Người chí sỹ yêu nước đầu tiên biết nhìn ra biển

03:39 CH @ Thứ Sáu - 11 Tháng Ba, 2016

Không giống với các thế hệ những người yêu nước trước, Phan Bội Châu biết phóng tầm nhìn ra ngoài, hướng về phía biển, trước cả người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành...

GS Chương Thâu, người dành cả cuộc đời nghiên cứu về Phan Bội Châu nhận định như vậy trong câu chuyện đầu năm 2015, nhân sự kiện 110 năm phong trào Đông du (phong trào ra nước ngoài "cầu học" để trở về xây dựng nước nhà phát triển).

GS Chương Thâu – một trong những chuyên gia hàng đầu về nhân vật lịch sử Phan Bội Châu hiện nay.

.
Một cách ngắn gọn nhất, giáo sư có thể , sự hình thành của phong trào Đông du đã diễn ra như thế nào?

GS Chương Thâu: Trong những công trình nghiên cứu, tôi đã tìm hiểu và đánh giá cụ Phan Bội Châu đã có những hoạt động gì, đóng góp như thế nào cho cách mạng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là nước thuộc địa nửa phong kiến, đất nước bị chia thành "ba kỳ", dân tộc ta khi đó cực kỳ gian khổ.

Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng ta đã có những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc qua hai thời kỳ.

Thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc theo khuynh hướng phong kiến. Tiêu biểu là phong trào Cần Vương. Tuy nhiên đến năm 1895 khi cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như kết thúc, đánh dấu sự sụp đổ của ngọn cờ giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến.


Giấy khen GS Chương Thâu nhận được sau khi hoàn thành vai trò chủ biên cuốn sách “Phan Bội Châu toàn tập”.

Chịu ảnh hưởng của các nước phương Tây và các nước phương Đông, cụ Phan Bội Châu đã lập ra Duy Tân hội (1904) ở Quảng Nam. Lúc đó, Phan Bội Châu mới chỉ hơn 30 tuổi.

Khi đó, chúng ta thiếu thốn về vật chất, thiếu vũ khí. Còn Nhật Bản đang là một quốc gia hùng mạnh, lại đồng văn, đồng chủng, đồng châu với Việt Nam, vì vậy mà cụ Phan Bội Châu đã nghĩ đến việc sang Nhật xin viện trợ.

Đầu năm 1905, cụ Phan Bội Châu rời Việt Nam đi Hong Kong, Quảng Châu, rồi Thượng Hải và lên tàu sang Nhật.

Tại đây, cụ gặp nhà trí thức Lương Khải Siêu. Hai người trò chuyện rất tâm đầu ý hợp. Dự định ban đầu của Phan Bội Châu là mong Nhật giúp đỡ về mặt quân sự.Nhưng một số chính khách Nhật Bản như Okuma, Inukai khuyên nên đào tạo nhân tài trước, vì vậy mà chuyển từ “cầu viện” sang “cầu học”.

Từ năm 1905 đến 1908, phong trào đã vận động được khoảng 200 thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật Bản học tập ở các trường. Có một số cán bộ cách mạng đã trưởng thành từ phong trào này như ông Hoàng Trọng Mậu, Hồ Ngọc Lãm, Lê Hồng Phong, Lương Ngọc Quyến,…

Năm 1907, Pháp Nhật bắt tay nhau kí kết hiệp ước. Năm 1908 chính phủ Nhật đã trục xuất du học sinh Việt Nam. Cùng lúc đó Pháp ra sức đàn áp những gia đình có con em du học ở Nhật và những người ủng hộ tài chính cho phong trào Đông du. Đo đó, năm 1909 Đông du bị triệt hạ.


Bức chân dung nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu được treo giữa nhà GS Chương Thâu.

Phong trào Đông du có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển của lịch sử dân tộc?

Phong trào Đông du là sự lựa chọn mang tính chất thời đại.

Là một điểm nhấn trong phong trào giải phóng dân tộc, là mốc son sáng chói của phong trào yêu nước của dân tộc ta vào đầu thế kỷ 20.

Là nhịp cầu truyền thống nối liên hai giai đoạn lịch sử, giữa sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và sự thành công của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

Phong trào Đông Du tuy thất bại, song tiếng vang của phong trào, hình ảnh cụ Phan Bội Châu mãi còn đọng lại trên những trang sử.

Nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu là nhân vật trung tâm trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20.

Cụ tiến bộ hơn những nhà yêu nước khác ở chỗ tiếp thu những kiến thức Tây học cùng những kiến thức phương đông, từ đó hình thành tư tưởng đưa những trí thức trẻ của Việt Nam sang Nhật Bản. Từ cầu vũ lực chuyển sang cầu học, học kiến thức để phụng sự cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.

