Bài phát biểu của nhạc sĩ Phạm Tuyên nhân dịp tôn vinh Danh nhân văn hóa Phạm Quỳnh

02:43 CH @ Thứ Ba - 03 Tháng Tư, 2018
Phạm Quỳnh sinh ngày 30/1/1893 (năm Nhâm Thìn) tại Hà Nội và mất tại Huế ngày 6/9/1945 (năm Ất Dậu), tức là sinh dưới thời Pháp thuộc và mất sau ngày nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. Từ ngày mất, gần như Phạm Quỳnh “biến mất” trên trường chữ nghĩa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trừ một trường hợp độc đáo: nhà văn “tả thực” lớn nhất nước ta, đang lúc ở đỉnh cao danh vọng, được nhân dân cả nước yêu mến, thì Nguyễn Công Hoan cho ra mắt tác phẩm cuối đời, ngay giữa Thủ đô Hà Nội, tác phẩm Đời viết văn của tôi(NXB Văn Học-1972). Trong đó, ông dành hai trang 160-161 thành thật viết rõ là mình sáng tác truyện ngắn nổi tiếng Kép Tư Bền, chỉ vì thương… Phạm Quỳnh!
.
Mãi đến năm 1996, đất nước đổi mới tròn mười năm, cuốn sách ấy được NXB Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tái bản với số lượng khiêm tốn, nhưng hai trang 181-182 vẫn còn nguyên văn phần nói về nhà văn viết Kép Tư Bền, chỉ vì thương Phạm Quỳnh.
Sau đó 10 năm, năm 2005, trong một mục nhỏ Ý kiến – Trao đổi của một tạp chí nhỏ ở tỉnh lẻ Hải Dương tờ Khoa học và Ứng dụng số 2 đã đăng trên hai trang 9-10 bài Phạm Quỳnh chủ bút báo Nam Phong của Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam, một người cùng quê Hải Dương với Phạm Quỳnh. Bài này, sau đó đăng lại trên tạp chí Tia Sáng của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 20/6/2006. Và ngày 10/7/2006 lại đăng trên tạp chí Khoa học và Tổ quốc cơ quan của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
.
Hai nhà văn hóa Phạm Duy Tốn và Phạm Quỳnh (phải) năm 1922
.
Cuối năm 1992, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã viết một tham luận gửi hội thảo (không thành) do Viện Văn học tổ chức tại Hà Nội. Sau này, bài được đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số tháng 7 năm 2005, đổi nhan đề và cắt đi một số đoạn. Đó là bài Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
.
Cuối năm 2005, trên Tiền Phong Chủ Nhật các số 44, 45 và 46 đăng bài Những uẩn khúc trong cuộc đời ông chủ báo Nam Phong, tức bài Những điều chưa biết về nhà văn hóa Phạm Quỳnhcủa Xuân Ba, đã bị tổng biên tập hồi ấy đổi tên.
.
Trước đó 4 năm, NXB Văn học đã cho phát hành 700 bản Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh. Năm 2003, NXB Văn Hóa Thông Tin – Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây phát hành 1000 bản Phạm Quỳnh – Luận giải văn học và triết họcdo Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn và giới thiệu.
Năm 2004, NXB Hội Nhà văn xuất bản Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnhdo Vương Trí Nhàn chú giải. Tháng 3 năm 2007, NXB Trẻ phát hành 2000 bộ Du ký Việt Nam – Tạp chí Nam Phong 1917-1934do Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm và giới thiệu. Sau này, năm 2013, chính Nguyễn Hữu Sơn đã sưu tầm và biên soạn Phạm Quỳnh tuyển tập du ký.
.

