Ngàn năm bia đá

01:01 SA @ Thứ Ba - 13 Tháng Tám, 2013

Cuộc đời của một nhân vật thuộc hàng “phương diện quốc gia” thường được đám dân quèn đem ra săm soi xem xét. Bất kỳ viên chức được giao cho một trách vụ gì đều phải tường trình cho cấp đã giao trách vụ cho mình biết rõ về cái quá trình mình đã thi hành trách vụ. Dầu cho có là vua là chúa đi nữa nhưng những ai đang nắm vận mạng của kẻ khác trong tay đều phải báo cáo cho kẻ mà mình đang chăn giữ biết về những việc mà mình đã làm.Chính các vị Thiên tử tuy không nhận thiên chức chăn dân từ tay những phàm phu tục tử nhưng trước khi về chầu Trời cũng phải cho khắc trên một phiến đá những kỳ công, những thành tích, những cuộc thực hiện vĩ đại của mình và dùng phiến đá ấy để đánh dấu cái chỗ mình nằm ngủ giấc ngủ ngàn thu. Trừ lâu rồi các dòng họ vua chúa trị vì đã có thói quen ghi trên nấm mồ của những người khuất núi tất cả những việc đẹp đẽ hay ho mà họ đã làm được lúc sinh thời.

Do vậy, trong khu lăng tẩm của dòng họ nhà Coco, trên mỗi nấm mồ đều có dựng một phiến đá uy nghi khắc tên những công trình đã thực hiện, những trận đánh thắng quân thù, những thành trì đã vây hãm, những thành phố hay tỉnh đã chiếm được, những lâu đài đã xây cất, những chiếc xe hơi đã sắm, những phi vụ làm ăn thành công…

Xin ai nấy đừng lầm lộn, đừng tưởng Coco là một loại trái cây, là trái Coco tức là trái dừa do cây dừa sản sinh. Ở đây Coco là tên của một dòng họ người thiệt đang làm vua. Dòng họ này có cái tên Coco cũng như một vài dòng họ vua chúa khác có tên là Louis và một vài dòng họ giáo hoàng có tên là Léon vậy.

Nếu có những dòng họ khác lấy tên của hạng người chỉ biết đi làm đầy tớ người ta hoặc chỉ biết làm bồi nhà hàng thì cái việc ấy có lẽ là do một nguồn gốc lịch sử nào đó. Còn riêng dòng họ Coco thì giản dị là vì ở vùng lãnh địa của họ có rất nhiều trái coco. Dòng họ Leson hay dòng họ Louis để phân biệt người nầy với người kia thường kèm theo tên của mình một con số giống như các tù nhân đeo số trên áo hay trên đỉnh bài. Như vậy chúng ta có nào là Louis đệ nhất, Louis đệ nhị, Louis đệ tam, Léon đệ nhất, Léon đệ nhị, Léon đệ tam, vân vân…

Những người làm vua trong dòng họ Coco cũng kèm theo tên mình một con số. Thí dụ vua Coco mà chúng ta sắp nói tới đây tên là Coco 69 tức là người thứ 69 trong dòng họ Coco.



Dĩ nhiên dòng họ Coco đông lắm, và chính vì họ đông lắm mà có xảy ra cho vị Coco thứ 69 một chuyện mà tôi sẽ thuật cho mọi người cùng nghe.

Phần trên chúng ta đã nói tới những tấm bia đá mà trên đó các bậc vua chúa cho khắc những công trình, những việc làm hiển hách của mình. Trong khu lăng tẩm của dòng họ Coco tấm bia của Coco đệ nhất là tấm bia vĩ đại và hung hồn nhất, tấm của Coco đệ nhị thì kém hơn một chút, tấm của Coco đệ tam thì kém hơn chút nữa, và sự sụt giảm tiếp tục cho đến nỗi tới đời Coco 68 người ta buộc lòng phải trùng tu một ngôi chùa nhỏ xưa đến hai ngàn năm và cất một ngôi trường dạy vẽ mới chỉ rộng vừa đủ chứa ông thầy dạy vẽ và một đứa học trò để có thể ghi thành tích lên tấm bia cắm trên mả của vua.

