Ngô Bảo Châu: Người ưu tư cho tương lai

05:13 CH @ Thứ Ba - 10 Tháng Chín, 2013

Tuy đang chạy thử nhưng hằng ngày trang mạng http://hocthenao.vn có số lượng người truy cập khá lớn với những bình luận sôi nổi. GS Ngô Bảo Châu, người khởi xướng trang này cho biết anh và nhóm thực hiện muốn được bắt tay với những “người còn ưu tư cho tương lai”, để cùng bàn bạc cách tháo gỡ các vấn nạn của giáo dục VN.

Từ ưu tư cho tương lai toán học…

Như GS Ngô Bảo Châu từng chia sẻ trên các kênh truyền thông, con đường đi tới giải Fields đầy vinh quang của anh trải qua 15 năm đóng cửa cô đơn đối mặt với Bổ đề cơ bản. Giai đoạn đó, dường như toán học là ý nghĩa lớn lao nhất của cuộc đời anh, đến nỗi về sau thỉnh thoảng anh lại tự làm khổ mình bởi sự ám ảnh đã không thể dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện với cô con gái đầu lòng của mình.

Sau khi đoạt giải thưởng Clay năm 2004, dường như GS Ngô Bảo Châu mới ngẩng đầu quan sát xung quanh và từ đó con người xã hội trong anh được đánh thức mà mở đầu là ý tưởng thành lập Chương trình đào tạo thạc sĩ quốc tế ngành toán ở VN. Mỗi dịp về nước, anh lại cùng bạn bè trong cộng đồng toán xin gặp lãnh đạo các bộ liên quan để thuyết phục họ ủng hộ ý tưởng này. Đề án không được chấp nhận, anh và các đồng nghiệp đã phải chia ra thành các chương trình nhỏ hơn. Rốt cục Chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết của các anh được Bộ GD-ĐT tài trợ thông qua Đề án 322, còn trường hè được Bộ KH-CN giúp.



Một nền giáo dục mang trên mình những sai lầm tích lũy từ hàng chục năm sẽ gây những tác hại vượt ra ngoài sức tưởng tượng




Nhưng những hoạt động cống hiến cho sự phát triển của cộng đồng toán học VN của GS Ngô Bảo Châu sau khi anh nhận giải thưởng Fields 2010 mới bắt đầu trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Việc anh nhận lời làm Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM) khiến không ít người ngỡ ngàng khi lý lẽ trước đó của họ là “Ngô Bảo Châu không dại gì làm việc cho VN”! Từ ngỡ ngàng, nhiều người lại chuyển sang hồ nghi, phải chăng những chút danh lợi cỏn con vẫn đủ sức hấp dẫn một nhà khoa học hàng đầu thế giới như GS Ngô Bảo Châu? Bỏ mặc sau lưng những thị phi, anh điềm đạm giải quyết các công việc ở VIASM.

Gần đây, khi một tờ báo cho biết Ngô Bảo Châu từng được Trung Quốc mời làm việc với lương triệu USD/năm nhưng anh từ chối, những hồ nghi về “chút danh lợi cỏn con” có chút tạm lắng.

Tham vọng của Ngô Bảo Châu là không chỉ tạo một môi trường nghiên cứu, trao đổi khoa học chất lượng quốc tế cho ngành toán mà còn muốn mở rộng tới các ngành khoa học lý thuyết. Đó cũng là một trong những nguyên cớ khiến anh mời GS Đàm Thanh Sơn, một nhà vật lý nổi tiếng thế giới, tham gia Hội đồng khoa học của VIASM. Trong một lần giao lưu với sinh viên ở Trung tâm tài năng trẻ FPT, khi được hỏi về việc kết nối những nhà khoa học VN vốn là những học sinh đạt giải trong các kỳ thi Olympic toán quốc tế, GS Ngô Bảo Châu trả lời: “Theo tôi, điều cốt lõi không phải lập ra một cái danh bạ mà phải tạo ra một việc gì đó để làm cùng nhau. VIASM cũng là một trong số những việc mà tôi cố gắng tạo ra để phục vụ một phần cho điều đó”.

Không chỉ lãnh đạo hoạt động khoa học của VIASM, GS Ngô Bảo Châu còn trực tiếp đứng lớp các trường hè hằng năm mở tại viện mà năm ngoái là lần đầu tiên. Anh nói: “Tôi thấy mình đến lúc cần làm việc với sinh viên bởi sức trẻ của họ sẽ lan tỏa sang mình, tạo cho mình nguồn cảm hứng rất tốt”.

