưa ra được một khẩu hiệu đẹp, đó là "nhìn thẳng vào sự thật". Trong một thời gian dài trước đây, mọi người vẫn rón rén như đi trên thảm, luôn sợ vấy bẩn mất thành tích, nay bắt đầu nói đến chuyện nhìn thẳng vào sự thật...
  • Ôi, hội thảo !

    27/04/2006Hương LanTại sao chưa ai nghĩ tới một hội thảo về cách thức tổ chức hội thảo và tác phong tham dự hội thảo thế nào cho nghiêm túc, hiệu quả nhỉ? Nên lắm chứ!
  • “Nướng” tiền cho đồng cô, đồng bóng

    12/03/2006Văn Phúc Hậu“Ngồi hát ăn bát vàng” là câu mà các cung văn đồng bóng thường bảo nhau. Bởi vậy, hiện nhiều người đang đua nhau đi làm cung văn...
  • Họp “chơi”, làm thật và họp “thật” mà không làm

    01/03/2006Đặng ChuẩnMột anh bạn tôi lần đầu đi Mỹ tham dự một cuộc Hội thảo trở về. Gặp tôi, anh than thở, tham quan đất nước Mỹ thì thích, nhưng công việc chính là hội thảo thì hơi buồn. Mình đọc tham luận mà hình như họ chẳng chú ý nghe...
  • Khoa học theo “mốt”

    10/02/2006Nguyễn HoàMốt nào rồi cũng qua đi, mãi mãi còn lại là con người với khát vọng làm đẹp mình, làm đẹp xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học chạy đua theo mốt thì chuyện không hoàn toàn như vậy. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân đẩy tới nghịch lý: đất nước nhiều giáo sư tiến sĩ song vẫn thiếu các nhà khoa học đích thực, thiếu các chuyên gia đầu ngành?
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Nạn chờ... “cấp trên”

    13/12/2005Đ.Trung - M.CườngBạn đã bao giờ đến dự những cuộc họp, hội thảo, tổng kết, mít tinh... mà nhìn thấy Ban tổ chức đầy vẻ căng thẳng, lo âu? Không phải họ lo vì người đến dự ít mà lo vì chờ mãi mà cấp trên chưa thấy ló mặt. Hầu hết các “cuộc, cuộc” như vậy đều khiến những người tổ chức đau đầu: Nếu “Sếp” không đến thì coi như công toi...
  • Buôn dưa lê ở công sở

    24/11/2005TS. Phạm Văn TìnhThói quen thích ngao du, tụ tập, tán gẫu... trong dân gian, ở đâu cũng có sở thích đó ngày xưa thường hay xuất hiện ở các làng quê, lúc nông nhàn, hay dân buôn bán. Bây giờ, nhấtt là nơi công sở, trong giờ "Nhà nước” lại có rất nhiều viên chức suốt ngày mê mải với chuyện “buôn dưa lê" mà sao nhãng việc cần làm.
  • Tìm hiểu nhiều - hiệu quả ít

    19/11/2005Mai Mộng Tưởng - Lê DũngHiện nay, có nhiều cuộc thi tìm hiểu kiến thức nhân một sự kiện, một vấn đề, một dịp nào đó thường được vận động khá rầm rộ và thu hút nhiều người tham gia. Ở một góc độ, những cuộc thi như thế này giúp người dân nâng cao nhận thức. Thế nhưng, đôi lúc, có những cuộc thi không thực sự thiết thực nên những đơn vị hay cá nhân chỉ tham gia theo kiểu "đối phó", chỉ gây nên lãng phí, tốn kém...
  • xem toàn bộ