Ngoài cái việc là suốt thời gian vua Coco 68 trị vì, bá tánh trăm họ được sung sướng, Đức hạnh, Trật tự và Thái bình nở rộ tươi tốt như các bông hoa. Đức Vua vĩ đại nhà ta đã cho tu tạo một đền thờ cổ rất có giá trị và cho xây một ngôi trường lớn dạy mỹ thuật đào tạo nhiều bậc thiên tài và nhiều tài năng lớn của thời kỳ đó.

Và cũng dễ hiểu tại sao có sự lộn xộn rắc rối. Sáu mươi tám vị vua của dòng họ Coco nối tiếp nhau lên ngôi báu. Mỗi đời vua trung bình kéo dài bốn chục năm. Như vậy tổng cộng gần ba ngàn năm. Sáu mươi tám ông Coco nối tiếp nhau! Chắc chắn là đã không xảy ra cuộc cách mạng nào hay trận giặc nào tai hại cho vương quốc. Như vậy có rất ít những chiến công và những kỳ tích để khắc lên bia. Ba ngàn năm xây cất, sáng tạo mà không thấy có cuộc phá hoại nào, trận giặc nào khả dĩ làm sụp đổ vương triều hoặc trận động đất nào như trận động đất ở xứ Nhật Bản! Xã hội đạt tới mức hoàn hảo và trong nước không còn một chỗ trống nào để xây cất thêm, không còn một công trình nào để sáng tạo thêm.



Vậy là khi vua Coco 69 băng hà, các quan thái sử trong triều vô cùng bối rối không biết phải đọc những gì để cho thợ khắc trong hoàng cung khắc lên tấm bia dựng trên mả vua.

Sau chín ngày chín đêm thảo luận bàn bạc, bá quan lại quyết định khắc bia như sau:

“Tiên đế đã luyện được phép thổi tan những đám mây xám bay ngang qua trời cao, xóa bỏ những lầm than thống khổ của thần dân. Gió, nước, và những vùng trong lòng đất đều vâng lời ngài khi ngài cất tiếng và không dám gây ra những cảnh xáo trộn trên vương quốc. Tiên đế, người đang nằm yên giấc dưới bia này là vị vua vĩ đại nhất trong số các vị vua trên trái đất. Vì quyền lực của ngài rất lớn”.

Tấm bia đánh dấu chỗ có ngôi mộ của vua Coco 69 cũng đánh dấu sự chấm dứt của triều đại Coco.

(N. M. H dịch từ tiếng Pháp)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa là tâm hồn của một dân tộc (*)

    16/09/2015GS. Trần Văn GiàuLịch sử tư tưởng Việt Nam thời kỳ hiện đại chép tên tuổi Nguyễn An Ninh là một trong số những người đầu tiên, nếu không phải chính anh là người đầu tiên, đã tuyên truyền cổ động có bề sâu, có bề rộng, có hệ thống những tư tưởng lớn của Đại Cách mạng Pháp 1789-1792. Anh cũng là người đầu tiên cho đăng trên tờ Chuông Rè của anh toàn văn “Tuyên ngôn Cộng sản” của Mác Ăng-ghen...
  • Để phân biệt người Hy Lạp văn minh với người man di mọi rợ

    20/05/2015Nguyễn An NinhNền văn minh hiện nay quả thật là một sự đáng xấu hổ. Cho tới bây giờ loài người luôn luôn rêu rao lên như một điều chân lý: con người khác với con vật vì hơn con vật ở chỗ có khối óc biết suy nghĩ và có trái tim biết thương cảm, trong khi thật ra con người khác với con vật vì lẽ giản dị là con người nói láo, con vật thì không nói láo...
  • Hãy bảo vệ các quyền của mình

    25/03/2014Nguyễn An NinhTôi đăng bài này nhằm tham khảo để biết Nguyễn An Ninh trí tuệ và can đảm viết báo biết chừng nào. Ông thực sự không chấp nhận thế hệ này đem cầm cố sự tự do của con cháu mình, thế chấp cả tương lai những thế hệ sau mình... Nguyễn An Ninh sẵn sàng phỉ nổ và cảnh cáo những kẻ áp bức mình dựa theo trách nhiệm với giống nòi.
  • Tiếng chuông đầu

