Phê phán "Bái sách giáo"

02:10 CH @ Chủ Nhật - 30 Tháng Mười Một, 2014

Con người không tin rằng ăn thịt một loài chim thì sẽ mọc ra một đôi cánh. Nhưng họ tin rằng ăn đọc sách của một tác giả thì sẽ có được trí tuệ của tác giả...

1. Sự mất của việc đọc

Nếu ai đó trong chúng ta đã từng viết sách, hoặc từng "viết" ra một văn bản nào đó để thể hiện một góc nhìn, một quan điểm, một mục đích nào đó gửi gắm tới độc giả... chúng ta sẽ đều nhận ra rằng sau cùng thì những gì mình viết cũng không thể hiện được trọn vẹn sự hiểu biết của mình về góc nhìn/ quan điểm/ mục đích ấy.

Những tác phẩm viết của chúng ta không bao giờ đủ rộng và đủ sâu bằng nhận thức của chúng ta. Không những thế, những tác phẩm ấy là một thứ tri thức chết - chúng không thay đổi được theo thời gian.

Thứ tri thức chết ấy đến với độc giả, nó không còn là tri thức nữa, nó chỉ là thông tin. Chúng ta dùng ngôn ngữ của mình để thể hiện những biểu tượng trong đầu mình, nhưng những ngôn ngữ ấy không thể hiện những biểu tượng ấy khi đến với độc giả - họ tiêu hoá những ngôn ngữ ấy theo một cách khác chúng ta, chắt lọc được từ chúng những thứ khác với những thứ trong đầu chúng ta... Và vì thế, sự hiểu của một độc giả từ một cuốn sách còn giảm xuống so với những gì người viết đã đưa vào cuốn sách.

Như vậy, có ít nhất 2 lần mà tri thức và trí tuệ của một người bị giảm xuống khi đến với người khác qua phương tiện sách.

Con người hiện đại chịu áp lực về sự tiến bộ của nhận thức, họ luôn phải tìm cách làm thế nào đó để chỉ sau một thời gian ngắn có thể thâu tóm được kiến thức và trí tuệ của cả nhân loại trong một chặng đường dài. Họ luôn trẻ hơn và nông nổi hơn về nhận thức và trải nghiệm so với những gì họ được tiếp nhận từ những cuốn sách của những người ở độ tuổi viết ra những cuốn sách ấy. Và vì sự trẻ, sự bồng bột và thiếu hụt về trải nghiệm ấy, họ, một lần nữa, làm mất đi những gì tinh tuý và sâu sắc mà cuốn sách gửi gắm.

Và cũng vì áp lực về sự tiến bộ kia, con người cố gắng tìm cách nhanh nhất để "biết". Sự thiển cận khiến họ chỉ biết trông chờ việc biết vào việc đọc sách. Họ đọc, đọc và đọc. Họ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và dễ dãi hơn rất nhiều những thế hệ trước đã làm. Nếu ngày xưa, những tinh hoa đã chắt lọc ra tri thức từ sự quan sát và trải nghiệm cuộc sống, thì chúng ta ngày nay đang "chắt lọc tri thức" từ những cuốn sách. Nhưng hỡi ôi, sách không phải là cuộc sống, không phải là tri thức của cuộc sống, nó chỉ là thông tin do một người khác viết về cuộc sống mà thôi. Vì sự ỷ lại và tư tưởng ăn sẵn này mà con người mất đi kỹ năng chắt lọc tri thức từ cuộc sống. Do đó, kỹ năng áp dụng thông tin trở lại cuộc sống vì thế cũng cùn mòn và nham nhở theo.

Như Marx đã viết về quy trình nhận thức ở con người: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng vào thực tế cuộc sống". Đó là quy trình nhận thức tiêu chuẩn để nhận thức sát thực nhất, sâu sắc nhất và uyên bác nhất về cuộc sống. Nhưng "người đọc sách" của chúng ta hôm nay thì không như vậy. Những con chữ trừu tượng của giới tinh hoa trở thành "trực quan sinh động" của họ. Và bởi thế, nhận thức của họ xa dời thực tế, khả năng đào sâu và khoét rộng về nhận thức của họ vẫn là của một đứa trẻ.

Sau cùng, con người được những thông tin nhưng mất đi khả năng chắt lọc tri thức. Con người được niềm tin về sự hiểu biết của bản thân nhưng mất đi sự hiểu biết về sự hiểu biết của bản thân. Họ là những "trí thức giả".

2. Tư duy nhược tiểu

Việt Nam, đến thời điểm này, vẫn là một dân tộc đi sau nhân loại. Thiên nhiên ưu đãi đã khiến con người ở đây lười biếng sinh tồn, do đó mà lười biếng nhận thức và lười biếng lao động. Họ hiếm khi lao động trí óc một cách nghiêm túc và bài bản.

Do đi sau nhân loại, và do nhận thức còn hời hợt và nông cạn, nên thứ mà họ nhìn thấy chỉ là những thành tựu về tri thức của quốc gia khác đạt được mà không nhìn thấy những nỗ lực truy cầu và chắt lọc tri thức của họ. Cho nên, người Việt nghĩ rằng chỉ cần học những gì người khác tìm thấy/ nghĩ ra là mình đã có thể ngang bằng với người khác. Và vì thế, tư tưởng chủ đạo của người Việt vẫn là "học" mà không phải là "nghiên cứu" và "xây dựng".

