Nếu bạn là Robinson?

05:54 CH @ Thứ Hai - 28 Tháng Mười Một, 2016

Nếu đột nhiên bây giờ bạn phải đóng vai một "Robinson” (nhân vật trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nồi tiếng người Anh Daniel Defoe, (1660 - 1731) lạc trên hoang đảo, bạn chỉ có một điều ước, vậy bạn sẽ ước gì?

Đó là câu hỏi trên mạng trực tuyến American Online. Kết quả trả lời thật đáng ngạc nhiên: 68% cần một máy vi tính nối mạng Internet, 23% cần một máy điện thoại, 9% còn lại cần một tivi (hoặc radio). Câu hỏi trắc nghiệm này nếu đặt ra cách đây chỉ độ chục năm thôi thì chắc chắn sẽ có đáp số khác. Tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ tin học cùng với sự gia tăng của Internet đã làm thay đổi hắn sở thích của con người hiện đại, đặc biệt là giới trẻ . Cùng lúc, hãng CNN và Báo USA Today cũng đưa ra một con số vừa thăm dò: 56% thanh thiếu niên Mỹ mắc tật nghiền Internet. Còn ở Châu Á, chỉ riêng Hàn Quốc đã có hơn 30 triệu người thường xuyên sử dụng Internet (chiếm 2/3 dân số), trong đó thì thanh thiếu niên chiếm 97%.

Đấy là chuyện của thiên hạ. Còn ở Việt Nam chưa được như thế. Theo Tổng cục Bưu điện, số thuê bao Internet ở nước ta đã tăng trường 97% trong năm 2002 - 2003, hơn 100% trong vài năm gần đây. Nhung cũng chi đạt trên 900 ngàn thuê bao với khoảng xấp xỉ 6 triệu người sử dụng. Quả là chưa thấm tháp gì với dân số 84 triệu người. Và như vậy cũng có nghĩa là nền kinh tế tri thức ớ ta mới đang ở giai đoạn bước đầu. Nhìn về phía trước ta, chỉ so với vài nước trong ASEAN (như Thái Lan, Malaysia, Singapore...) thì ta vẫn còn xa họ lắm!

Vậy thì ta phải biết tận dụng tối đa tiềm năng hiện có. Nhưng tiếc là, nhiều người, và trớ trêu thay, lại là lớp trẻ, chỉ coi Internet là thú vui giải trí của họ. Khai thác thông tin chả thấy đâu, nhưng đến cơ quan, mấy chị mấy anh cắm đầu vào mạng. Đọc báo, xem hình, nghe nhạc chán lại "check" thư và "chat” với nhau mê mải. Cả những anh em bạn bè "bắn tên lửa vượt đại châu không tới" cũng bị lôi ra để "nỉ non" trên mạng. Các “tiểu thư” còn ngồi thì máy tính chẳng ai được dùng. Khổ nhất là khi nối mạng, điện thoại lập tức bị phong tỏa, không thể liên lạc với ai được. Rời máy ra là họ lại túm năm tụm ba thì thào to nhỏ về những chuyện vừa "nhặt" được dọc đường lúc dạo chơi trên “oép (webstte)" này oép nọ. Chu cha! Nhiều và ly kỳ lắm. Hết chuyện ảnh nude các kiểu của cô ca sĩ dòng SaoMai... đến băng hình "tươi mát" của nàng diễn viên trẻ trung Y.V đang ăn khách… lại mất cả ngày cả buổi nhu chơi. Bàn ở nhà chán lại vớ điện thoại "chùa" mở "Hội thảo đầu tuần". Quả là, hết khề khà "buôn dưa lê, bán dưa bở" lại lê thê, nỉ non "nấu cháo điện thoại".

Về nhà thì các quý tử "choai choai" cũng "máu mê" không kém. Không rõ chúng học ở đâu mà biết lang thang khắp "hang cùng ngõ hẻm" trên mạng, lôi ra đủ thứ chuyện trên trời dưới biển. Đã thế, chúng còn in ra truyền nhau đọc. Chỉ trong ngày 13/2 vừa rồi, đã có trên 800 triệu thư điện tứ gửi chúc tụng nhau nhân ngày Valentine (14/02) trên mạng yahoo.com. Do có nhiều người gửi, lại gửi kèm ảnh, nụ hôn biểu trưng, maket tranh tự họa, băng nhạc... nên mạng này quá tải, tắc nghẽn liên tục.

