Phân quyền và tam quyền phân lập trong tổ chức Nhà nước

11:59 SA @ Thứ Sáu - 08 Tháng Sáu, 2012

Từ cổ đại, nhà triết học Hy Lạp Aristote là người đưa ra thuyết nhà nước quản lý xã hội bằng 3 phương pháp: luật pháp, hành pháp và phân xử. Nhà triết học người Anh John Lock (1632-1704) đã tách bạch các thể chế chính đáng (quân chủ, quý tộc, cộng hoà) và biến chất (độc tài, quá đầu, dân trị)*). Ông cho rằng quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân và để chống biến chất chính phủ phải thực hiện phân quyền theo 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và liên hợp. Và nhà tư tưởng Pháp Montesquieu (1689-1755) đã phát triển toàn diện học thuyết phân quyền. Theo Montesquieu, một khi quyền lực tập trung vào một mối, kể cả một người hay một tổ chức, thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn...

Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Mongtesquieu xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân.

Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Pháp luật là thước đo của tự do. Cũng như Aristote và J. Locke, Mongtesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền : lập pháp, hành pháp và tư pháp.

  • Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia . Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân - Quốc hội.
  • Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.
  • Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.


Tư tưởng phân quyền của Mongtesquieu là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến và có thể khẳng định ông là người đã phát triển và hoàn thiện thuyết: ”tam quyền phân lập”. Học thuyết về sự phân chia quyền lực gắn liền với lí luận về pháp luật tự nhiên đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự độc đoán, chuyên quyền của nhà vua.

Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc "phân chia quyền lực" đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản, lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787. Học thuyết pháp luật - chính trị (thuyết "phân quyền") với quyền lực nhà nước được hiểu không phải là một thể thống nhất, mà là sự phân chia thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháptư pháp, các quyền này được thực hiện độc lập với nhau,kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Trên thực tế, việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước được áp dụng khác nhau trong hệ thống các nước cộng hoà tổng thống, theo nguyên tắc "kiềm chế và đối trọng", tức là các quyền kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa các quyền.

Thực tiễn phân quyền

Hãy xem người công dân trong các nước cộng hòa kia ở trong cảnh ngộ: Cơ quan cầm quyền vừa là kẻ thi hành luật và tự cho mình là kẻ lập pháp. Họ có thể tàn phá quốc gia bằng những ý chí chung sai lầm của họ. Mà họ còn nắm cả quyền xét xử nữa thì họ có thể đè nát mỗi công dân theo ý muốn của họ” (Bàn về tinh thần pháp luật, Montesquieu, NXB lý luận chính trị, 2006, trang 107).

Lord Acton, một sử gia người Anh sống vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã từng nói: "Quyền lực có xu hướng tha hóa; quyền lực tuyệt đối dẫn đến tha hóa tuyệt đối".

Qua toàn bộ lịch sử của loài người, quyền lực đã từng bị lạm dụng không chỉ bởi những nhà độc tài, mà ngay cả những quan chức chính phủ hoặc thành viên quốc hội, những người được bầu lên một cách tự do. Sẽ còn nguy hiểm hơn cho xã hội nếu phần lớn hoặc tất cả quyền lực tập trung trong tay của một người hay một nhóm người. Câu hỏi không phải là tại sao - mà như thế nào.

Ở Mỹ, sự phân chia quyền lực bảo vệ lợi ích của thiểu số và tránh cho quốc gia không chuyển từ "tả" sang "hữu" một cách đột ngột.


Ở bất kỳ xã hội dân chủ thực sự nào, luôn có một mức độ nhất định về phân chia quyền lực. Khi nói tới phân chia quyền lực, người ta thường nghĩ tới học thuyết phân quyền làm ba nhánh độc lập và bình đẳng: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, nhìn rộng hơn, chúng ta còn thấy những dạng phân chia quyền lực khác.

Quyền bỏ phiếu của người dân là ví dụ thứ nhất. Được trang bị quyền bỏ phiếu, người dân có thể lựa chọn người đại diện của mình vào các vị trí chính quyền, cũng như loại bỏ họ. Đó là phương pháp cơ bản phân chia quyền lực giữa người được bầu và người bỏ phiếu.

