Nhà học giả phải có một cái quê hương

09:04 SA @ Thứ Năm - 10 Tháng Chín, 2009

"Đạo lý vẫn không có quê hương, mà nhà học giả phải có một cái quê hương” (La science n’a pas de patrie, l’homme de science doit en avoir une); đó là câu của ông Pasteur. Thật là một câu nói, không những có ý nghĩa sâu xa mà gồm cả lịch duyệt kinh nghiệm. Phàm chân lí ở trong vũ trụ là của chung cả loài người không riêng gì cho ai. Chân lí mà đã phát minh ra, thì không kỳ xưa nay không hạn đông tây, ai mà chuyên học đạo lí, có lòng yêu trọng chân lí, phục tùng chân lí, thì cái chân lí đó, mình có thể nhận làm của mình, mà không có ai giành xé ngăn trở được. Chân lí là vật cần trong cõi tinh thần của loài người mà trời đất cung cấp chung cho, cũng như nước như lửa không ai hoán riêng mà không cho người ta dùng đến được, nên nói rằng: “Không quê hương”.

Đến như người học giả thì không thế. Tại sao? Hột giống dầu tốt mà muốn gieo, trước phải có đất. Kiểu nhà dầu khéo mà muốn dựng, cẩn phải có nền. Quê hương của nhà học giả đó, tức là vùng đất và khoảng nền để gieo giống và dựng nhà vậy. Nếu học giả mà không có quê hương, không biết quê hương mình là đâu thì vô luận những kẻ học không thành nghiệp, đã thành một người du thực không nhà, mà đến kẻ học thành, khiến văn tài xảo không kém gì người ta, tột phẩm cũng tới địa vị làm mướn là hết. Vì thế nên nhà học giả nhất định phải có một cái quê hương mà sau cái học của mình mới có thể quy túc, khỏi bị cái nạn hoa kia không trái, lúa nọ không bông vậy. Nay ta thử lấy lời ông Pasteur mà nhận xét về sự thực. Hiến pháp khởi đầu ở nước Anh mà người Nhật Bản học theo, làm ra việc duy tân, dân quyền xưởng đầu từ nước Pháp, mà người Trung Hoa học theo, làm được công cuộc cộng hòa.

Thế là hiến pháp, dân quyền, đạo lý là của chung mà người Nhật, người Tàu có một cái quê hương, vì có cái quê hương, nên cái học đó mới có chỗ mà phát triển được. Còn ngoài ra như Triều Tiên; Phi Luật Tân, nói về các nhà học giả, không phải là tuyệt nhiên không có người tài cao trí rộng không kém gì người Âu, người Mỹ, mà chỉ vì một cái cớ không có quê hương mà thành ra phải sa vào cái cảnh địa mai một. Gương kia trước mắt, không cần phải đến nói dài.

Học giả nước ta thì thế nào? Nước ta ngày xưa, ông bà ta học theo văn hóa Tàu, tuy trong sự học vẫn có điều hay điều dở không phải là hoàn thiện. Song nói về người học, thì rõ ràng chắc chắn, ai cũng tự nhận là tự bết có một cái quê hương. Nghĩa là học theo Tàu mà mục đích đi học là làm việc mình, làm việc cho nước nhà mình, chớ tuyệt nhiên không có một người nào (dẫu cho đứa trẻ con lên mười tuổi mới cầm vở đi học cũng vậy) ôm một cái tư tưởng hèn mạt, hy vọng nhỏ nhen mà nói rằng: "Học để làm thuê cho người Tàu”. Thế là ông bà ta học theo đạo lý Tàu mà tự có một cái quê hương trên ngàn năm nay, thoát ly được cái phạm vi của người Tàu mà dựng thành một nước tự chủ, cái công của nhà học giả, thật là đứng đầu, mà không ai chối cãi được vậy. Dẫu biển đổi dời, cuộc đời một ngày một khác, tình thế trong nước đã không như trước, mà sự học cũng đổi ra mới, tức là ngày trước học Tàu mà bây giờ học Tây (Tây học không phải là không hay, không tốt, cũng gọi là chân lí không quê hương, thì Tây học cũng là một vật quý mà ta có thể nhận là của ta được). Song cứ như hiện tình học giới ở nước ta thì giống như người học không có quê hương nhất định. Nói về sự học thì bác nọ kỹ sư, ông kia bác sĩ, người này thì Thương mãi tốt nghiệp, lời nọ có Luật học văn bằng, cho đến Cao đẳng, Trung đẳng v.v...công phu không phải không dày, học vấn không phải là không có chỗ sở đắc, mà chỉ vì cái cớ "không quê hương” đó mà đành phải chun đầu vào cái xưởng công thương, để làm công cho người Tây, người Tàu. Còn một hạng mà người mình cho là sang nhất, đã có thần thế lại có nhiều tiền nhiều bổng đủ khoe khoang cái sự học với bà con, thì hạng viết thuê chép mướn ở các sở công đã là tột bậc.

Thử hỏi quê hương của nhà học giả nước ta ở đâu? Người có lương tâm ít nhiều, thì làm thinh mà không trả lời, còn kẻ đã bị cái văn minh xác thịt nó ám ảnh thì giương mày trợn mắt, công nhiên chỉ vào cái xưởng buôn, các nhà máy cùng các công sở. (K.D thời Pháp thuộc bỏ) .
Ôi! Thuyền kia không lái, thả ra giữa biển không biết nơi nào là bờ, người đi không nhà, chạy vào trong rừng mà không rõ ngõ ra đàng cái!

