Nhà nước và thông điệp Vedan

04:10 CH @ Thứ Năm - 05 Tháng Năm, 2016

>> Bài viết liên quan:

Chủ tịch InvestConsult Group Nguyễn Trần Bạt trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị góc nhìn của ông về vụ Vedan trong bối cảnh đơn kiện công ty này đang chuẩn bị được nông dân nộp lên toà án.

Vai trò của chính quyền trong vụ Vedan dường như đang mâu thuẫn. TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu thể hiện quyết tâm hỗ trợ người dân, trong khi Đồng Nai, nơi Vedan đóng trụ sở lại khác. Ông lý giải điều này như thế nào?

Cấu trúc quản lý của Nhà nước theo trục dọc và trục ngang. Trục dọc là quản lý nghiệp vụ, còn trục ngang là quản lý lãnh thổ, cả hai trục này không thể hiện sự nhất quán, rành mạch. Bằng chứng rõ nhất là chúng ta xây dựng một bộ luật Bảo vệ môi trường mà không phản ánh thực tế hiện tại của Việt Nam và không đủ sắc sảo để giúp bảo vệ các quyền lợi xã hội. Đây là điểm quan trọng nhất.

Bên cạnh cách điều hành bằng pháp luật – vốn không rành mạch vì bản thân các luật đơn giản và không phản ánh được tính phức tạp của đời sống, chúng ta còn cách điều hành bằng mệnh lệnh hành chính hay các chỉ thị, khi Chính phủ trực tiếp xử lý với từng vấn đề. Thái độ không rõ ràng của Chính phủ cũng như không sắc sảo và hoàn thiện của luật tạo ra trạng thái là trục dọc mất năng lực điều kiển. Khi trục dọc mất năng lực điều khiển thì không tạo ra sự thống nhất của trục ngang quản lý lãnh thổ. Do đó, nó dẫn đến các vùng lãnh thổ khác nhau có những phản ứng khác nhau, phụ thuộc vào nhận thức của chính quyền địa phương. Vụ Vedan là hệ quả của cái tổng thể đó.

Trong trường hợp Vedan xử thua kiện, thì điều đó có thể là thông điệp cho các nhà đầu tư nước ngoài là Việt Nam sẽ mạnh tay với các dự án gây ô nhiễm, nghĩa là một phần nào đó sẽ hạn chế vốn FDI mà Việt Nam muốn thu hút để phát triển đất nước. Một thông điệp như thế có phải là quá khó khăn không?

Dứt khoát phải bảo vệ môi trường, theo tiêu chuẩn nào thì chúng ta phải bàn trên cơ sở khoa học. Nếu lờ vấn đề môi trường đi, qua vụ Vedan là một thông điệp tiêu cực đến các nhà đầu tư nước ngoài, một thông điệp kêu gọi các nhà đầu tư tiêu cực. Không nên xem khắt khe trong vấn đề môi trường là thông điệp tiêu cực với các nhà đầu tư, mà là thông điệp tích cực để lựa chọn các nhà đầu tư. Đó là cái mà chúng ta cần dứt khoát. Nếu còn cò kè như một mụ hàng xén về vấn đề môi trường, thì tức là chúng ta gửi cho thế giới một thông điệp lớn hơn là Việt Nam không bảo vệ tương lai của mình.

Trong trường hợp cụ thể, Vedan đã xuống nước bằng cách cò kè hỗ trợ từ 3 tỉ lên 7 tỉ rồi lên 15 tỉ và nay là 30 tỉ đồng. Nếu có sự thoả hiệp, và được chính quyền đồng ủng hộ, thì có thông điệp xấu không?

Không. Thoả hiệp là hành động mang tính toàn cầu vì thế không xem việc đó là hiện tượng tiêu cực. Nhưng thoả hiệp đó phải là một thoả thuận xã hội công khai và tìm kiếm được sự đồng thuận và thống nhất trong cộng đồng dân cư.