Một số đầu sách viết về Phạm Quỳnh
.
Năm 2006 là năm đáng chú ý về hiện tượng Phạm Quỳnh xuất hiện trở lại trên xuất bản và báo chí Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đầu năm, NXB Văn Học và công ty sách Thời Đại cho tái bản Thượng Chi văn tậpcủa Phạm Quỳnh, chính thức được bán và quảng bá tại Hội sách thành phố Hồ Chí Minh tháng 3 năm đó. Tháng 8/2006 trong số 140 tạp chí hằng tháng Công giáo và Dân tộc có đăng bài Phạm Quỳnh, người nặng lòng với nước,rồi tháng 9, trong số 267 tạp chí Xưa và Nay, cơ quan của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam lại đăng bài Người nặng lòng với nước, tạp chí Nghiên cứu và phát triển ở Huế, số 3 năm 2006 đăng bài Phạm Quỳnh, người nặng lòng với nhà, rồi tháng 9, tạp chí Công giáo và Dân tộc lại đăng bài Phạm Quỳnh, người nặng lòng với tiếng ta. Tất cả mấy bài đăng trên mấy tạp chí Hà Nội, Huế, Sài Gòn kể trên đều là của Phạm Tôn.
.
Cuối năm 2007, NXB Tri Thức cho ra mắt Phạm Quỳnh – Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932 – Essais 1922-1932,. Việc xuất bản tác phẩm này cũng như bộ ba tập Du ký Việt Nam nói trên khiến năm 2007 có nhiều cuộc thảo luận về Phạm Quỳnh nhân ra mắt sách và còn âm ỉ lâu dài trên báo chí. Người dân thoải mái nói về Phạm Quỳnh, đặc biệt là khen ngợi tài năng và đạo đức của ông.
.
Số 15/9/2008 Hồn Việt có bài Ông Phạm Quỳnh là người nặng lòng với nước và số 17/11 là bài Phạm Quỳnh, cuộc phiêu lưu không tránh khỏi bi đát… hai nhan đề này là do tòa soạn đặt. Nhan đề vốn có chỉ giản dị là Ông quả là người nặng lòng với nước.
.
Năm 2011, NXB Hội Nhà Văn và Công ty Nhã Nam xuất bản 2000 cuốn sách gồm những bài viết cuối đời của Phạm Quỳnh, bao gồm 11 bài tạp văn và 51 bản ông dịch thơ Đỗ Phủ lấy tên chung là Hoa Đường tùy bút.
.
Chúng tôi nghĩ sở dĩ có sự trở lại ngoạn mục của Phạm Quỳnh trên sách báo nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam một phần lớn là do trong Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2003, tập 3 đã có Mục Phạm Quỳnh, Nam Phong và có cả mục Pháp Việt đề huề với lời lẽ khá đúng mực, cởi mở hơn trước. Rồi năm 2004, Từ Điển Văn Học (bộ mới) của NXB Thế Giới ra mắt bạn đọc cũng đã có Mục Phạm Quỳnh do Nguyễn Huệ Chi viết và mục Nhóm Nam Phong do Phương Chi viết.
.

Giải thưởng Phan Châu Trinh tôn vinh nhà văn hóa Phạm Quỳnh - VietnamNet
.
Một dấu hiệu chỉ rõ sự cởi mở hơn của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là ngoài những tác phẩm của Phạm Quỳnh được tái bản hoặc xuất bản lần đầu và những bài viết về ông đánh giá con người và sự nghiệp của ông công bằng hơn trước, còn có việc xuất hiện cả những sách viết về ông. Năm 2010, NXB Thanh Niên ấn hành 2000 cuốn Phạm Quỳnh, con người và thời gian của nhà giáo, nhà văn Khúc Hà Linh người cùng quê Hải Dương với Phạm Quỳnh. Đến đầu năm 2012, tác giả lại chỉnh sửa và bổ sung nhiều đến mức NXB Thanh Niên cho ra đời Phạm Quỳnh trong dòng chảy văn hóa dân tộc.
.
Quí 3 năm 2011, NXB Công an Nhân dân ấn hành 1000 cuốn Phạm Quỳnh, một góc nhìn của một người con xứ Huế, đại tá tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan. Đúng một năm sau, quí 3 năm 2012, lại cho ra mắt, Phạm Quỳnh, một góc nhìn (tập 2)của cùng tác giả. Nhà giáo kiêm nhà văn và đại tá kiêm tiến sĩ sử học ra hai tập sách đã dẫn đến hai cuộc hội thảo về Phạm Quỳnh, một ở Hải Dương, quê hương ông (tháng 6 năm 2010), một ở Huế, nơi ông sống những năm cuối đời và gửi lại nắm xương tàn (tháng 8 năm 2012). Cả hai cuộc hội thảo đều khẳng định Phạm Quỳnh là nhà văn hóa lớn, có công với nước trong việc xây dựng nền văn hóa dân tộc, nhất là ngôn ngữ dân tộc. Đặc biệt, cuộc hội thảo ở Hải Dương do chính Ủy ban Nhân dân tỉnh và ban tuyên huấn tỉnh ủy tổ chức. Cả hai buổi hội thảo đều được đưa lên truyền hình địa phương, hoàn toàn công khai, minh bạch với bàn dân thiên hạ.
.
.
Cuối năm 2013, NXB Tri Thức ấn hành Chúng tôi đã sống như thếcủa Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Ánh Tuyết tại Hà Nội, và nhà văn nữ Hà Khánh Linh xứ Huế có tác phẩm Những dấu chân của mẹ (NXB Văn Học). Cả hai tác phẩm đều có viết về ông với lòng kính yêu vô hạn.
.
Như thế là giờ đây, Phạm Quỳnh con người suốt đời trung với nước, hiếu với dân, mặc dù có số phận oan nghiệt đã có thể ngậm cười nơi chín suối: Tâm nguyện của ông đã được thực hiện, nước đã độc lập, dân đã ngày càng được sống tự do và no ấm hơn. Và những đóng góp của ông cho nước, cho dân ngày càng được nhìn nhận công bằng hơn và vẫn giúp ích cho đời cứ như ông vẫn sống trong cuộc đời này.
Giải thưởng Văn hóa Pham Châu Trinh (lần XI.2018) đã đáp ứng lòng mong mỏi của đông đảo giới trí thức trong cả nước khi vinh danh nhà văn hóa Phạm Quỳnh với những đóng góp về văn hóa và tinh thần yêu nước sâu sắc của Cụ đầu thế kỷ 20.
.
Đối với con cháu Cụ Phạm thì đây là một niềm tự hào lớn và là một sự ghi nhận của xã hội về sự đóng góp của Cụ cho nền văn hóa Việt Nam.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