    11/09/2011Nguyễn Tịnh (bút danh của Nguyễn An Ninh)Lịch sử nước Nam không phải chỉ cho thấy những biểu hiện biếng nhác, yếu đuối, bất lực của nòi giống chỉ biết cúi đầu
    làm nô lệ...
  • Khoác lác

    02/09/2011Nguyễn An NinhTrong mọi nước trên trái đất đều có những kẻ khoác lác. Chắc chắn rồi. Nhưng xem ra trong các thuộc địa của Pháp, những kẻ khoác lác
    này lại có nhiều hơn gấp bội. Và nhất là trong đám các nhà cai trị và
    những kẻ tuyền truyền do họ khêu gợi hay trả tiền. Đó là quảng cáo của
    nhà nước. Thứ quảng cáo này lại không thuộc loại có thể tạo tin tưởng
    hơn là các lời quảng cáo loan báo với toàn thế giới các hiệu lực chữa
    trị hoàn toàn có tính cách phép mầu của một số thuốc kích thích, chẳng
    hạn các viên Pink...
  • An ninh công cộng tại Đông Dương

    28/08/2011Thiệt Tình (Nguyễn An Ninh)An ninh ấy ra sao? Vấn đề được đặt ra, bởi vì, từ ít lâu nay, những đồng bào nào của chúng ta mà dính
    líu vào những chuyện gì đó có ít nhiều tính chất chính trị liên quan đến
    nền công lý thuộc địa, liền bị tố cáo giống nhau là âm mưu làm rối loạn
    trật tự công cộng và tạo ra những xáo trộn chính trị nặng nề. Đó là một
    công thức đã thành lệ rồi.
  • Đồng lõa

    20/08/2011Thông Reo (Nguyễn An Ninh)Trong một bài trước, Thông Reo có nói: chúng mình ngày nay cần
    giải nghĩa quyển tự điển của mình lại một cách rõ ràng. Vì trình độ trí
    thức của thiên hạ ngày nay khác với ngày xưa, cho nên sự hiểu của con
    người nó cũng tiến hóa mà khác hẳn với ngày xưa nữa. Hai người nói
    chuyện với nhau, một người tân, một người cựu, cũng thời dùng một tiếng
    mà lại hiểu nó khác nhau. Vì vậy mà trong lắm câu chuyện, hai phái tân
    cựu khó mà hiểu nhau được...
  • Dũng khí Công Dân

    31/07/2011Nguyễn An NinhTrên số báo ngày 11 tháng nầy, tôi đã có vài chữ lướt qua về các chương trình học của các trường Pháp - Nam. Tôi đã chỉ rõ các chương trình đó đã được soạn thảo chỉ với mục đích duy nhất là đào tạo những tên đầy tớ nịnh bợ, luồn cúi, không có vai trò nào khác hơn là thụ động tuân theo mệnh lệnh của chủ...
  • Đức tin

    23/06/2011Nguyễn An NinhBài báo Đức tin dưới đây do ông viết trong Khám Lớn Sài Gòn, ký tên Nguyễn An Ninh, gửi ra đăng báo Thần Chung số ra ngày 23.3.1929 trong lúc ông bị tù lần thứ hai (1928 – 1931). Bài báo này viết vào thời kỳ Nguyễn An Ninh đi sâu vận động quần chúng, tập hợp lớp trẻ và những người yêu nước ...
  • Nhà cách mạng vĩ đại Nguyễn An Ninh

    22/06/2011“Văn hóa là tâm hồn của dân tộc”, phải có niềm tự hào về lịch sử dân tộc Việt Nam. Thanh niên ta phải sống có hoài bão, ước mơ mà ước mơ cao đẹp nhất là phụng sự đất nước, phải đấu tranh để đạt được ước mơ đó, phải dám ra khỏi nhà, quan sát cuộc sống quanh mình, mở tầm nhìn rộng, đem tài năng đưa dân tộc ta lên ngang hàng với các nước trên thế giới, làm cuộc sống dân ta tươi đẹp hơn...
  • xem toàn bộ