Quyền lực của báo chí là một ví dụ khác. Báo chí có thể nói nắm quyền lực vô hạn. Các quốc gia độc tài, bạo chúa, mất dân chủ luôn muốn kiểm soát báo chí để phục vụ chương trình tuyên truyền riêng cho họ. Trong một xã hội dân chủ, giữ cho báo chí độc lập với nhà nước là một phương pháp thiết yếu đảm bảo sự phân chia quyền lực. Ở Mỹ, chính phủ Mỹ bị cấm không được nắm giữ bất kỳ tờ báo, đài phát thanh hay truyền hình nào.

Việc lựa chọn các ứng cử viên từ các đảng phái chính trị, nền tảng tri thức, chủng tộc v.v... khác nhau vào Quốc hội là một biện pháp khác để phân chia quyền lực. Và còn có nhiều cách phân chia quyền lực khác giữa chính phủ trung ương và địa phương, giữa các bộ ngành bên trong chính phủ v.v....

Quyền lực thực sự nằm trong tay của các thành viên thuộc ba nhánh kia. Trong một quốc gia nơi có một nhánh nắm quyền lực tối thượng, sẽ xảy ra hai vấn đề. Thứ nhất, đó là không có sự kiểm tra và cân bằng quyền lực. Quốc gia như thế có thể nghiêng quá nhiều về phía tả hoặc hữu và thậm chí có thể trở nên cấp tiến hoặc cực đoan. Thứ hai, đa số có thể đè bẹp thiểu số dưới nắm đấm thép của mình.

Hãy thử nhìn vào một quốc gia mà Quốc hội nắm quyền tối thượng. Sau khi bầu cử, một đảng chính trị thắng cử và nắm đa số ghế trong Quốc hội. Thành viên của Quốc hội từ đảng này sẽ bổ nhiệm hoặc chỉ định nội các và các quan tòa. Nhánh hành pháp và tư pháp được coi là công cụ của Quốc hội và bắt buộc phải thực thi "ý chí của dân" - những luật do nhánh lập pháp thông qua. Khi có các nhánh khác như liên minh của mình, đa số trong Quốc hội kia bắt đầu "ép" và thúc đẩy chương trình chính trị của đảng mình. Cả nước sẽ nhanh chóng đi theo một hướng. Thật không may, đây là hướng sai lầm. Ai đó có thể lý luận rằng, trong một xã hội dân chủ, người dân chỉ phải đợi đến lần bầu cử kế tiếp để bỏ phiếu loại đảng đó ra khỏi Quốc hội. Nhưng chỉ sợ lúc đó thì đã quá muộn. Tới lúc mọi người đi đến điểm bỏ phiếu, báo chí đã bị kiểm soát và "định hướng" bởi đảng đó. Quân đội bị buộc phải trung thành với đảng đó. Quyền bỏ phiếu bị hạn chế, thậm chí xóa bỏ - và thậm chí hiến pháp có để bị sửa đổi để cho đảng có quyền thống trị đất nước vĩnh viễn.

Để bổ sung cho hệ thống chính trị này, "bầu cử giữa kỳ" hoặc "trưng cầu dân ý" được đưa ra nhằm cho phép giao trả quyền lực một cách nhanh chóng về tay người dân. Tuy nhiên, trưng cầu dân ý mang tính ngoặt khó lường và chỉ nên dùng như biện pháp cuối cùng. "Bầu cử giữa kỳ" có thể đưa một đảng khác lên nắm quyền. Tuy nhiên, ở bất kỳ thời điểm nào, loại Quốc hội này là Quốc hội của đa số. Nó luôn thể hiện lợi ích của đa số. Vậy làm thế nào để bảo vệ lợi ích của thiểu số? Vấn đề này trở nên rõ nét ở quốc gia nơi có một đảng rất mạnh, hoặc chỉ có hai đảng. Ví dụ như ở Mỹ, khi đảng Cộng hòa nắm Quốc hội, đảng Dân chỉ sẽ "lĩnh đủ" và ngược lại.

Học thuyết phân chia quyền lực là nền tảng của hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Mỹ độc lập và bình đẳng về quyền lực với nhau. Tổng thống có quyền phủ quyết luật đã được Quốc hội thông qua. Cần phải có 2/3 số phiếu ở Quốc hội để bác bỏ sự phủ quyết của Tổng thống. Tòa án Tối cao có thể phán quyết một bộ luật nào đó vi hiến. Tất cả các bộ luật đều được tranh cãi gay gắt và thử thách trước khi nó có thể được thông qua. Đây chính là điều bắt buộc phải có: "kiểm tra và cân bằng". Nó giữ cho quốc gia không chuyển hướng quá nhiều, quá nhanh sang "tả" hoặc sang "hữu".