    25/03/2018Vương Trí NhànKhi một người có hoạt động thực sự trên lĩnh vực văn hoá, trở thành có đóng góp về văn hoá, người đó nhất thiết phải có tình cảm tốt đẹp và sâu sắc với dân tộc, với đất nước. Ấy là niềm tin đến với chúng tôi khi lần giở lại Nam Phong. Nó cũng là nhân tố giúp chúng tôi yên tâm khi tìm hiểu những đóng góp của Phạm Quỳnh...
  • Bài diễn thuyết bằng quốc văn của ông Phạm Quỳnh

    07/12/2016Bài diễn thuyết về Truyện Kiều này được Phạm Quỳnh đọc nhân lễ kỷ niệm ngày giỗ Nguyễn Du vào ngày 8 tháng 12 năm 1924, tức ngày mồng 10 tháng 8 năm Giáp Tý do Hội Khai trí tiến đức của ông tổ chức. Bài được đăng lại tại Tạp chí Nam Phong số 86. Bài diễn thuyết này mở đầu cho một cuộc tranh cãi nổi tiếng vào đầu thế kỷ XX, được người sau mệnh danh là Vụ án truyện Kiều...
  • Xuất bản cuốn "Phạm Quỳnh - con người và thời gian"

    12/12/2011Phạm Thúy LanNhà
    xuất bản Thanh Niên vừa xuất bản cuốn “PHẠM QUỲNH - con người và thời
    gian” do Khúc Hà Linh viết, sách được nộp lưu chiểu tháng 6/2010...
  • Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hoá phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

    11/08/2010Vương Trí NhànTừ Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch qua Phan Chu Trinh và các nhà nho hoạt động cho Ðông Kinh Nghĩa Thục, trong giới trí thức - thường gọi là các sĩ phu - của nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thấy nổi lên một loạt người có cách nhìn khác đi so với cách giải quyết thông thường các vấn đề xã hội.
  • Vì sao Phạm Quỳnh đặt tên báo là Nam Phong và thường dùng bút hiệu Thượng Chi?