Điểm tiến bộ trong con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu so với lớp người yêu nước trước là gì thưa GS?

Có thể nói rằng Phan Bội Châu là người chí sỹ yêu nước đầu tiên biết nhìn ra biển.

Không giống với các thế hệ những người yêu nước trước, Phan Bội Châu biết phóng tầm nhìn ra ngoài. Trước cả người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.

GS Chương Thâu dành toàn bộ cuộc đời mình để nghiên cứu về nhà cách mạng yêu nước Phan Bội Châu.

Người Việt Nam hiện nay sang Nhật học tập và lao động khá nhiều. Tuy nhiên một số người lại có những hành động xấu như ăn cắp vặt làm cho hình ảnh người Việt xấu xí đi trong mắt người Nhật. Nếu biết "hậu thế" như thế này, cụ Phan Bội Châu liệu sẽ suy nghĩ gì?

Theo ghi chép của cụ Phan Bội Châu, trong thời kỳ dân chủ tư sản, luật lệ Nhật Bản khá nghiêm minh, con người công dân của họ không có chuyện lừa đảo, trộm cắp.…

Từ mấy chục năm về trước, cụ Phan Bội Châu đã nhận ra như vậy và khẳng định ta còn thua Nhật Bản về nét văn minh này.

Tôi nghĩ, những nhà hoạch định chính sách bây giờ có lẽ cũng nên học những cách đối xử của người Nhật.


Những cuốn sách về nhiều nhân vật lịch sử do GS Chương Thâu biên soạn.

.

Trong những tác phẩm của Phan Bội Châu, bây giờ giới trẻ nên tìm đọc những tác phẩm nào thưa GS?

Trong nhiều năm lãnh đạo phong trào Đông Du, cụ Phan Bội Châu đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như “Ai Việt điếu điền”, “Hải ngoại huyết thư”, “Tân Việt Nam”, “Đề tỉnh quốc dân hồn”, “Việt Nam quốc sử khảo”,

Tất cả những tác phẩm của Phan Bội Châu trong thời kỳ này ngoài việc lên án chế độ thực dân Pháp còn thể hiện mối thâm tình giữa những người yêu nước Nhật với những người yêu nước Việt Nam. Đặc biệt tuyên truyền mạnh mẽ tư tưởng, con đường giải phóng dân tộc, khích lệ thanh niên học tập.

Xin cảm ơn giáo sư!

Nguồn:Vietnamnet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phan Bội Châu và Nhật Bản

    03/11/2014Masaya Shiraishi, Tốt nghiệp Khoa XH học trường Đại học TokyoTrong suốt và sau thời kì chiến tranh Nga – Nhật, 1904-1905, một vài nhân vật ái quốc Việt Nam, trong đó có Phan Bội Châu, đã đến Nhật Bản. Lý do họ đến Nhật đã được diễn giải bởi một số các học giả Nhật cũng như kết quả của việc người Nhật đã ảnh hưởng đến họ . Tuy nhiên, một vài học giả đã có phân tích sâu về các lý do tại sao Nhật được chọn bởi các nhà ái quốc Việt Nam như là nơi thích hợp nhất cho phong trào mới của họ...
  • Bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu từ bạo động cách mạng sang đấu tranh ôn hòa

    26/12/2017Đỗ Minh Tứ (*), Hoàng Thị Thu Huyền (**)Phan Bội Châu đã có quá trình chuyển biến tư tưởng từ cách mạng bạo động sang đấu tranh ôn hòa của Phan Bội Châu. Tác giả cũng đề cập tới hai khuynh hướng ủng hộ và phê phán - trong thái độ của người đương thời trước bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu, nêu ra một số ý nghĩa trong bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Quan niệm của Phan Bội Châu về dân quyền (*)

    29/10/2015Nguyễn Văn HòaBài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu về dân quyền, cũng như ý nghĩa của tư tưởng dân quyền đó đôi với việc thực hiện quốc quyền , tức là quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Tiếp đó, bài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu cho rằng: muốn thực hiện được quốc quyền, chế độ chính trị của Việt Nam khi đó phải chuyển từ quân quyền sang dân quyền theo xu thế phát triển tất yếu của thời đại, với việc nâng cao dân trí thông qua giáo dục.
  • Tư tưởng của Phan Bội Châu về nội lực

    08/10/2015Nguyễn Văn HòaTư tưởng về nội lực luôn xuyên suốt trong đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu. Để giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh với kẻ thù không đội trời chung với dân tộc Việt Nam, chúng ta phải có một nguồn lực mạnh. Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến với một nền kinh tế tự cung, tự cấp lại phải đối mặt với một nước đế quốc có tiềm lực kinh tế mạnh, theo Phan Bội Châu...
  • Tân Việt Nam - Phan Bội Châu