Trạng huống học giả nước ta ngày nay, đâu có khác thế. Vậy nhân lời ông Pasteur nói trên, mà phụ thêm đôi điều, họa may những nhà đã tự nhận là học giả, đêm nằm ngẫm nghĩ mà tự hỏi “Quê hương mình ở đâu?" thì mới mong rằng sự học của mình có chỗ quy túc vậy.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kẻ sĩ xưa và nay

    09/04/2019Hà Thúc MinhQuá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình khẳng định sự “tách rời"” giữa lao động trí óc và lao động chân tay và cũng là quá trình phủ nhận điều đó. “Thống nhất” giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng là xu hướng tất yếu. Công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay sẽ là đôi đũa thần đang biến cái tưởng chừng như khả năng xa vời đó trở thành hiện thực trước sự ngỡ ngàng của nàng “lọ lem” lịch sử về hình ảnh của cái gọi là “kẻ sĩ” một thời.
  • Để có lớp trí thức xứng đáng

    12/05/2018Hoàng TụyThời thế tạo anh hùng thì cũng thời thế, cơ chế tạo ra phẩm chất người trí thức. Nói rõ hơn là hoàn cảnh chính trị xã hội, là bản lĩnh, tài năng các nhà lãnh đạo quốc gia, và một phần chính yếu, là môi trường giáo dục đương thời. Cho nên tôi rất tán thành hãy bắt đầu bằng vấn đề giáo dục để bàn chuyện xây dựng lớp trí thức mới.
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Bàn về tính chủ thể của giới trí thức ở các nước thế giới thứ ba

    12/03/2014Nguyễn Trần BạtGiới trí thức nào cũng là sản phẩm của một hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị, hệ thống văn hoá và hệ thống giáo dục. Trong tiến trình phát triển của một dân tộc, giới trí thức có vai trò rất quan trọng...
  • Trí thức nửa mùa

    09/09/2013Oleshuk Iu.FỞ nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai họa hồi những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa.
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • Tự do ngôn luận

    07/09/2009Huỳnh Thúc KhángĐây nói tự do ngôn luận là mệnh ý phần nhiều, người mà theo cái nghĩa thông thường, tự do ngôn luận tức là tự do xuất bản (liberté de la presse), như viết báo, làm sách là thuộc về loại ấy.
  • Hai chữ lao động

    16/08/2009Huỳnh Thúc KhángTừ văn hóa đông tây tiếp xúc nhau, trên thế giới mỗi ngày mỗi sinh ra chuyện mới. Xem như văn tự Trung Hoa là một thứ xuất hiện trên đời đã rất cổ, nay bị triều lưu Âu Mĩ cảm xúc chùi mài, mà tự nhiên nẽ ra cái vẻ mới. Trên ba bốn mươi năm nay danh từ mới xuất hiện đã nhiều (như dân quyền, tự do, xã hội chánh đảng v.v... ) mà từ nay về sau, trong kho chữ Hán cũ rích kia, có lẽ còn nhiều thứ lần lần trồi đầu ra mà mang cái huy hiệu mới. Hai chữ “lao động” cũng là một hạng trong danh từ mới đó, truyền sang nước ta đã trên mười năm nay và bây giờ đã thành một tiếng thông thường, ai cũng quen tai cả.
  • Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947)

    12/07/2009Một chí sĩ yêu nước nổi tiếng của Quảng Nam, đã cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp là những nhà lãnh đạo phong trào Duy Tân
  • Phẩm cách quan trọng của người trí thức

    21/06/2009Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chia sẻ với SVVN về tư cách của trí thức, và sứ mệnh của trí thức trong sự nghiệp đưa đất nước ngày một cường thịnh.
  • Huỳnh Thúc Kháng khí tiết người làm báo

    18/06/2009Nguyên NgọcBài học khí tiết người làm báo của Huỳnh Thúc Kháng, quyết không nói một lời điều người ta buộc mình phải nói, quyết không bẻ cong ngòi bút, trước mọi cường quyền, còn sống động vô cùng trong cuộc vật lộn gian nan của người cầm bút cho sự thật và công lý hôm nay.
  • Hành xử của trí thức dưới chế độ cũ

    05/05/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhChế độ phong kiến (và trước nữa) mọc lên từ nền văn minh nông nghiệp, trải hàng chục ngàn năm, nay đã hết vai trò lịch sử khi loài người chuyển sang nền văn minh công nghiệp dành cho một chế độ mới. Do quá trình tàn lụi kéo dài hàng thế kỷ, chế độ cũ vẫn để lại những tàn dư, biến tướng, kể cả trá hình, nhất là ở phương Đông. Đó là nơi chế độ phong kiến tồn tại quá lâu, hơn nữa nó bị lật đổ không phải bằng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, do vậy sự xoá bỏ khó mà triệt để - nhất là xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông: nơi sản sinh và nuôi dưỡng ý thức hệ phong kiến.
  • Giữa đất và trời

    25/03/2009GS. Cao Huy ThuầnRất khó định nghĩa như thế nào là một người trí thức, nhưng bất cứ người trí thức nào cũng có lúc đặt phải câu hỏi cho chính mình: giữa những nguyên tắc trong veo mà mình nuôi dưỡng trong đầu với thực tế trái ngược mà mình phải đương đầu trước mắt, có thể nào dung hòa được không trong hành động?
  • Nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng: Học để làm người

    28/04/2007Đinh Ngọc VânTheo cụ Huỳnh Thúc Kháng: Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta vậy. Bao nhiêu sự khốn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó như trên đã nói, thì "học làm người" chắc không phải chuyện dễ"...
  • xem toàn bộ