… đến ưu tư cho tương lai giáo dục

Sau khi trở thành nhân vật được truyền thông săn đón số một ở VN, GS Ngô Bảo Châu đã không ngại xuất hiện, giao lưu với giới trẻ mặc dù điều đó khiến anh phải hy sinh phần nào chút quỹ thời gian dành cho cuộc sống riêng tư và công việc chuyên môn. Tuy nhiên, điều này không phải là hệ lụy từ một sự nổi tiếng mà là cái anh chủ động lựa chọn. Trong một lần trả lời phỏng vấn chúng tôi, anh nói: “Sau khi biết mình được giải thưởng, tôi nhận thức trách nhiệm xã hội của mình sẽ lớn hơn. Lường trước điều này còn để sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm của mình đến đâu”. 

Từ hai năm nay, cứ đến dịp khai giảng là trên các mặt báo tưng bừng hình ảnh GS Ngô Bảo Châu dự lễ khai giảng ở những trường phổ thông nơi anh từng theo học. Anh đến các trường nói chuyện với sinh viên, học sinh. Lần gần đây nhất, khi về VN tham gia hoạt động trong chuỗi sự kiện ASEAN lần thứ 4 “Những cầu nối - đối thoại hướng tới nền văn hóa hòa bình” do Quỹ hòa bình thế giới tổ chức, anh vẫn tranh thủ đến thăm học sinh khiếm thị Trường Nguyễn Đình Chiểu ở TP.HCM…

Một lần, trả lời phỏng vấn chúng tôi, GS Neal Koblitz, người sáng lập Giải thưởng khoa học Kovalevskaia cho rằng một trong những sứ mệnh của nhà khoa học là tham gia góp phần làm cho giới trẻ biết rõ hơn vẻ đẹp của khoa học. Dường như Ngô Bảo Châu cũng đồng cảm với GS Koblitz khi anh nhận xét sau những buổi giao lưu: “Cảm xúc mạnh nhất là niềm vui khi cảm thấy dường như mình đang mang đến cho các bạn trẻ được cái gì tốt đẹp, ít nhất là niềm tin vào một cái gì đó tốt đẹp”.

Không chỉ dừng lại ở những buổi nói chuyện với các bạn trẻ, những ưu tư trăn trở để mang đến những gì tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai đất nước của Ngô Bảo Châu thể hiện qua việc anh chủ động kết nối bạn bè để “làm một việc gì đó” phụng sự xã hội. Anh cùng bạn bè mình viết sách nói về vẻ đẹp của toán, giới thiệu những cuốn sách hay tới người yêu sách… Và gần đây nhất anh khởi xướng và mở trang mạng Học Thế Nào (How We Learn) tại địa chỉ http://hocthenao.vn.

Lý do để anh mở trang này là muốn tạo diễn đàn để các nhà giáo cũng như những ai quan tâm tới giáo dục tham gia góp phần giải quyết một cách rốt ráo các vấn nạn mà giáo dục VN đang vướng phải. Ủng hộ ý tưởng này của anh còn có nhà giáo Phạm Toàn, GS Vũ Hà Văn. Giúp anh khởi động và duy trì trang mạng là một nhóm thiện nguyện. Anh quan niệm: “Một chính sách giáo dục đúng đắn sẽ góp phần lớn trong việc tạo ra một xã hội, một quốc gia lành mạnh và phồn thịnh hàng trăm năm. Ngược lại, một nền giáo dục mang trên mình những sai lầm tích lũy từ hàng chục năm sẽ gây những tác hại vượt ra ngoài sức tưởng tượng”.

GS Ngô Bảo Châu hiểu giải quyết các vấn nạn của giáo dục nước ta hiện nay không dễ, đòi hỏi nhiều người cùng tham gia trong một thời gian dài. Do đó trang mạng sẽ là diễn đàn tập hợp những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của những người vẫn còn ưu tư cho tương lai. Tất cả sẽ cùng tìm hiểu, phân tích tới tận gốc rễ của những sai lầm, nhất là sai lầm về triết lý và chính sách giáo dục, để từ đó có thể đưa ra cách giải quyết vấn đề. Anh còn có dự kiến sẽ mời thêm chuyên gia, cộng tác viên ở từng chủ đề, để tổng kết ý kiến, kinh nghiệm được đề cập đến trong quá trình thảo luận, đưa ra một số nhận định và phương án hoặc giải pháp cụ thể.

