Người ăn xin và Ông lão

04:06 CH @ Thứ Tư - 31 Tháng Năm, 2017
Tôi kể chuyện này cho một cháu học sinh vừa kết thúc lớp 12, theo lời bố mẹ thì cháu có hiểu biết nhưng không được chăm chỉ và tự chủ lắm...
.
.
Một thanh niên ngồi ăn xin bên đường, đợi người ta đi qua thì than thân trách phận để mong ai thương xót cho ít tiền.

Gần trưa gặp ông lão hồng hào khoẻ mạnh phúc hậu thong thả đi ngang qua. Hắn cảm thấy cơ may, bíu vạt áo ông lão mà nài nỉ.

Ông lão dừng bước nhìn khắp hắn, hỏi rõ từng câu: - Anh có gì đánh đổi để lấy tiền không?

Hắn kêu lên: - Ôi, con có chút gì đâu, nên chỉ biết đi ăn xin thôi, xin ông bố thí!
Ông lão: - Ta hỏi mua đôi cánh tay, đôi chân, đôi mắt của anh 5000 lượng vàng, được không? Anh có thể bán bao nhiêu? Chỉ trừ riêng cái đầu anh thì dù 1 xu hay cả vạn tỉ là thứ không thể bán hay mua!
Hắn sợ hãi: - Ôi thế thì con đau đớn sống còn tệ hơn chết! Đang nguyên thế này mà còn chả ra gì đây!

Ông lão: - Vậy là anh đang sở hữu những thứ có giá trị, nhưng không dám bán mà thôi, sao lại phải đi xin tiền cơ chứ?

Hắn ta kêu lên: - Đừng thế đi, xin cho con ít tiền kiếm miếng ăn qua ngày!?

Ông lão: - Ta không bao giờ cho không ai thứ gì cả . Bây giờ cũng thế, chỉ cho anh cơ hội : đó là ĐÁNH ĐỔI ! Ngay cả khi anh dám bán các bộ phận cơ thể thì tiêu ít hôm sẽ hết! Sao không dùng chúng mỗi ngày để kiếm tiền?
Hắn đáp: - Con bao lâu chỉ đi ăn xin, bây giờ biết làm gì đây?

Ông lão: - Thật ra mỗi ngày anh đã từng gặp bao nhiêu người , cố kêu khổ, cố làm mình tàn tạ hơn để xin tiền họ mà không chịu làm điều ngược lại : gắng ngon lành hơn và hỏi xem mình có thể làm được gì cho ai không?!

Ông lão tiếp: - Anh chưa biết, vậy ta sẽ mua sức lao động trong thời gian ít ngày của anh!?

Ông lão gợi ý hắn suy nghĩ làm được gì ? Hắn không tự tin để trả lời được! Cuối cùng ông nói: - Hãy ra chợ gần đây làm bất kỳ điều gì tốt được người ta chấp nhận ở nơi đó, ta cùng đến , sẽ giám sát và trả công cho anh mỗi ngày, cho đến khi có ai thay ta trả tiền công cho anh! Này, hãy cầm chiếc bánh ta tạm ứng trước cho anh để có sức mà bắt đầu kiếm ra tiền !
Hắn vồ lấy chiếc bánh ăn và miễn cưỡng theo lời , cùng ông lão đi ra chợ.

... Ông lão đến ngồi một nơi cao, dưới gốc cây to mát giữa chợ, tĩnh toạ an nhiên thiền định... thỉnh thoảng ôn tồn chuyện trò với một số người qua lại ghé lại hỏi han gì đó...

Còn hắn suy nghĩ thực sự... nên làm gì??? Hắn bắt đầu dọn rác, nâng gỡ hàng hoá cho người ta... rồi cũng nhận được vài lời cảm ơn... dù ít ỏi... Đến cuối ngày hắn gặp ông lão nhận chút tiền đủ để có bữa cơm đầy đặn và thuê nhà trọ bình dân tắm rửa, ngủ qua đêm... Hôm sau sạch sẽ và sảng khoái hơn... hắn ra chợ, lại cố như hôm qua...
Cứ thế, vài ngày sau , cuối chiều không thấy ông lão đâu, hắn cảm thấy lo lắng, chậm chạp đi về nhà trọ! Chủ nhà trọ vồn vã hơn hôm đầu nói : cứ ăn ở tại đây, tự nhiên đi, vì đã có lời dặn của ông lão kia rồi.

