Nhìn, ngắm và nhận thức lại sự vật

02:53 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Giêng, 2016

Nhà ngôn ngữ bảo: cái chén là từ cụ thể, còn tình yêu là từ trừu tượng. Nhà ngôn ngữ bảo: đám cưới là từ cụ thể, còn vất vả là tử trừu tượng. Nhà thơ bảo: tất cả các từ ấy đều là từ trừu tượng. Cái chén mới chỉ là khái niệm về một loại đồ vật chứ chưa phải là đồ vật. Nếu tôi đọc to lên cái từ ấy: cái chén, bạn đã hình dung ra chưa?

Nếu tôi nói dài thêm: cái chén màu da lươn sứt quai, bạn mới hình dung ra cái vật tôi nói tới một cách cũng còn khá mờ nhạt.

Trường phái hiện thực trong thơ bao giờ cũng muốn người đời nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, sờ thấy, cảm thấy bằng da, bằng thịt những gì nhà thơ muốn đem lại cho họ. Dường như các nhà lãng mạn thì chỉ muốn người đọc thấy linh hồn của sự vật là đủ và chuỗi hình ảnh mà nhà thơ mang đến như thể được bọc trong một đám sương mù.

Về một phía này, đại thi hào Nguyễn Du là nhà thơ lãng mạn và ông có cả một hệ thống hình ảnh bao bọc trong các đám sương mù. Từ trước đến nay và xa nữa, chẳng một ai nhìn rõ mặt mũi nàng Kiều:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”


Có giời mà vẽ nổi chân dung cho đúng. Cả cái con đường và khung cảnh mà Nguyễn Du vẽ sau đấy cũng chỉ như một vài nét bút lông của tranh quốc họa: Bạc phau câu giá, đen rầm ngàn mây. Chỉ thấy vệt trắng nổi lên dưới bầu trời sắp mưa. Bút pháp lãng mạn tuy chỉ lấy linh hồn của sự vật làm trọng, nhưng họ cũng phải hiểu sự vật sâu sắc mới có thể chắt ra một chút linh hồn kia. Mà cứ ngẫm xem, có nhà lãng mạn nào mà đôi chân không đứng vững chắc trên hiện thực không?

Và về một phía khác, Nguyễn Du lại là một nhà thơ hiện thực. Cứ xem ông tả Tú Bà thì rõ.
Nói như nhà văn Pháp Flô-be: “Hãy nhìn, nhìn như thể sắp nổ con ngươi của mắt mình, may ra mới có thể nhìn thấy một cái mới của sự vật”.

Nhà thơ Liên Xô Ép-ghê-nhi Ép-tu-xen-cô có kể với tôi về xuất xứ của một bản trường ca của ông, trường ca Đôi mắt nhìn tôi. Lần ấy Ép-ghê-nhi bỏ bà vợ thứ hai. Phải nói đúng hơn là bà vợ thứ hai bỏ ông. (Mấy năm sau Ép-ghê-nhi lấy một cô vợ người Nga thua ông gần 40 tuổi, hai người trước đều là người nước ngoài). Nhà thơ trở về ngôi nhà gỗ cũ kỹ của mình bên bờ biển Đen vào lúc hoàng hôn. Ông buồn đến mức chỉ mở cửa ra mà không bước vào nhà. Ngồi ngoảnh mặt về phía biển tối rồi ông bỗng giật mình. Ông biết rất rõ căn phòng tối sau lưng ông không có ai. Vợ ông đã mang đứa con gái nhỏ của ông đi rồi. Thế mà Ép-ghê-nhi cảm thấy có một đôi mắt đang nhìn váo gáy mình. Không cưỡng lại được, ông quay lại, đứng lên và đi vào phòng. Quả là trong góc phòng có hai đốm sáng. Hoá ra đấy là hạt cườm ở mắt con chó bông mà con ông bỏ lại. Ép-ghê-nhi nhìn vào mắt thuỷ tinh của con chó bông và ông nhìn thấy toàn bộ tuổi thơ của mình. Mỗi người chúng ta đều có những đốm sáng thôi miên như vậy, phải nhìn lại, ngẫm lại, chứ sao.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn

    18/04/2014Nguyễn Huy ThiệpMột nhà văn, một người sáng tác phải coi lý luận phê bình như sự tự ý thức của anh ta. Tính chất khoa học trong công việc của nhà văn là ở chỗ này. Chỉ có những "nhà văn - nhà khoa học - nhà bác học" mới hòng xây dựng được những tác phẩm thiên tài...
  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

    22/06/2015Nguyễn Bỉnh QuânCái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Trò chuyện với nhà thơ Lão Thực

    09/12/2006Vũ Ngọc TiếnCó một thời ấu trĩ, hễ ai nhắc đến Hiện sinh còn bị chuốc vạ vào thân, đã kìm hãm sự phát triển văn học Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XX. Đáng tiếc, bước vào đổi mới, có một số người, để tỏ ra mình cấp tiến hơn các bạn viết, đã cố gồng cây bút lên cho có vẻ Hiện sinh, mà có khi Hiện sinh là gì họ còn chưa hiểu hết, sách Hiện sinh chắc gì đã đọc cho nghiêm túc. Ngược lại, có không ít người lại tỏ ra dị ứng, ác cảm với Hiện sinh. Triết học nào lập ra cũng vì con người, hướng dẫn con người đi tìm đến cội nguồn của hạnh phúc...
  • Nhà thơ trong thiên văn học

    11/10/2006
  • Cái đẹp trong khoa học, kỹ thuật

    16/05/2006Tạ Quang BửuCó hai ngành mà quan hệ giữa kỹ thuật và nghệ thuật thể hiện khá rõ nét là ngành chế tạo máy và ngành xây dựng, vừa có nhiều thành tựu vừa được đầu tư ngày càng lớn. Ở hai ngành này, quan hệ giữa cái đẹp và cái chính xác không phải để tự phát và phải được chuẩn bị ngay từ trường học...
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • xem toàn bộ