    20/01/2010Dã ThảoNgay trong số 1 ra tháng 7 năm 1917 của Nam Phong Văn học-Khoa học tạp chí, Phạm Quỳnh đã viết Mấy nhời nói đầu giới thiệu nội dung tạp chí mới xuất bản. Cuối phần I, ông cảm xúc thốt lên lời cảm thán: “Ôi! trong sách có câu: Gió phương nam ấm áp, khá lấy giải được cái lòng hờn giận của dân ta! (Chúng tôi nhấn mạnh – PT) Ước gì bản báo cũng khiến được các bạn đọc báo có cái cảm giác như cái cảm giác gió Nam Phong! Bởi thế, đặt tên báo.”
  • Nhà chính trị và nhà văn hóa Phạm Quỳnh (1892- 1945)

    02/12/2009GS. NGND Trần Thanh ĐạmHơn 60 năm nay, ông là một câu hỏi lớn, một mối hồ nghi trong dư luận và nhận thức của bao nhiêu người ở bên này bên kia chiến tuyến. Giằng xé đó làm cho vấn đề Phạm Quỳnh càng trở nên rắc rối, phức tạp thêm. Cách mạng khó giải thích, thanh minh, phản cách mạng muốn khai thác, lợi dụng. Nỗi đau của gia đình ngày càng lớn vì sự oan khuất của ông.
  • Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932

    08/08/2009Cái văn bản Phạm Quỳnh mấy chục năm qua đã thoát hình hài trần thế để được thoả sức yêu cái đẹp thiên giới, nơi đó không còn triết học và thực dụng, không còn lo âu và toan tính, không còn ảo tượng và vỡ mộng. Văn bản đó sẽ để lại trong lòng người những tác phẩm như thế nào đây? Điều đó hoàn toàn là của riêng bạn đọc. Mấy lời giới thiệu phiến diện này cũng chỉ là một trong vô vàn tác phẩm mà thôi.
  • Phạm Quỳnh: Ngọn gió Nam

    15/07/2009Đỗ Lai ThúyNam Phong (1917-1934) là một trong những tạp chí có công rất lớn trong việc cổ động cho văn học quốc ngữ, cho nền quốc học Việt Nam. Đặc biệt cho việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam trên cơ sở kết hợp, dung hòa hai nền văn chương, học thuật, tư tưởng Đông – Tây. Các biên tập viên giữ các chuyên mục của tạp chí đều là những cây bút vững vàng, sắc sảo, nhạy bén với những vấn đề văn hóa, trong đó phải kể đến ông chủ bút là Phạm Quỳnh.
  • In lại Nhật ký đi Pháp của Phạm Quỳnh

    02/07/2009Ngô Phan (thực hiện)Pháp du hành trình nhật ký (Nhật ký đi Pháp) của Phạm Quỳnh vừa được in lại sau mấy chục năm ngủ yên trong tạp chí Nam Phong suốt từ 1922 tới nay. Nhân dịp này, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn- người thực hiện việc biên soạn và chú giải – có dịp trao đổi với TT&VH về giá trị của tập sách cũng như về việc khai thác bộ phận văn học viết bằng quốc ngữ đầu thế kỷ 20.
  • Nhãn quan văn hóa của Phạm Quỳnh, qua du ký

    28/04/2009Đặng Hoàng Oanh...một loạt tác phẩm của Phạm Quỳnh, từ Th­ượng Chi văn tập, Luận giải văn học và triết học, M­ười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật kí cho đến Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 đã “tái xuất”, đến tay độc giả. Tuy chừng đó cũng cho thấy sự phong phú trong sự nghiệp tr­ước tác của một học giả một thời lừng lẫy và cũng một thời từng chịu nhiều tai tiếng. Đánh giá một cách công bằng và thỏa đáng về Phạm Quỳnh, công việc đó đòi hỏi nỗ lực, thái độ công tâm và khoa học của nhiều ngư­ời...
  • Lý luận phê bình văn học của Phạm Quỳnh

    21/04/2009Thạc sĩ Trần Văn ToànPhạm Quỳnh chính là tác gia lí luận và phê bình quan trọng nhất của văn học giao thời, và vì thế cũng là một trong những người mở đầu cho loại hình người viết lí luận và phê bình trong tiến trình lịch sử văn học nước nhà. Sau ông, chỉ mãi đến 1929 ta mới thấy xuất hiện Phan Khôi, Trịnh Đình Rư nhưng những cây bút thực sự chuyên sâu - chuyên nghiệp thì phải tính từ mốc 1931 với Thiếu Sơn và sau đó là một loạt những gương mặt của Lê Thanh, Trương Tửu, Thái Phỉ, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan... Đó là một thực tế mà độ lùi của thời gian đã giúp ta có được sự điềm tĩnh cần thiết để có được một thức nhận và biện giải thật sự khách quan.
  • xem toàn bộ