“Hy vọng rằng bằng việc bóc tách từng chủ đề nhỏ một, bức tranh lớn của hiện trạng giáo dục sẽ để lộ ra những giải pháp thực tế”, anh nói.

Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nền giáo dục Thụy Điển tiên tiến nhất thế giới hiện nay?

    26/06/2020TS Lê Tự HỷCông trình "Nền giáo dục Thụy Điển tiên tiến nhất thế giới hiện nay" là một chuyên luận công phu, bổ ích và sâu sắc, rất cần cho việc hoạch định chiến lược giáo dục của Việt Nam.
  • Để có một nền giáo dục - khoa học hiện đại, cần một nền văn hóa khai phóng

    09/10/2015Phan Thắng (thực hiện)Là một nhà khoa học, đồng thời là nhà giáo, người am hiểu và quan tâm nhiều đến đời sống văn hóa, nền văn hóa của đất nước, lại làm việc ở Paris – một trung tâm văn hóa lớn của thế giới, xin đề nghị giáo sư phân tích mối liên hệ hữu cơ của ba nhân tố này trong tổng thể một nền văn hóa? Yếu tố nào có vai trò tiên phong, định hướng sự vận động của nền văn hóa? Và yếu tố nào đóng vai trò động lực, chi phối sự vận động của nền văn hóa, của xã hội?
  • Nền giáo dục khai phóng

    16/01/2014Andrew ChruckyVới cơ cấu kinh tế hiện tại, sẽ thuận lợi cho người tuyển dụng khi có một nguồn vốn người làm công tiềm năng được giáo dục tốt. Kiểu giáo dục mà họ cần là giáo dục xóa mù chữ để người làm công có thể tuân lệnh và làm được những việc kỹ thuật. Cái không được cần đến là giáo dục về nhận thức chính trị; bởi thế có một chuyện hoang đường thịnh hành là chính trị nên đứng ngoài giáo dục...
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • “Nền giáo dục nước mình còn… nghênh ngang lắm”

    23/08/2013“…phải cố ngăn mình đừng nản, vì quả thật là rất dễ nản. Bởi nỗi, nền giáo dục nước mình, tôi thấy nó vẫn còn có vẻ “nghênh ngang” lắm, thế nên mới khó dịch chuyển…”
  • Lối ra cho nền giáo dục hiện thời của đất nước nên bắt đầu từ đâu?

    08/07/2013Nguyễn Đình ChúLà người Việt Nam không ai không mong muốn đất nước giàu mạnh lên từ một nền giáo dục đích thực là quốc sách hàng đầu nhưng hiện tình giáo dục lại đang là yếu kém để nhân dân vừa thèm khát vừa đòi hỏi một sự đổi mới cho ra đổi mới và Đảng lãnh đạo cũng đã có nghị quyết đổi mới căn bản và toàn diện. Nhưng làm thế nào để đổi mới được căn bản và toàn diện quả không phải dễ dàn
  • Cảm nhận về nền giáo dục đại học của Singapore

    17/09/2012ThS. Hoàng Thái HàChúng tôi thật sự ngạc nhiên với các bạn sinh viên của họ mới học năm thứ 2 thôi mà các bạn đã rành rọt quy chế về đào tạo khi họ trả lời thắc mắc của đoàn công tác, vì sao họ lại rành quy chế đào tạo? Tìm hiểu kỹ hơn chúng tôi được biết việc tổ chức công tác cố vấn học tập của NUS rất quy củ, ngoài các giáo sư cố vấn học tập chính, mỗi sinh viên năm cuối được làm cố vấn học tập cho một hoặc hai nhóm (khoảng 5-6 sinh viên) khóa sau…
  • Một số vấn đề về quản lý và những thách thức trong nền giáo dục Việt Nam*

