Nhân dân làm chủ ở đâu?

05:11 CH @ Thứ Ba - 12 Tháng Sáu, 2012

Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường một lần nữa nằm trong quyết tâm bị bỏ khi mà Tổng kết bước hai thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường sáng 6.6.2012...

Phần lớn các địa phương thực hiện việc thí điểm có kiến nghị bỏ HĐND các cấp huyện, quận, phường và thấy rằng, nếu bỏ, mọi việc về quản lý ở địa phương vẫn suôn sẻ - Bộ máy có vẻ vẫn chạy tốt. Cũng có ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu kỹ để tới đây sửa Hiến pháp tiến tới bỏ hoàn toàn HĐND ở các cấp nói trên trong phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên, không phải cứ muốn cắt muốn bỏ thì chỉ cần mấy cuộc tổng kết là đủ.

Hiến pháp Việt Nam từ khi có Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay dần được hoàn thiện trong sự phát triển nghiêm ngặt của cách mạng dân chủ nhân dân chỉ rõ: Nhân dân làm chủ nhà nước thông qua cơ quan đại diện của mình, trên thì có QH, dưới thì có HĐND các cấp. QH là cơ quan quyền lực tối cao, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Ở đó nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

Xem ra như vậy thì không có một cơ quan, đoàn thể nào có thể thay thế vai trò của QH và HĐND.

Ví dụ: Mặt trận Tổ quốc - đơn vị được cho là thay thế một phần công việc giám sát khi bỏ HĐND các cấp đó, thì Mặt trận Tổ quốc không phải là Nhà nước, nhân dân không thể làm chủ chính quyền thông qua một tổ chức chỉ có vai trò tập hợp các tầng lớp trong xã hội vì mục tiêu đại đoàn kết dân tộc...

Tương tự như vậy, nhân dân không và không thể làm chủ vận mệnh của mình ở các đoàn thể, các phường, hội khác...

Cần nói thêm, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm của Đảng Khóa XI chỉ rõ: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước.

Gọn lại, bản chất của chế độ ta là dân chủ, không lý gì chúng ta thu nhỏ lại quyền làm chủ của nhân dân dù là ở bất cứ cấp chính quyền nào!

Hơn 20 năm trước, Ông Phan Ngọc Tường từng tuyên bố chưa bỏ được HĐND thì chết không nhắm mắt. Thời gian trôi qua cho thấy, đã có mấy ai khi có động thái bỏ HĐND đã trọn vẹn trong cuộc đời và sự nghiệp.

Có hai bài học, một cũ và một mới:

Năm 1955 - 1956 chúng ta phá bỏ nhiều đình chùa miếu mạo vì coi nó là dấu tích của phong kiến và dị đoan, hàng loạt đình đền bị triệt phá mà không hiểu được rằng đình làng là nơi hội họp của dân chúng, chùa là nơi ngước lên tìm sự an lạc, đền để thờ để ghi công tích những người vì dân vì nước và miếu mạo là nơi cầm giữ quỷ quái giặc giã. Những năm ấy chúng ta phá đi biết bao di sản của cha ông - Hại thay!

Bài học thứ hai có thể không phải dài dòng đó là sự kiện Tiên Lãng – nơi đang thí điểm bỏ HĐND cấp huyện ở Hải Phòng - Cũng hại lắm thay!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phận dân và luật nước

    21/10/2014Sáu NghệQuốc hội kỳ họp này thảo luận Luật Khiếu nại, một nội dung được dân chúng kỳ vọng. Trước đây, khiếu nại và tố cáo đặt chung trong một luật, qua nhiều lần sửa đổi, nay tách riêng. Người dân kỳ vọng luật được thiết kế sao cho dễ dàng thực thi, giải quyết được tình trạng khiếu nại bức xúc kéo dài nhiều năm qua...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa

    07/02/2012Phan Châu Trinh (1925)Diễn văn của cụ Phan Chu Trinh năm 1925 tại Sài Gòn, sau khi Pháp thấy cụ gần chết vì lao phổi nên đưa cụ từ Pháp về Sài Gòn (để chết). Đến lúc gần chết cụ vẫn đau đáu về tương lai của Việt Nam...
  • Trái lòng dân thì hại nước

    31/01/2012Lê Quý HiềnPhát biểu của luật sư Lê Đức Tiết: Chưa ở đâu tôi thấy có hố ngăn cách giữa người dân (cả người liên quan và không liên quan đến vụ việc) với cán bộ chính quyền lớn như ở Tiên Lãng lần này...
  • Không thể sống chung với dân chủ hình thức