Khi một đảng nắm đa số trong Quốc hội, hai năm sau trong kỳ bầu cử giữa kỳ, người Mỹ thường bỏ phiếu cho đảng kia. Lịch sử cho thấy, không có đảng nào nắm giữ cả Quốc hội và Nhà trắng trong thời gian quá một nhiệm kỳ. Một tổng thống Cộng hòa với quyền phủ quyết sẽ đảm bảo lợi ích của thiểu số (những người cộng hòa) khỏi bị chi phối bởi đa số Dân chủ trong Quốc hội.

(Theo nguồn Wikipedia)
*)Một vài dạng chính thể:
- Quân chủ: Quyền lực nhà nước nằm trong tay một người cai trị (vua) vì lợi ích chung.
- Cộng hòa: Các công dân (nhóm người, tập thể) cai trị thành bang vì lợi ích chung. Hiện nay các chính thể Cộng hòa là sự kết hợp của 2 loại: Cộng hòa quý tộccộng hòa dân chủ.
- Quý tộc (cộng hòa quý tộc): Quyền lực nhà nước nằm trong tay một số ít người được bầu (Đại cử tri) có những phẩm chất tốt nhất, cai trị vì lợi ích chung.
- Dân chủ (cộng hòa dân chủ): Con người chỉ thực sự được tự do trong xã hội có dân chủ. Mục đích của chính thể dân chủ, thể chế dân chủ là phục vụ số đông, thể hiện ý chí của số đông dân chúng.
- Độc tài: Là hình thức cai trị độc đoán do các kẻ cầm quyền không bị pháp luật, hiến pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội trong quốc gia ràng buộc.
- Quả đầu: Là hình thức cai trị của một số ít người nhưng lại vì lợi ích riêng.
- Dân trị: Là hình thức "dân trị vì" thể hiện mong muốn, ý chí là chính quyền vì dân, do dân nhưng người dân hầu như không được tham gia đề cử và phế truất đại diện của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước, không được đảm bảo đang được cai trị vì lợi ích chung.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    31/08/2017Nguyễn Phan Khiêm, Lưu Thái BảoNgay sau ngày Quốc khánh 2-9-1945 cho đến nay, trong mọi văn bản hành chính, dưới quốc hiệu là tiêu đề “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như một khát vọng lớn lao của dân tộc. Trước thềm năm mới 2010 đầy hoài niệm những thành công trong quá vãng và thao thức hy vọng vào tương lai, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, tác giả cuốn “Cội nguồn cảm hứng” chứa đựng nhiều suy ngẫm sâu sắc, thú vị xung quanh ba giá trị “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” nêu trên…
  • Từ quốc khánh Mỹ nghĩ về sức mạnh Việt Nam

    04/07/2016Hiệu Minh (từ Mỹ)Hòa bình đã qua mấy thập kỷ. Đã lúc nào chúng ta tự hỏi, sức mạnh năm xưa có còn không? Và giá trị thời đại của Việt Nam bây giờ là gì trong thế giới toàn cầu hóa này? Sức mạnh đoàn kết ấy ở đâu. Mấy chục năm qua, có ai dám đặt lên vai trọng trách quốc gia cho tuổi trẻ như Cụ Hồ đã từng tin chàng trai Nguyễn Hữu Đang khi xây dựng lễ đài Ba Đình.
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Vài ý nhỏ nhân đọc bài Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam

    21/01/2015Nguyễn Ngọc LanhKhái niệm Chân - Thiện - Mỹ ra đời chính là để xác định một cách tổng quát nhất phẩm cách của trí thức. Trí thức chỉ tôn thờ (và dám hy sinh để bảo vệ) sự thật, cái thiện và cái đẹp. Đã là trí thức, không thể nín nhịn khi sự thật bị che dấu, cái giả dối lộng hành; cái thiện bị cái ác lấn lướt, cái đẹp chìm lấp trong cái xấu.
  • Tham nhũng dưới góc nhìn tâm lý xã hội

    24/10/2014Nguyễn Đăng TấnTham nhũng, là biểu hiện nguy hiểm nhất của sự tha hoá quyền lực, sự thoái hoá, biến chất của công chức đó là “quốc nạn” của cả dân tộc. Đã hàng chục năm nay nhiều biện pháp đã được vạch ra, nhiều cơ quan đã được thành lập để phòng và chống tham nhũng...
  • Về một số thuật ngữ triết học, chính trị - xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài

    27/08/2013Nguyễn Tấn HùngTrao đổi về một số thuật ngữ triết học, chính trị - xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài, trong bài viết này, tác giả đã khẳng định cách phiên âm tên địa phương và tên người ra tiếng Việt tuy đã có nhiều đổi mới, nhưng vẫn còn chưa thống nhất; việc phiên dịch các thuật ngữ thì một số thiếu chính xác, một số sai cơ bản, một số khác tuy không sai nhưng cũng cần phải tìm hiểu mới có thể sử dụng đúng được.
  • Một vài suy nghĩ về sinh hoạt Quốc hội

    04/11/2010Nguyễn Trần BạtQuan sát sinh hoạt quốc hội ở nước ta, nói chung tôi thấy có nhiều tiến bộ so với 20 năm về trước, nhưng cũng thấy có hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, quốc hội là một trong ba nhánh của quyền lực nhà nước, theo thông lệ của nhiều nền văn hoá chính trị thì ba nhánh ấy độc lập với nhau, đặc điểm này được gọi là "Tam quyền phân lập"...
  • Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản âm thầm rút khỏi vũ đài lịch sử

    23/09/2010Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, loài người chứng kiến sự kiện Liên Xô - cường quốc có diện tích khổng lồ trải rộng trên lục địa Á - Âu, có lực lượng vũ trang hùng mạnh... nhanh chóng sụp đổ mà không phải đối mặt với một cuộc xâm lăng hay gặp một biến cố tự nhiên đặc biệt nào. Cho đến nay, nhiều học giả trên thế giới vẫn cố gắng nghiên cứu, lý giải nguyên nhân tan rã của Liên Xô.
  • Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền

    10/05/2010Nguyễn Sĩ Dũng60 năm đã trôi qua kể từ mùa thu năm ấy. Sống mãi với thời gian là các giá trị của Cách mạng tháng Tám: độc lập, tự do, dân chủ. Sống mãi với thời gian là tư tưởng pháp quyền kết tinh trong bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản hiến pháp đó còn được gọi là Hiến pháp 1946.
  • Văn hóa chính trị ở phương Tây ngày nay

    01/02/2010Nguyễn Tiến DũngVăn hóa chính trị là những dấu hiệu phân biệt, đặc trưng cho nhận thức chính trị, cũng như mọi hoạt động chính trị - xã hội của con người trong một xã hội. Trung tâm của văn hóa chính trị không chỉ là tổng số những tri thức của con người về chính trị, mà còn là những định hướng tự do và ý thức hệ của cá nhân, khả năng hoạt động chính trị, kể cả những ứng xử theo thói quen của họ. Khái niệm văn hóa chính trị nói lên trình độ nhất định của sự phát triển cá nhân...
  • Khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc nhìn triết học

    07/11/2009Trần Ngọc LiêuTrong bài viết này, tác giả đã xuất phát từ góc độ triết học để phân tích nhằm góp phần làm rõ thêm khái niệm “nhà nước pháp quyền" trên một số khía cạnh cơ bản: định nghĩa khái niệm, nội dung và bản chất của nhà nước pháp quyền. Theo tác giả, nhà nước pháp quyền là một trình độ phát triển tất yếu đạt tới của nhà nước...
  • Dân chủ đến từ đâu?

    09/03/2009Nguyễn Tiến LậpMặc dù các nền dân chủ trên thế giới đã có bề dày lịch sử trên hai trăm năm, vấn đề Dân chủ vẫn tiếp tục là bài toán khó giải đối với nhiều quốc gia . Thậm chí, còn có sự đặt lại những câu hỏi căn bản như Dân chủ là gì và nó có tính tất yếu - phổ quát hay không, trong đó bao hàm cả tâm lý ngờ vực và sự ngộ nhận... Ngoài ra, từ góc độ thực tiến, các bế tắc về con đường phát triển bên ngoài dân chủ cũng đã bắt đầu được nhận diện. Và đó là lý do để chúng ta nên bàn tiếp về đề tài quan trọng này.
  • Sự sống, môi trường, đẳng cấp loài và sự văn minh

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhAi cũng biết Môi trường là Điều kiện Đủ, đặc biệt quan trọng để tạo ra sự Sống ( ý tôi muốn nói rằng chỉ sau Điều kiện Cần là ý muốn của Thượng Đế - điều được đề cập trong các Thánh Kinh ). Sự Sống tác động trở lại, với phương thức sống và cách tổ chức của mỗi Loài cải thiện thêm hay hủy hoại đi, hay làm suy kiệt Môi trường đó.
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • xem toàn bộ