    01/07/2010TS Bùi Trân PhượngVới tư cách là người hoạt động trong giáo dục đại học, cũng như với tư cách là phụ huynh học sinh, tôi xin nêu vài suy nghĩ của mình về vấn đề quản lý giáo dục, quản trị đại học và những thách thức đối với giáo dục Việt Nam. Trong phần đầu về quản trị, tôi sẽ lấy ví dụ nhiều hơn trong giáo dục đại học, là lãnh vực mà tôi có nhiều trải nghiệm thực tế. Trong phần hai, về minh bạch tài chánh, tôi sẽ nói về nền giáo dục một cách rộng rãi hơn, với quan điểm vừa của người trong ngành vừa là phụ huynh học sinh, thành phần của công chúng sử dụng dịch vụ giáo dục từ các nhà trường.
  • Một nền giáo dục hiện đại hóa

    07/05/2010Phạm ToànViệc trồng người, đến lúc này, sẽ đứng trước ít nhất ba chọn lựa: làm một cách tàm tạm – làm một cách hiện đại – làm một cách nửa tàm tạm nửa hiện đại. Ta sẽ thấy ngay rằng, cách làm ăn tàm tạm không bao giờ đồng nghĩa với chuyện "lợi ích trăm năm" cả. Còn cách làm ăn nửa tàm tạm nửa hiện đại thì cũng vậy, "trăm năm" mà cứ đan đi giặm lại (tương ứng với cải đi cách lại) thì không thuyết phục được ai hết. Ta thấy ngay điểm nhất trí của toàn xã hội: phải tiến hành công việc vì lợi ích trăm năm – công cuộc Giáo Dục – theo mục tiêu hiện đại. Đó là hướng đi hợp lý nhất.
  • Nền giáo dục theo tinh thần nho giáo

    09/11/2009Gs. Đặng Đức SiêuKhổng Tử - ông tổ của Nho gia, sống và hoạt động ở thời Xuân thu (1) một thờ đại lịch sử mà các nhà Nho sau này đã phê phán là thời “đời suy đạo hỏng”, “vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha, con không ra con” đạo lý cương thường đảo ngược, thiên hạ đại loạn.
  • Một nền giáo dục thời bình

    28/05/2009Phạm Đình ViễnLàm thế nào để con em chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước, có được những phẩm chất của một nhân cách lớn? Câu hỏi này quá tham vọng, nhưng nó đáng để chúng ta suy nghĩ. Hẳn chúng ta mong muốn những cá thể của thế hệ tương lai có một đời sống tinh thần phong phú và lành mạnh, giàu lòng nhân ái, có tinh thần khách quan và độ lượng, và tự tin ở các phẩm chất của cá nhân mình. Vậy thì đó cũng chính là những yêu cầu trong đơn đặt hàng của chúng ta cho nền giáo dục đương thời.
  • Một nền giáo dục công nghiệp hóa trong bối cảnh văn minh toàn cầu

    26/03/2009Phạm ToànCuộc thảo luận về Cải cách Giáo dục đã kéo dài bao nhiêu năm rồi! Liệu có được một công cụ tư duy hành dụng - một hướng đi và cách làm - nhằm dồn các cuộc cãi cọ vào hành động cải cách giáo dục hữu hiệu?
  • Sự tôn trọng là trụ cột cho mọi nền giáo dục

    20/11/2008Đã hàng thế kỷ nay mới có bài viết về giáo dục hay như thế, chấn động lòng người như thế từ một vị tổng thống: Am hiểu, mạch lạc, khúc chiết, sâu sắc và một điều quan trọng nữa là như dốc ruột sẻ gan với một vấn đề trọng đại của đất nước: Giáo dục. Lá thư của Tổng thống pháp Sarkozy gửi cho giáo viên và phụ huynh học sinh Pháp nhân ngày khai trường (04/9/2007) sẽ mãi mãi là một dấu ấn khó phai mờ...
  • Nền giáo dục Việt Nam: Đang ở tọa độ nào, và định vị ra sao?

    17/07/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Như nhiều lần đăng đàn, Giáo sư Hoàng Tụy tuy trong tư cách của một trí thức hàng đầu, một nhà giáo dục lâu năm này lại tiếp tục có nhiều ý kiến tâm huyết để tiếp tục chấn hưng giáo dục nước nhà…
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Thế nào là nền giáo dục mạnh?

    05/04/2006Bùi Trọng Liễu (Nguyên giáo sư Đại học (Paris, Pháp))Lấy đâu ra những người thực sự biết việc ở mọi lĩnh vực để bảo đảm tiếp tục được sự phát triển, nếu họ không được “ra lò” từ một nền giáo dục đào tạo lành mạnh?
  • xem toàn bộ