Ít hôm nữa ông ấy quay lại, gặp hắn bảo: - Ta đã trả tiền ăn ở của anh trong vài ngày qua, và với những việc anh đã làm, vẫn còn dư chút tiền nữa , đây hãy cầm lấy!
Thời gian ngắn trôi đi, nhiều người ở chợ nhìn hắn đã quen, họ cởi mở thân thiện hơn, đã cho hắn chút tiền nho nhỏ, có người còn chủ động gọi hắn làm vài việc vặt và trả tiền công đàng hoàng. Ông chủ nhà trọ hỏi hắn muốn làm việc tại đây không với một số tiền mỗi ngày ! Hắn thấy vui vui, nhẩm tính hơn kém....nhận lời!

Ông lão gặp hắn bảo: - Đã có người thay ta mua sức lao động của anh rồi! Giờ chia tay! Ông còn nói: - Thực ra số tiền công lao động của anh cộng dồn cả đời cũng không bằng số tiền hôm trước ta hỏi mua tay, chân, đôi mắt của anh đâu! Nên hãy nhớ: không nên, không thể bán chính mình cho ai mà phải dùng nó kiếm ra tiền bằng lao động. Có lãi hay không là do cái Đầu của anh - như ta đã nói : dù nó là 1 xu hay vạn tỉ cũng không mua hay bán được ! Anh sẽ dùng nó đó để nghĩ nên làm việc gì cho có bao nhiêu tiền, thay vì xưa chỉ dùng chứa đựng mấy câu ăn xin thảm thiết! Thân muốn lao động ắt khiến đầu phải nghĩ, đầu biết nghĩ khôn ngoan thân ắt được hưởng phúc lợi.
Hắn hiểu ra điều ông lão dạy, đáp lễ và hỏi : Thế con xin đi theo ông để lao động giúp ông, liệu được không?

Ông lão trả lời: - Không nên, khi anh mới bắt đầu , hãy học kỹ cách làm từ một nơi đã, cho đến khi thân anh lao động tốt hơn, đầu anh khôn ngoan hơn để có người khác thay ông chủ nhà trọ đề nghị điều gì mới hay hơn với anh! Và chính anh có thể để nghị lại với họ điều tốt hơn cho mình. Ta không cưu mang ai, không tự nhiên cho ai. Việc ta có tiền trả anh mỗi ngày anh làm ở chợ cũng là do ta nhận lời với những tiểu thương làm người quản chợ ít ngày. Ai muốn và biết lao động thì đều tìm thấy chỗ , thấy việc đúng với giá trị của mình cả thôi!"

...
Tôi dừng kể. Cháu học sinh nghe xong im lặng một lúc rồi hỏi tôi: - Thế ông lão và người thanh niên sau này thế nào ạ?
Tôi đáp: - Chuyện kể chỉ có vậy! Còn sau này ai hơn trước thế nào là do cách mình tiếp tục thôi , hơn là ngồi tưởng tượng . Nhưng mình cần biết thay đổi bản thân.

Cháu học sinh hỏi: 'Mình' là ai ạ?
Tôi đáp: Là người trong chuyện, và rộng ra là cả bác, cả cháu nữa...
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị lao động và giá trị tri thức

    01/05/2017Trần Quân Tuyền (GS, TS Viện khoa học xã hội Trung Quốc)Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra sự phân tích và luận chứng khoa học để, một mặt, phê phán quan điểm của phương Tây cho rằng lý luận giá trị lao động của C.Mác đã không ý nghĩa, mặt khác chứng minh một cách thuyết phục lý luận giá trị thặng dư của C.Mác không hề lỗi thời, mất tác dụng...
  • Lao động của chúng ta bắt đầu tụt hậu

    15/06/2016“Việt Nam đã bắt đầu tụt hậu so với các nước trong khu vực về sức tiếp thu kỹ năng lao động” - Nhận định trên được đưa ra trong một dự án nghiên cứu về lao động việc làm do Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam chủ trì...
  • Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/10 Singapore

    08/07/2019Tây GiangSáng ngày 23.6, bộ Lao động - thương binh và xã hội cùng với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã công bố báo cáo xu hướng lao động và xã hội năm 2009 và 2010.
  • Chỉ lạc quan khi có Khả năng lao động cho Tương Lai tươi sáng

    20/04/2018Nguyễn Tất ThịnhNhư phương châm viết của tôi : sự thật, tâm thành, hữu ích ! Các câu chuyện đều nhằm tới vấn đề XH, nên đọc qua thấy mệt, nhưng nhìn rộng trong cuộc sống thấy mừng vì sự thật tôi viết dưới đây càng ít đi, và người ta đã biết rõ nguyên nhân của nó…Hơn nữa ngày càng nhiều người có khả năng xã hội hóa lao động hữu ích của mình hơn để không sợ tuổi tác...
  • Người lao động xuất sắc

    19/08/2016Dương Xuân BảoLao động của con người ngày nay đã được xã hội hóa, được phân công rất chuyên biệt ra hàng triệu loại lao động khác nhau. Nhưng theo bạn, cần có những kiến thức gì để có thể hoàn thành tốt lao động của mình để có thể trở thành "Nhất nghệ tinh - Nhất thân vinh?"
  • Hãy lao động đi!