    15/04/2015Võ Văn Sạch dịch và chú thíchTân Việt Nam, tác phẩm còn ít được biết đến của Phan Bội Châu, viết có thể vào khoảng năm 1906-1907 ở Nhật Bản, là một cuốn sách mỏng trình bày quan niệm của tác giả về một nước Việt Nam mới, với mô hình chính trị dân chủ và mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa – hiểu theo thuật ngữ hiện đại...
  • Quan niệm giáo dục “Tự Tân” của Phan Bội Châu

    28/10/2014TS Dương Thiệu TốngNhững từ tưởng và hoạt động giáo dục của cụ Phan Bộ Châui suy ngẫm về các vấn đề canh tân văn hóa giáo dục, canh tân xã hội đáng để chúng ta quan tâm đến...
  • Đông Du - một góc nhìn

    02/02/2014Phạm Hoàng QuânMột cuộc cách mạng bằng bạo lực là cần thiết để đánh đuổi ngoại xâm hoặc lật đổ một chính quyền thối nát trong một thời điểm lịch sử cụ thể. Nhưng học tập nhân loại tiến bộ, nâng cao dân trí mới luôn luôn là kế vạn toàn để xây dựng một đất nước có phẩm giá và sự khang kiện.
  • Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du

    21/01/2014Phong trào Đông Du là quá trình đổi mới tư duy của các nhà cách mạng Việt Nam, kết nối giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản...
  • Phong trào Đông Du Xưa và Nay

    16/10/2013Trần Văn ThọNhìn sự thành công của Malaysia chúng ta không thể không đặt câu hỏi tại sao Việt Nam không phát huy truyền thống của Phong trào Đông Du đầu thế kỷ 19 để tranh thủ Nhật Bản đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa?
  • 100 năm nhìn lại Duy Tân hội và phong trào Đông Du của Phan Bội Châu

    25/06/2013Ðinh Kim PhúcSự thất bại của cụ Phan và sự thất bại của các phong trào do Cụ khởi xướng do nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng hơn hết là có nhiều yếu tố lịch sử và thời đại đã vượt qua tầm nhìn của ông. Nhưng sự nghiệp mà ông để lại như hàng lớp con người yêu nước, các cơ sở cách mạng ở Hàng Châu, Quảng Ðông, Quảng Tây, Thái Lan... là những nền tảng cơ bản để Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và nâng nó lên tầm cao mới vào những năm 20 của thế kỷ XX...
  • Chi tiết về vụ xử Phan Bội Châu 86 năm trước

    26/05/2011Hồ HảiSau khi thoát khỏi nhà lao Quảng Đông của chính quyền quân phiệt Quảng Đông (năm 1917), nhà chí sỹ cách mạng Phan Bội Châu bắt tay vào cải tổ Việt Nam Quang phục Hội (thành lập 1912) thành Việt Nam Quốc dân Đảng, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, nhưng công việc đang dở dang thì bị mật thám Pháp bắt cóc tại Thượng Hải ngày 30-6-1925. Thực dân Pháp giải về nước và đưa ra xử ở toà Đề hình, phố Hàng Vôi, Hà Nội ngày 23-11-1925...
  • Phiên tòa lịch sử xét xử Phan Bội Châu

    03/12/2010Bùi Quang Minh tổng hợpThực dân Pháp âm mưu bí mật thủ tiêu Phan Bội Châu, nhưng việc bị bại lộ, nên phải đưa ra xử ở Tòa đề hình Hà Nội. Hay tin Phan Bội Châu có thể bị án tử hình, phong trào vận động ân xá cho ông nổi lên rầm rộ...
  • Ảnh hưởng của “Tân thư” trong tư tưởng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

    17/07/2006PGS. PTS. Lê Sĩ ThắngĐối với các nhà nho Việt Nam yêu nước hồi đầu thế kỷ - những người đã từng bị Nho giáo bưng tai bịt mắt, đã thấy được ở một chừng mực nào đó sự lạc hậu của nhà trường Nho giáo và đang khao khát giải thích nhiều vấn đề có liên quan đến sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì “Tân thư" đã có sức hút mãnh liệt...
  • Phong trào Đông Du, một trăm năm trước

    23/01/2006Nguyễn NghịTuy tồn tại không được lâu, phong trào Đông Du cũng đã để lại một dấu ấn trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Sự kiện đông đảo người dân trên gần khắp đất nước tiếp tay với phong trào cho thấy ý thức chung của người dân về sự cần thiết của cái học mới...
  • xem toàn bộ