Những đứa con xứng đáng

10:37 SA @ Thứ Bảy - 16 Tháng Bảy, 2011
(TỪ XƯA NGƯỜI VIỆT TA...)

Hồn người xưa nếu có thương có lẽ cũng đã mỉm cười sung sướng.


Bởi vì, thế hệ đã nối tiếp được sự nghiệp đẫm máu, vinh quang của thế hệ trước.

Bởi vì, cái khí thế quật cường, bất khuất, qua bao gió mưa bão táp của các thời đại vẫn được kể truyền từ đời này qua đời kia.

Đến hôm nay, sau 80 năm nuốt đắng ngậm cay, sau bao lần vươn mình lên lại bị đạp xuống, dân tộc anh dũng kia đã đứng dậy.

Rừng cờ đỏ muôn sao đã làm sáng tỏ thêm bộ mặt của đất nước. Và đất nước đã vang lên một lời ca an ủi.

Nhưng tôi bỗng nghĩ đến một lớp người từng góp sức, từng kết hợp, chung vui chung buồn trong mười lăm năm dư, nay phải buộc lòng tự tạm lìa đàn. Đó là những kẻ mang ý tưởng gây dựng một xã hội mới mà trung kiên là lớp người có năng lực sinh sản, mạnh mẽ đủ sức phá hoại để kiến thiết. Trung thành với lý tưởng ấy, họ đã rưới máu đào trong các cuộc biểu tình, họ đã chất thây ở các cuộc bạo động, họ đã chịu mục thịt xương trong các nhà tù đày.

Mười lăm năm qua…

Thời thế đã bao lần biến thiên, hoàn cảnh đã bao lần thay đổi. Mưu cơ họ cũng đã tùy cảnh tùy thời mà biến đổi theo.

Dông tố đã từng cơn chuyển động giang san. Mây mờ đã từng lúc u ám che ngang chân trời xanh thẳm…



Vậy mà lòng họ vẫn mãi mãi sắc son, người họ vẫn xông pha ra đứng mũi chịu sào.

Chịu hy sinh điêu đứng và tủi nhục đau thương, họ chỉ trông vào một phần thưởng: thành công ở từng bước trên đường xa…

Mà nay một ngôi nhà vừa mới dựng lên, cái trại bên cạnh ngôi nhà, nơi kết hợp, nơi tụ tập những bàn tay kiến thiết, cái gia đình đã chất chứa bao mối chung vui chung buồn, tự tay họ dựng lên trong mười lăm năm nay đã bị tự tay họ dỡ đi.

Họ không khó, không than, không tiếc. Tự họ đã hạ trại ấy xuống với lòng kiêu hãnh vì họ đã được dịp tỏ lòng hy sinh, kiêu hãnh; vì đã được dịp tỏ sự tin tưởng ở lực lượng mình. Rồi mỗi người chia mỗi ngả len lỏi cùng với muôn người khác đi tìm nguyên liệu ở các nơi để đắp cho ngôi nhà thêm vững chắc.

Tại sao phải có sự tạm lìa đàn ấy?

Đắng cay, chua chát, tôi nói sao nên lời bây giờ! Nhưng lịch sử mai sau sẽ ghi một hy sinh vô cùng to tát, vô cùng đau đớn ấy của họ.

Mà họ là ai?

Lòng trai sẽ rung lên khi đọc đến tên Họ. Và cần gì phải nói ra!

Các bạn ơi, ai mà không biết họ, những đứa con xứng đáng của giống nòi?

Nhà văn, nhà báo tài hoa Lưu Quý Kỳ
(Tạp chí Ánh Sáng, số 1-1946)




Và nay: Lòng yêu nước bao đời truyền lại, cần được con cháu tiếp tục, không như thế này...

Đừng vô cảm và sợ hãi như thế!
Gửi người thanh niên tại điểm chờ xe buýt trên đường Trần Phú lúc 11:15 ngày 19/6/2011

(Nguyễn Quang Thạch)


