Những hạt cây gieo bằng sách

10:42 SA @ Chủ Nhật - 16 Tháng Tư, 2017

Liệu những thiết bị kỹ thuật số có làm thói quen đọc sách bị... tuyệt chủng? Câu hỏi này đặt ra từ lâu mà đến giờ vẫn còn nhiều tranh cãi.


Cha mẹ hãy dành thời gian cuối tuần để đi chọn sách, đọc sách cùng con (Ảnh minh họa)

.

Nhưng có lẽ những quyển sách dù nhỏ bé, vẫn là một thứ không dễ gặp phải số phận như loài khủng long.

Trăm không bằng một

Một bà mẹ 40 tuổi bày tỏ tình cảnh khá bi thiết: “Làm sao cho hai đứa nhỏ ở nhà tôi thích đọc sách bây giờ? Nịnh nọt, dọa dẫm, treo thưởng... đủ kiểu rồi mà tụi nó vẫn không màng”.

Hay là sách cho bọn trẻ không phù hợp với lứa tuổi? “Không. Đi hiệu sách là chở hai đứa theo tự lựa thoải mái. Nhưng lần nào tụi nó cũng mang ra chỗ tính tiền toàn đồ chơi”.

Hay là tụi nhỏ bận học nhiều môn quá nên không còn thời gian cho sách? “Không đâu. Vẫn còn thời giờ để chơi đủ thứ mà”.

Hóa ra nguyên nhân là ở chính những người đang than thở. Bà mẹ đó có sở thích luyện phim bộ mỗi tối.

Cứ có phim bộ là mắt chị dán vào màn hình tivi chặt như dính bằng keo dán sắt. Cứ tình cảm éo le, đong đầy nước mắt là chị không thể bỏ qua. Mẹ coi, con cũng khoái lây. Còn ba? Nếu không đi uống vài chai với bạn, ở nhà cha lũ trẻ lại khoái “cày” game.

Đủ loại trò chơi trên mạng từng kinh qua nhưng cứ thấy trò mới hấp dẫn là mắt anh lại sáng như đèn ôtô.

Với trẻ nhỏ, cách thuyết phục hiệu quả nhất là bằng hành động. Điều chúng thấy mỗi ngày sẽ tác động đến chúng hơn hẳn “công tác tuyên truyền” bằng... đài phát thanh! Nếu cha mẹ không đọc sách, rất khó để tụi nhỏ tin được rằng sách rất bổ ích cho thế giới tinh thần.

Cho nên thấy cha mẹ đọc sách thường xuyên, trẻ nhỏ sẽ có một hình mẫu để bắt chước. Việc này càng đơn giản nếu từ lúc chưa biết chữ, trẻ đã được chamẹ đọc sách cho mỗi ngày. Nên tin vào điều này thôi: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ”!

Chọn sách gì?

Có một thực tế rằng không ít bậc cha mẹ bị ám ảnh bởi giấc mơ muốn con trở thành thiên tài. Ngay lúc mang thai, từ chế độ dinh dưỡng, ăn ngủ tới giải trí (nghe nhạc hoặc xem phim hay đọc sách), họ nhất nhất tuân thủ “công thức để con hơn người”.

Hình ảnh quen thuộc là bà mẹ áp tai nghe phát nhạc giao hưởng vào bụng, tay cầm một quyển sách đầy trí tuệ. Những thứ ấy luôn có tác dụng dễ kiểm chứng là tạo nên một giấc ngủ tít mít. Ép mình đọc, nghe thứ mình không thích thì thường xôi hỏng bỏng không.

Trẻ nhỏ cũng thế thôi. Trong cấu trúc não bẩm sinh của mỗi con người đã ngầm quy định những điều cơ bản của tính cách, xu hướng nhưng không có gì là bất biến. Nhiều thói quen sẽ được hình thành từ sinh hoạt hằng ngày.

Đọc là một thói quen bền vững, khi đã có thì rất khó mất. Và ngay cả khi đã có thói quen đọc, mỗi đứa trẻ cũng có vài thể loại sách được yêu thích hơn những loại khác.

Tuy vậy cũng như ăn uống, không “món” sách nào đủ hết cho nhu cầu tinh thần. Lúc mới biết chữ trẻ sẽ hứng thú với truyện tranh. Lớn thêm, truyện dài, sách khoa học, từ điển... càng có sức hấp dẫn.