Tôi biết là đoàn Luật sư TP.HCM quan điểm một kiểu, huyện Cần Giờ đưa ra đòi hỏi khác, Bà Rịa – Vũng Tàu một đòi hỏi khác, và Đồng Nai lại khác nữa. Rất nhiều người nói với tôi như thế là không nhất quán. Tôi trả lời như thế mới là nhất quán. Bởi vì tàn phá môi trường thì có mức độ khác nhau trong từng địa phương cụ thể. Vì thế, sự khác nhau về mức độ đòi bồi thường giữa các địa phương phản ánh sự gây hại của Vedan với các địa phương đó. Vì thế không nên xem sự khác nhau về đòi hỏi của các địa phương là mâu thuẫn. Nhưng tất cả việc đó phải công khai.

Nếu buộc Vedan bồi thường ở mức cao, thì cũng có thể công ty này sẽ rút khỏi Việt Nam. Đây là giả thiết thôi. Điều này có đáng lo không?

Khi chúng ta làm chủ một đất nước, chúng ta không tính toán nó chi li theo kiểu như thế. Chúng ta phải bảo vệ đất nước, bảo vệ môi trường sống của con người bất chấp mọi sự mặc cả, bất chấp sự ra đi có thể của Vedan. Nếu một Vedan trong lĩnh vực bột ngọt ra đi mà anh đã sợ, thì nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác căn cứ vào đó làm theo, và Chính phủ đứng trước một sự thương lượng chắc chắn thua. Trong trường hợp Vedan, ý chí của Chính phủ dường như là quyết định.

Nhưng với chính quyền Đồng Nai dường như lưỡng lự về hai yếu tố. Vedan tiêu thụ nhiều nguyên vật liệu là củ mì ở tỉnh cũng như ở Đông Nam bộ, lợi ích đó là nhiều hơn so với của những người trực tiếp chịu ô nhiễm của dòng sông. Sự bao biện như thế có thể chấp nhận được không?

Không. Giả sử Vedan dọn đi thì cả khu đất đó để kinh doanh việc khác. Tôi không nghĩ người Việt Nam bất lực và ngu đến mức giả sử Vedan rút đi không biết làm gì trên địa điểm ấy. Vì thế cho nên, phải điều phối lợi ích lãnh thổ phù hợp với luật pháp, chứ không phải lợi ích mà anh tính toán gián tiếp như vậy trên sức chịu đựng của những người dân bị ảnh hưởng.

Trong vai trò là một công dân, đọc các bài báo về vụ Vedan, nhìn thấy cuộc sống của người nông dân bị ảnh hưởng trong vụ này, thì cảm xúc cá nhân của ông là gì?

Nếu cứ tiếp tục lập luận theo kiểu hàng xén như vậy về lợi ích quốc gia, mà không có hành động cụ thể thì không có người Việt Nam nào muốn về quê nữa. Mọi làng quê sẽ bị tàn phá bởi công nghiệp hoá. Cái đấy tác động tiêu cực vào chính sách công nghiệp hoá của Đảng và Nhà nước. Chúng ta phát triển để làm gì? Chúng ta phát triển để sống, và cùng nhau sống, chứ không phải như thế này.

Tôi cho là Chính phủ và Thủ tướng phải có thái độ rành mạch hơn nữa trong vấn đề Vedan.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Báo động ô nhiễm môi trường văn hoá

    30/03/2014Minh ThiVăn hoá, nói như nhà văn Nguyên Ngọc, là cái phanh của xã hội, của lịch sử. Một khi cái phanh ấy bị hỏng, thảm hoạ xảy ra khôn lường. Những bộc lộ gần đây ở lĩnh vực văn hoá cho thấy cái phanh ấy đang bị hỏng hóc; hoặc giả đó là hệ lụy từ một quá trình du nhập nhiều loại rác văn hoá, mà không qua một màng lọc của hệ thống quản lý hiệu quả...
  • Tiếng thở dài giữa đô thị