Hai cha con đi biểu tình chống Trung Quốc. 19.6.2011

Ngày 19/6, sau khi kết thúc biểu tình, hai bố con tôi đến đón xe buýt số 22 trên đường Trần Phú để về rạp chiếu phim Quốc gia cho con trai tôi xem phim Kungfu Panda phần 2, phần thưởng vì cu cậu đã đi biểu tình cùng bố. Trong lúc đợi xe, có những người trong đoàn biểu tình vừa giải tán đi qua, có 1 thanh niên trạc tuổi 20 mặc áo phông hiệu Pierre Cardin cũng đang đợi xe nói với bạn đi cùng “Ôi, biểu tình biểu tót rách việc”, “cứ chường mặt ra đó, bọn Trung Quốc nó tìm đến nhà nó diệt cho”. Người bạn đi cùng phản ứng lại “sao bạn lại nói thế?”. Người kia lại tiếp “Ôi, nhà tớ người thì chống Mỹ, người thì chống Tàu, nhưng bây giờ có thấy gì tốt đẹp hơn đâu?” Người bạn lắc đầu và cả hai chạy lên xe buýt.

Rất tiếc tôi đã không hỏi được tên của hai em và địa chỉ cụ thể đưa vào bài viết nhưng anh vẫn mong rằng các em sẽ đọc được bài viết này ở đâu đó trên mạng internet.

Tôi xin bắt đầu câu nói thứ nhất của em “ôi, biểu tình biểu tót rách việc”.

Em ơi sao em vô cảm đến thế? Em phải tìm hiểu tại sao người dân Việt Nam vốn không ưa biểu tình mà lại tập trung trước Đại Sứ quán TQ để phản đối bọn chúng chứ? Em biết không: Ngày 8 tháng 1 năm 2005 bọn cảnh sát biển TQ bao vây và nổ súng tấn công 2 tàu đánh cá của ngư dân Thanh Hóa đang đánh cá trong khu vực Vịnh Bắc Bộ làm chết 9 người, 7 người bị thương và bắt giữ 8 người. Bắn giết xong, chúng còn mang cả tàu lẫn xác chết ngư dân về Hải Khẩu của chúng. Nhiều năm nay, chúng nó cướp bóc và quấy nhiễu tàu cá của chúng ta ngay trên lãnh hải của mình. Gần đây, chúng nó cắt cáp tàu Bình Minh và phá cáp tàu Viking ngày trong thềm lục địa của chúng ta.

Tội ác mà bọn Trung Quốc gây ra cho đất nước chúng ta từ năm 1979 đến nay không hề chấm dứt, chúng nó đã giết 64 chiến sỹ hải quân của chúng ta ở Trường Sa vào năm 1988…

Thử hỏi rằng nếu một trong những người nhà của em là nạn nhân của bọn Trung Quốc tàn ác kia thì em có đau xót không? Em ơi hãy đọc và ngẫm nghĩ của nói này hàng ngày “Chỉ có thú vật mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại, mà chỉ lo chăm sóc cho bộ lông của mình”(Các Mác) để không thốt lên những câu nói vô cảm như em đã phạm phải em nhé.

Câu đầu tiên thì anh giận em nhưng câu này thì anh thông cảm với em một phần và cũng ngỡ ngàng vì suy nghĩ của em.

“cứ chường mặt ra đó, bọn Trung Quốc nó tìm đến nhà nó diệt cho”.

Anh thông cảm với nỗi sợ của em vì phàm là con người thì ai cũng tham sống sợ chết. Ai cũng muốn mình được an toàn và sung sướng do đó em sợ bọn Trung Quốc nó hại người biểu tình chính là em sợ nó hại em. Sự sợ hãi dường như đã ăn sâu vào tâm thức của em nên giữa thanh thiên bạch nhật trong thành phố hòa bình mà em vẫn lộ ra sự sợ hãi đó. Có lẽ, hàng hiệu em mặc, các thiết bị điện tử em đang dùng và thân thể nhễ mỡ của em đã làm em ích kỷ và luôn sợ hãi? Tuy nhiên, anh vẫn thông cảm lẫn thương cảm em hơn là giận em.

Nỗi lo của em cũng có phần đúng vì anh biết rằng trên các tuyến xe buýt của chúng ta, bọn Trung Quốc nói tiếng Việt như người Hà Nội không ít. Hơn nữa, Trung Quốc đã tồn tại những chính thể giết người như cắt cỏ, gần đây thôi, vị tiên trong mắt tầng lớp công nông Trung Quốc, tên đồ tể Mao Trạch Đông đã làm cho hàng chục triệu người dân chết thê thảm trong đói kém của Đại nhảy vọt và tuyệt diệt hàng chục triệu trí thức lẫn công chức trong Cách mạng văn hóa. Một chính thể đã để dân phải làm thịt con mà ăn thì hậu duệ kế thừa chính thể đó không thể không tàn ác.