ChàngRobinson ngày xưa gặp nạn mới phải thui thủi một mình trên đảo vắng. Đó là điều cực chẳng đã. Còn bây giờ chúng ta lại tự biến mình thành một Robinson "đời mới". Đơn độc thu mình trên máy tính, mải mê với những trò vui mà chắc gì đã mở mang nhiều kiến thức? Cái máy kia nó có tội gì đâu? Điều quan trọng là ta phải biết sử dụng và tận dụng những ưu thế của phương tiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người dùng Internet đọc gì trên mạng?

    08/09/2020Thiên Ý (Theo Washington Post)Trong khi tăng trưởng của tất cả các website hàng đầu đều đang chững lại thì blog, mạng xã hội ảo và site thông tin địa phương lại phát triển với tốc độ tên lửa...
  • Những thống kê lý thú về sử dụng Internet

    05/04/2018Không ai phủ nhận ích lợi của Internet. Nhưng nếu tại công sở, nhân viên không hạn chế việc riêng vô bổ trên mạng, người chủ không có biện pháp quản lý và kiểm soát thì sẽ gây lãng phí lớn. Những kết quả điều tra dưới đây có thể sẽ báo cho các công ty biết nhân viên của mình đang làm gì trên net...
  • Sách và Internet ai thông thái hơn

    01/10/2015Cuối tháng 10/2002, Hội thảo “Đọc sách và xuất bản sách ở các nước Đông Á ngày nay” do tạp chí The books and the Computer tổ chức đã diễn ra ở Yonago và Tokyo (Nhật bản), với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản ở các nước Đông Á (Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc). Một trong các câu hỏi được đặt ra tại hội thảo này là: Phải chăng ngày nay giới trẻ đã đánh mất thói quen đọc sách? Câu trả lời của các đại biểu về trường hợp của đất nước mình có thể khiến chúng ta liên tưởng đến Việt Nam.
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Bạn nghĩ gì về Internet... chat?

    14/06/2006Phải thẳng thắn nhìn nhận, ngành giáo dục nước ta còn chưa mấy quan tâm dạy cho học sinh các cấp học phổ thông về Internet. Nếu có thì chỉ là những hoạt động tự phát của một số trường...
  • Quản lý hiệu quả người dùng Internet trong công ty

    25/02/2006Nguyễn Việt AnhNếu bạn là người quản lý của một Công ty, thì chắc hẳn sẽ có lần bạn không hài lòng khi nhìn thấy nhân viên của mình đang mải mê chơi trong giờ làm việc....
  • Sinh viên Việt đang đứng ngoài cuộc với Internet?

    12/01/2006“Sinh viên là tầng lớp được đánh giá cao trong việc sử dụng Internet nhưng có đến 70% chưa biết khai thác, sử dụng Internet hiệu quả”.
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • Internet: Bắt đầu cuộc cách mạng thứ hai

    06/11/2005Bá ChínhThời đại Internet đang dịch chuyển những trào lưu mới trong xã hội và đặt ra những thách thức lớn lao cho các ngành công nghiệp truyền thống.
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • Thực trạng sử dụng Internet ở thanh, thiếu niên Việt Nam

    08/08/2004Internet có vẻ như đã trở thành một thứ rất quen thuộc đối với đông đảo thanh, thiếu niên, nhất là ở các thành phố lớn. Thế nhưng, sự quen thuộc đó liệu đã mang ý nghĩa tích cực như chúng ta nghĩ lẽ ra nó phải vậy?
  • Cần có sự cân bằng trong việc dùng mạng Internet...

    28/07/2004Thanh TùngTrong bối cảnh thanh thiếu niên quốc đảo sư tử ngày càng nghiện Internet, hôm qua, chính phủ Singapore đã phải đưa ra một chương trình hướng những công dân này sử dụng mạng một cách lành mạnh hơn.
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    12/01/2004Lê Hạnh (thực hiện)Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ...
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    17/10/2003Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ... nên hệ thống Internet trong các trường chưa phát huy được tác dụng với SV...
  • xem toàn bộ