    16/08/2009Phương HoaMỗi ngày mở các trang báo, đều thấy cả nước hầm hập bởi thông tin về ô nhiễm môi trường. Nào là những dòng sông chết, nào là những chất thải hủy hoại môi trường sống... Rồi ao hồ, đồng ruộng bị san lấp dành cho các dự án nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp...
  • Một số vấn đề về trách nhiệm xã hội ở doanh nghiệp Việt Nam

    13/07/2009Lê Đăng DoanhTrong bài viết này, sau khi nói về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tác giả tập trung luận giải vấn đề xây dựng xã hội dân sự và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường. Theo tác giả trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức và bước đầu được thực hiện và đó chính là cơ sở để chúng ta tin rằng, cùng với quá trình phát triển đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thị trường và các thể chế của xã hội dân sự.
  • Đừng để người dân lẻ loi

    05/03/2009Nguyễn Tiến Tài - Trịnh ThanhNếu như các cơ quan chức năng đã tốn không biết bao nhiêu công sức, khó khăn để đưa vụ việc xả nước thải trái phép của Vedan ra ánh sáng thì nhiệm vụ tiếp theo có ý nghĩa không kém phần quan trọng cả về pháp luật lẫn đạo lý là buộc công ty này phải khắc phục hậu quả do hành vi phạm pháp của họ gây ra.
  • Con người sinh thái, con người tâm linh

    11/02/2009TS. Hồ Bá ThâmNgày nay đã có khá nhiều sách báo trong và ngoài nước nói về trường sinh học và tâm linh, chẳng hạn, GS. Hoàng Phương cũng đã có cuốn "Con người và trường sinh học", hay "Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai", hoặc gần đây có cuốn của Hằng Nga – "Ngoại cảm, sự thật hay huyền thoại", hoặc Roberto Assagioli với "Siêu cá nhân". Vấn đề này đang là vấn đề hóc búa của khoa học và của triết học, tuy đã có một bước nghiên cứu nhưng có vấn đề chưa đủ mức sáng tỏ về mặt thực nghiệm.
  • Làm gì với Vedan?

    19/09/2008TS Nguyễn Sĩ Dũng"Không bị bắt không phải là kẻ trộm". Câu ngạn ngữ này của người Nga khẳng định rằng quan trọng là phải "bắt tận tay, day tận trán", bằng không một tên trộm có thể tồn tại trên thực tế nhưng lại không tồn tại đối với pháp luật. Với hành vi xả nước thải độc hại xuống sông Thị Vải bị bắt quả tang, Công ty Vedan đã thật sự đối mặt với pháp luật như một đối tượng cần bị xử lý...
  • Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên

    22/07/2007Nguyễn Đình HòaHiện nay, khi mà vấn đề môi trường sốngđã trở thành một vấnđề toàn cầu, cả hai khuynh hướng hoặc là tuyệtđối hoá yêu cầubảo vệ môi trường đến mức cực đoan, hoặclà chỉ quan đến tăng trưởng kinh tế đều không đáp ứngđược nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Bởi phát triển bền vững, trongđó bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mục tiêu bảo vệ môi trường, là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với quyluật...
  • Phát triển xã hội bền vững và hài hòa những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay

    15/06/2007Lương Đình HảiTrong bài viết này, tác giảđã luận chứng để làmrõ rằng, phát triển xã hội bền vững và hài hoà là một xu hướng tấtyếu, khách quan của thời đại. Phát triển bền vững không thể dựa trên khuôn mẫu tư duy cũ, các quan niệm và giá trịcũ, nó đòi hỏi phảicó tưduy mới, khoahọc hơn, nghĩalà cần có một thế giới quan triếthọc mới. Theo tác giả, vấnđề cấp thiết, đặc biệt quan trọng đặt ra hiện nay không chỉ là giữ gìn,bảo vệ, mà cònlà cải thiện môi trường sinh thái.Do vậy,nội dung của quan niệm phát triển xã hội bền vững và hài hoà phảibao gồm tăng trưởng kinh tế, hiệnđại hóa hay phát triển xã hội gắn với việc giữ gìn,bảo vệ và cải thiện môi trường.
  • xem toàn bộ