Cũng có thể rằng, những người biểu tình Trung Quốc có thể bị chính bọn chúng làm hại bằng cách: (i) ném heroin, sách báo đồi trụy hoặc các tài liệu chống nhà nước vào nhà để người Việt chúng ta hại nhau; (ii) Chúng có thể gây lộn đánh nhau với người biểu tình để người Việt vào nhà đá vì tội gây rối công cộng; (iii) Chúng cũng có thể bắt cóc người biểu tình rồi chích cho một liều kích dục cực mạnh vào người và cho ở cùng với một cô gái vẫy nào đó, để hình ảnh của người yêu nước trở thành kẻ tội đồ, xấu xa trên mặt báo và trong xã hội vv & vv.

Em ạ, có lẽ nhiều người biểu tình đã lường trước những rủi ro mà họ có thể gặp nhưng họ đã vượt qua sự sợ hãi để thể hiện bổn phận công dân tối thiểu của mình khi đất nước đứng trước họa xâm lăng của Đại Hán tàn độc. Dân tộc mình còn có phúc đấy em ạ.



Đến câu nói thứ ba, anh lại thấy em không hiểu gì về giá trị của hòa bình và vô ơn trước sự hy sinh của hàng triệu đã ngã xuống để có nước Việt hôm nay “ôi, nhà tớ người thì chống Mỹ, người thì chống Tàu, nhưng bây giờ có thấy gì tốt đẹp hơn đâu?”. Em ơi, người nhà của em chống Mỹ, chống Tàu là chuyện đương nhiên vì cả dân tộc này đều làm điều đó và ít nhất em và 86 triệu người khác đang được hưởng hòa bình. Hàng chục triệu người được đến trường học hành. Chúng ta không đói khổ như những năm chiến tranh và bao cấp. Nước ta chưa giàu có bằng Nhật, bằng Hàn Quốc, bằng Tây Âu, bằng Mỹ, chưa tuân thủ luật giao thông như nước bạn Lào, nhưng nước ta vẫn hơn Bắc Hàn đang đói khát, Miến Điện và một số nước Châu Phi. Em hãy xem đó làm niềm tự hào nho nhỏ chứ.

Những người trong nhà em tham gia chiến đấu để mang lại mọi lợi ích cho bố mẹ em và cho em đấy. Hãy biết ơn họ và đừng phỉ nhổ vào những họ đã làm bằng sự vô cảm và sợ hãi như thế. Có lẽ bố mẹ em là gian thương hoặc quan chức tham nhũng nên tạo ra em một người thanh niên mà vô nhân cách đến vậy.

Em nên tự biết rằng những thứ em đang sở hữu trên người đã đủ cho 10 người dân Thanh Hóa đang thiếu đói có gạo ăn một năm đấy. Em đừng đòi hỏi quá nhiều khi chưa làm được gì cho xã hội này tốt đẹp lên.

Cuối cùng, anh muốn nói với em rằng “ĐỪNG TIẾP TỤC VÔ CẢM VÀ SỢ HÃI!”. Bởi vì, khi đã vượt qua nỗi sợ hãi thì bọn Tàu có làm hại em bằng móc mắt, bằng chặt chân tay, bằng heroin hay thuốc kích dục, thì em vẫn xem nó là sự hy sinh cần thiết cho đất nước được vẹn toàn lãnh thổ mà cha ông chúng ta đã khai phá và gìn giữ.

Khi em xem sự hy sinh cho Tổ Quốc là bổn phận đương nhiên của đời ngườithì tự nhiên trong lòng em trào dâng sự cảm phục và yêu mến những người đi biểu tình; em sẽ biết xót xa trước những điều xấu xa tệ hại, bất công đang diễn ra xung quanh đời sống của mình; và em sẽ biết khóc và căm giận khi nghe tin những ngư dân mình bị cướp giết ngay trên lãnh hải của chúng ta.

Kỳ vọng vào sự thay đổi ở nơi em vì bên cạnh em có một người bạn khác em!















Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Học cách nói thật để yêu Tổ quốc mình

    26/07/2019Phan ĐăngTôi muốn bắt đầu bài viết có chủ đề rất vĩ mô này bằng một câu chuyện rất vi mô. Đó là khoảng 2 năm trở lại đây, tôi có thói quen hay ngồi ở một hàng trà đá bên Bờ Hồ vào các buổi tối để ngắm người đi đường – ngắm cái “dòng chảy thiên hạ” với muôn hình vạn trạng những biểu hiện khác nhau...
  • Tổ quốc

    16/10/2015Nhà văn Thiếu SơnTrong cái giáo dục này, phải giữ tâm cho chính, ý cho thành, yêu là yêu thật, thương là thương thật, rồi ta mới thấy nảy nở ra những thanh tình mỹ cảm, đối với mình đủ gây nhân cách cho mình, đối với đồng bào biết tương thân tương ái, đối với quốc gia biết làm người công dân xứng đáng...
  • Lý tưởng của thanh niên An Nam (phần 1)

    16/09/2015Nguyễn An NinhVăn hoá là tâm hồn của một dân tộc. Giống như một con người có tâm hồn cao thượng thì mới biết những thú vui thanh cao trong cuộc sống, một dân tộc có nền văn hoá cao thượng thì mới hưởng được những đặc ân mà một dân tộc thấp kém hơn không thể biết được. Như vậy một dân tộc muốn sống, muốn độc lập, muốn rạng danh trong nhân loại, cần phải có một nền văn hoá riêng của mình...
  • Sức mạnh của chúng ta

    13/07/2011Dương Trung QuốcMột bạn rất trẻ đặt cho câu hỏi: Vì sao ngày xưa chẳng có ai giúp đỡ, viện trợ mà chỉ bằng nội lực, ông cha mình vẫn đánh thắng được giặc Nguyên-Mông (thế kỷ XIII), giải phóng đất nước khỏi tay giặc Minh (thế kỷ XV) hay Quang Trung vẫn thần tốc đánh một chập cả hai đạo quân xâm lược ở phương Nam và phương Bắc (thế kỷ XVIII)?
  • Có nên bao cấp lòng yêu nước?

    06/07/2011Phạm Gia MinhKhông thể có chỗ đứng cho cơ chế bao cấp đối với lĩnh vực thiêng liêng nhất trong trái tim và khối óc mỗi người Việt chúng ta, đó là lòng yêu nước. Bởi lẽ biển cả trí tuệ và lòng dũng cảm của nhân dân bao giờ cũng vô địch, nó có thể đưa cả con tàu vượt ngàn trùng nhưng cũng có thể lật thuyền ngay cả nơi nước cạn...
  • Tổ quốc và vợ - chọn ai?

    04/07/2011Lê DũngNếu phải trả lời câu hỏi này thì e rằng có rất nhiều thằng đàn ông thời nay lúng túng. Đầu tiên quan trọng là cái khái niệm Tổ quốc là gì, có quan trọng thế nào đối với thằng ấy.
  • Học lại “một bài học"

    28/06/2011Nguyễn GiaỶ mạnh, hiếp yếu, lấy thịt đè người vốn là câu chuyện không lạ. Con sói độc đuối lý, nhưng nó biết rằng nó có nanh vuốt nên đủ sức làm hại chú cừu kia. Nhưng hãy nhớ, đó là “xã hội” của loài vật, của những loài ăn thịt tham lam, vốn chỉ quen với luật rừng.
  • Đau đáu Hoàng Sa

    23/06/2011Phan Trang HyLệ thường, ngày nào cũng vậy, lão Ban lại ra biển. Không nhìn thấy biển là lão cảm thấy sao sao ấy. Lão dễ nổi cáu với vợ. Chỉ cần nhìn thấy biển, nhìn ra ngoài khơi xa là lão mới dịu đi những cáu ghét của cuộc đời. Lão đi biển không phải để nhìn thiên hạ tắm, không phải tập thể dục dưỡng sinh, cũng không phải bông lơn chọc ghẹo những mụ hồi xuân. Lão nhìn biển như thể cho vơi bớt nỗi lòng của mình, khi chẳng biết tỏ cùng ai...
  • Tổ quốc và "Giai điệu tổ quốc"

    02/09/2010Nguyễn Đăng TấnAi cũng có một tình yêu tổ quốc trong tim. Tổ quốc chính là mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi làng quê thân thuộc… Mỗi người ở mỗi cương vị khác nhau đều thể hiện tình yêu đó đó bằng cách riêng của mình.Đối với nghệ thuật, đây là lĩnh vực có đặc thù riêng để người nghệ sỹ nói lên tình yêu của mình...
  • xem toàn bộ