Có những quyển sách rất thú vị dành cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Nếu cả cha mẹ cùng đọc sách đó với con, chắc hẳn sẽ xuất hiện những bàn luận lý thú.

Người viết bài này đã cùng đọc với con các bộ truyện như Bu Bu, Những câu hỏi tại sao, Truyện cổ Grim, Tây du ký... và nhiều quyển sách khác. Cũng theo thiển ý của người viết, truyện tranh Nhật Bản không phải là lựa chọn tốt cho ngôn ngữ hay tư duy của trẻ nhỏ.

Dù sách mua online bây giờ khá dễ dàng, nhưng niềm vui khi tự tay chọn từng quyển ở nhà sách vẫn là điều khó có gì thay được.

Nếu có thể, cha mẹ hãy dành thời gian cuối tuần để đi chọn sách, đọc sách cùng con. Những hạt cây gieo bằng những quyển sách sẽ tạo thành miền xanh theo hết cuộc đời.

Nguồn:Tuổi trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc sách cho vui hay để thay đổi?

    12/03/2018Trần Nhã ThụyTác giả “Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật” đã không giấu thảng thốt: “Những cuốn sách có tính chất khai sáng xuất bản tại VN bây giờ có số lượng 1.000-2.000 bản so với hàng triệu bản của Nhật Bản thời Minh Trị cho thấy tinh thần Việt Nam vẫn chưa thức tỉnh”...
  • Đọc sách là chìa khóa cho sự phát triển bền vững

    30/01/2017Hải Quỳnh thực hiệnLà một người rất gần gũi và sát sao với các sinh viên, những chia sẻ của cô Hoàng Ánh chắc chắn sẽ mang lại những góc nhìn thực tế cho các độc giả về phong trào đọc trong các trường đại học...
  • Lá thư cũ của Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gửi những ai ‘không có thời gian đọc sách’

    03/01/2017Thiện Tâm biên dịchSau đây chúng ta cùng xem lại lá thư khá nổi tiếng của vị Tân Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ gửi những ai “quá bận rộn không có thời gian đọc sách” vào năm 2004...
  • Giới trẻ đọc sách như thế nào?

    05/11/2015Vũ Thu VânHọ không xa lạ với Internet, nhưng thường chỉ tiếp cận với mục chơi là chính. Thư viện của các trường đại học ngày càng vắng hơn, thậm chí có những sinh viên chưa từng vào thư viện. Và có lẽ không đến 1% số sinh viên biết Thư viện Quốc gia ở đâu. Có một thực tế là nơi đây cũng chung số phận như thư viện ở các trường đại học...
  • Vợ chồng Bill Gates đọc sách gì cho con cái nghe?

    23/10/2015Huỳnh MaiThật bất ngờ khi vợ chồng tỉ phú Bill Gates đến nay vẫn đọc sách cho con cái và chia sẻ cùng chúng những quyển sách hay...
  • Làm thế nào để kích thích việc đọc sách?

    04/09/2015Đinh Bá AnhTình trạng không ham đọc sách của người Việt Nam hôm nay phải tìm nguyên nhân đầu tiên từ hệ thống giáo dục. Giáo dục không dạy cho học sinh từ bé thói quen đọc sách, thói quen chủ động ghi chép, thói quen tóm tắt các ý tưởng trong sách. Giáo dục không dạy cho học sinh tư duy độc lập, tư duy phê phán, thói quen đặt ra các câu hỏi. Giáo dục chỉ thiên về áp đặt chân lý, luân lý, không khuyến khích học sinh nghi vấn, tìm hiểu, phiêu lưu, sáng tạo...
  • 10 lý do bất ngờ và thú vị khiến bạn muốn đọc sách ngay

    30/10/2014Phi TuyếtBỏ qua những lý do to đùng mọi người vẫn dùng để kêu gọi người khác đọc sách: Đọc để lấy kiến thức, để tăng hiểu biết, để rèn luyện trí óc nhanh nhạy, để đi du lịch từ xa, để kết nối với những tư tưởng vĩ đại… Tôi sẽ cho bạn lý do, những lý do từ một góc nhìn khác biệt, có chút tính toán, nhưng thực tế và vô cùng gần gũi...
  • xem toàn bộ