    29/12/2011Minh Cường thực hiệnKhông chống được bệnh dân chủ hình thức thì chính trị và quyền lực chính
    trị sẽ suy thoái chứ không chỉ suy thoái về đạo đức lối sống...
  • Cần phải tiến hành những cuộc cải cách cơ bản

    22/07/2011Nguyễn Trần BạtTrong các phiên họp quốc hội, có thể thấy một hiện tượng là nhiều Bộ trưởng khi trả lời chất vấn dường như đều muốn chuyền trách nhiệm về cho Thủ tướng. Sự lười biếng và né tránh trách nhiệm ấy là một biểu hiện quan trọng của sự tha hoá. Cho nên phải dân chủ hoá. Mà dân chủ nghĩa là gì? Dân chủ không phải là nói chuyện chơi chơi, dân chủ nghĩa là đa nguyên chính trị, và để cầm quyền tiếp tục thì những người cộng sản Việt Nam buộc phải phấn đấu để trở thành những người tiên tiến nhất trong đời sống chính trị. Đấy là lối thoát duy nhất...
  • Để chống lạm quyền và tham nhũng tài sản công

    06/11/2010Vũ Quang ViệtViệt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường giống như các nước kinh tế thị trường khác trên thế giới, nhưng cơ chế quản lý tài sản công thì lại không giống tuyệt đại đa số các nước này...
  • Cộng hòa và dân chủ

    20/10/2010Dr. Mortimer, J. AdlerMột nền cộng hòađơn giản là kiểu chính quyền hiến định trong đó những người nắm quyền là do các công dân chọn lựa. Một chính quyền hiến định là một chính quyền mà trong đó tổ chức căn bản và các bộ phận của nó được luật pháp xác lập. Đó là một chính quyền của luật pháp hơn là một chính quyền của những con người cụ thể nào đó...
  • Xây dựng chế độ Dân Chủ Nhân Dân - tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội

    20/10/2010GS. Nhà giáo ND Nguyễn Ngọc LanhCách hành văn trong dự thảo Cương Lĩnh khiến mọi người buộc phải hiểu rằng khi nào ở VN có CNXH hiện thực, các tiêu chí trên cũng mới hiện thực. Trong khi đó, dự thảo Cương Lĩnh lại nhấn mạnh (một sự thật) là: Thời kỳ quá độ sẽ rất dài, rất phúc tạp, phải dò dẫm và tất nhiên rất gian khổ… Liệu có vì thế mà sinh nản lòng cho mọi người?

  • Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

    02/10/2010Bùi Đức LạiĐất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn...

  • Vấn đề xây dựng nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam và cải cách thiết chế dân chủ

    28/09/2010TS. Hồ Bá ThâmNgười ta đã bàn rất nhiều về dân chủ. Nhưng những vấn đề khó, nhạy cảm thì thường lảng tránh. Chúng ta thấy là các cấp thường thảo luận, quyết sách các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng ít thảo luận quyết sách các vấn đề dân chủ một cách sát thực, cụ thể, nhất là về mặt thể chế...
  • Tập quyền hay phân quyền?

    14/07/2010Nguyễn Quang ACần có một tổ chức để làm công việc biên soạn và tổ chức thảo luận và xin phúc quyết của dân. Thảo luận phải là thảo luận rộng rãi, công khai, người dân phải được tham gia vào các cuộc thảo luận đó và cần một khoảng thời gian đủ cho thảo luận. Đấy thường là công việc của Quốc hội lập hiến. Cuối cùng người dân phải quyết định bằng cách trực tiếp thông qua Hiến pháp trong một cuộc trưng cầu dân ý. Khi Hiến pháp được nhân dân thông qua thì quốc hội lập hiến hết nhiệm vụ.
  • Tiếp xúc cử tri: Bệnh hình thức cũ, nên từ

    18/09/2006Kiên ĐịnhNếu như bệnh thành tích trong ngành giáo dục như một chứng kinh niên làm lung lay nền tảng đạo đức, thì với các Đại biểu nhân dân việc tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân chúng đang bị bệnh hình thức chế ngự như một chứng nan y, mà hậu quả cũng không kém phần nguy hiểm...
  • Cải cách hành chính - những vấn đề cần quan tâm

    26/08/2006PGS. TS. Trần Quang NhiếpCải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế...
  • “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, Chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng kẻ phá hoại”

    06/01/2006Ngô Vương Anh“Dân chủ nghĩa là dân là chủ. Dân chủ là của báu vì đó không phải là thứ tự nhiên có sẵn mà đó là thành quả của cách mạng, nhân dân ta đã phải đấu tranh, hy sinh gian khổ mới giành được. Dân chủ là của báu vì đó là lý tưởng, là ước vọng của toàn thể nhân dân ta về một xã hội tốt đẹp trong tương lai..."
  • xem toàn bộ