    07/07/2016Chungta.com sưu tầmĐi làm việc đi, đồ nhác ! Đừng có ăn không nữa, quân ăn bám. “Hãy tìm nghề mà sinh nhai, làm một công việc, thực hiện một bổn phận, mày không muốn à ? Làm việc như mọi người mày cho là chán phải không ? Làm việc là một quy luật. Kẻ nào chốn tránh lao động vì cho là buồn chán thì sẽ phải lao động như một hình phạt...
  • Cô gái nhảy và người ăn xin

    01/10/2015Vương Tú Phong, Truyện ngắn Trung QuốcTrong căn phòng nhỏ đẹp đẽ ở ngoại ô có một cô gái xinh đẹp. Một hôm, có một người ăn xin đi qua. Ông ta ăn mặc rách rưới cùng mái tóc bạc trắng, trông rất đáng thương...
  • Tâm giao về sự học và Sự nghiệp lao động

    17/11/2014Nguyễn Tất ThịnhChúng ta hãy hình dung điều gì xảy ra nếu một đứa trẻ không được đi học? Lớn lên trở thành ai ? Có thể là một Doanh nhân? một Vị Tướng hay một Chính khách được không? Cũng như vậy đặt câu hỏi ngược lại rằng nếu một Doanh nhân, vị Tướng, hay Chính khách nếu không được học sẽ thực thi chức phận của mình như thế nào, chưa nói đến là tài giỏi?
  • Hai chữ lao động

    16/08/2009Huỳnh Thúc KhángTừ văn hóa đông tây tiếp xúc nhau, trên thế giới mỗi ngày mỗi sinh ra chuyện mới. Xem như văn tự Trung Hoa là một thứ xuất hiện trên đời đã rất cổ, nay bị triều lưu Âu Mĩ cảm xúc chùi mài, mà tự nhiên nẽ ra cái vẻ mới. Trên ba bốn mươi năm nay danh từ mới xuất hiện đã nhiều (như dân quyền, tự do, xã hội chánh đảng v.v... ) mà từ nay về sau, trong kho chữ Hán cũ rích kia, có lẽ còn nhiều thứ lần lần trồi đầu ra mà mang cái huy hiệu mới. Hai chữ “lao động” cũng là một hạng trong danh từ mới đó, truyền sang nước ta đã trên mười năm nay và bây giờ đã thành một tiếng thông thường, ai cũng quen tai cả.
  • Sức lao động hiện đại

    30/06/2009GS. Hồ Ngọc ĐạiThực tiễn xã hội phải được xử lý trước hết bằng lý luận, bằng sự định hướng lý thuyết, rồi mới thực thi bằng một công nghệ được thiết kế trên cơ sở khoa học. Công cuộc Đổi mới hiện nay rút cục phải biến một thực tiễn tự phát có thể xử lý bằng kinh nghiệm, thành một thực tiễn tự giác, xử lý bằng định hướng lý luận, bằng khoa học - công nghệ hiện đại của thế giới hiện đại.
  • Bàn về lao động

    01/05/2009Masushita KonosukeGần đây người ta hay nói: Người Nhật làm việc quá nhiều. Nhưng theo tôi, lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng quan trọng. Lấy một ví dụ có thể là hơi cực đoan, nhưng nếu không một ai lao động thì cũng sẽ không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người.
  • Ăn xin công sở: Một biến thái đạo đức mới?

    25/05/2008A Sáng"...Tôi nói như vậy không mang hàm ý miệt thị hay khinh rẻ những con người có vẻ thân phận kia. Nhưng tôi cũng không thể có cảm tình hay chấp nhận kiểu xin ăn một cách lỗ mãng của họ. Thật sự không thể, nếu không muốn nói rất bực mình! Ở chừng mực nào đó, họ như những kẻ lừa đảo công khai..."
  • Tốt nghiệp cử nhân, làm lao động phổ thông

    09/07/2005Việc làm cho sinh viên sau khi ra trường hiện đang là một vấn đề rất nan giải, chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Một thực tế trớ trêu hiện nay: người có bằng cấp, năng lực thật sự được đào tạo trong môi trường giáo dục tốt nhưng lại không có điều kiện xin việc, phải sống lay lất qua ngày với những công việc không cần đào tạo chuyên sâu.
  • xem toàn bộ