Việc "học" trong nhận thức của kẻ lười, dễ dàng nhất là việc đọc. Đọc vừa nhàn, vừa rẻ, vừa nhanh chóng tiếp cận được tri thức tinh hoa của nhân loại. Họ nghĩ thế, nhưng chẳng bao giờ họ có thể tiếp thu được tinh hoa nếu như họ chưa từng thực hiện những thao tác làm ra tri thức tinh hoa. Và vì thế, họ luôn là kẻ đi sau nhân loại.

Thế nhưng, mặc dù đi sau nhân loại, họ vẫn là người đi đầu trong đất nước họ khi họ đọc và học từ bên ngoài. Và những người đi đầu nông cạn ấy đang khuếch trương cái việc đọc/ việc học người ngoài của họ, coi nó như một cứu cánh cho đất nước này. Và thế là cả một xã hội tiếp tục đọc và học. Coi việc đọc việc học như là kinh thánh của sự Khai sáng.

Chưa bao giờ họ nghĩ đến việc phải tự mình chắt lọc tri thức từ thực tế cuộc sống - chưa bao giờ họ là tinh hoa để tiếp thu được đúng các giá trị tinh hoa.

Và, với khả năng nhận thức non yếu, đứng trước một khối lượng thông tin khổng lồ từ rất nhiều nguồn khác nhau và chứa đựng nhiều thông tin trái ngược nhau, người đọc Việt Nam bị phân hoá nhận thức theo các thông tin đó, và bị phân hoá thành các nhóm tư tưởng/ nhóm quan điểm. Do đó mà hình thành các nhóm xã hội, nhóm lợi ích, nhóm chính trị khác nhau. Các nhóm này tranh đấu với nhau dựa trên những nguồn thông tin mình đọc được, không dựa trên thực tế cuộc sống của chính họ, môi trường và xã hội của họ.

3. Những kẻ cơ hội

Với một nền tảng nhận thức còn non yếu, văn hoá đọc chưa được định hình trong tầng lớp "trí thức", thì các nhà buôn sách đã vào cuộc. Những nhà buôn này vốn không phải người học rộng hiểu nhiều, chỉ là người đọc nhiều biết nhiều và vì thế được những người khác ngưỡng mộ. Những nhà buôn sách này truyền bá cho "trí thức trẻ" niềm tin rằng sách chính là sự cứu rỗi cho họ khỏi sự dốt nát và vô minh, là thứ duy nhất đại diện cho tri thức. Và nhờ vào niềm tin mù quáng này mà những nhà buôn kia bán được sách, trở nên giàu có, và tiếp tục là tấm gương sáng cho những bộ óc non nớt kia hướng theo.

Và thế là "BÁI SÁCH GIÁO" hình thành!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phẩm hạnh là giá trị quan trọng nhất của nhân lực

    27/05/2015Hải Lan (Thực hiện)"Chuyên môn không phải là tất cả sự hấp dẫn của con người. Giá trị văn hoá, hiểu biết văn hoá, sự duyên dáng trong hành vi cũng như ứng xử của các bạn chiếm vào khoảng 50% giá trị thương mại của các bạn. Trình độ chuyên môn chỉ có giá trị khoảng 15% khi các bạn tìm công việc". Kinh nghiệm của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt...
  • Kỹ năng mềm - “bài toán khó” của người Việt trẻ

    28/11/2016Vũ Quỳnh HươngPhong cách sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... đó là những “kỹ năng” thuộc về tính cách, không mang tính chuyên môn, nhưng lại là cực kỳ cần thiết cho con người trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi.
  • Con mọt sách

    23/10/2014Hà Linh QuânHồi đầu những năm 70 thế kỷ XX, ở Hải Phòng có 2 người đàn bà nổi tiếng trong giới trí thức. Họ không viết văn, làm thơ, soạn nhạc hay cầm cọ vẽ, nhưng họ có quyền phân phát các tiểu thuyết lừng danh nhất, những tập thơ tuyệt vời nhất, các đĩa nhựa ghi 9 bản giao hưởng của Beethoven hoặc những kiệt tác (in lại) của các danh hoạ thuộc trường phái ấn tượng Pháp...
  • Độc đáo tủ sách công cộng ở Đức...

    24/07/2014Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, người ta chỉ cần ngồi ở nhà vẫn có thể đọc được những cuốn sách mình thích. Tuy nhiên ở Đức lại không hẳn vậy. Những tủ sách công cộng đang mọc lên khắp nơi...
  • Giang sơn nói không với sách điện tử

    23/06/2014Lê QuangEbook- sách điện tử đang "giết" sách in – đó là một thực tế mang tính toàn cầu. Nhưng có một xứ sở sách in vẫn cười ngạo nghễ. Sách điện tử bị đẩy lùi ở ngôi làng không đầy 2.000 dân nhưng có tới 10 triệu bản sách!
  • Vài lời tản mạn về sách với công cuộc chấn hưng văn hóa

    30/04/2014Nguyễn Khắc ThuầnVăn hóa Việt Nam đang cần được chấn hưng và sách chính là một trong những phương tiện cực kỳ lợi lại, góp phần đắc lực vào toàn bộ quá trình chấn hưng đó. Đã đến lúc người cầm bút, nhà xuất bản và xã hội độc giả cần phải có những cuộc thảo luận nghiêm túc nhằm mở lối thênh thang cho sách thực hiện trọng trách tham gia vào quá trình trang nghiêm này...
  • Tôi cũng muốn ăn cắp

    15/04/2014Thảo HảoMười năm mới lò dò từ nước ngoài về. Ở nhà chán, gặp bạn bè chán, nhắc lại chuyện cũ hồi ấy mày thích cô này, cô kia thích mày... chán chê, lại đi ăn phở nhiều bột ngọt đến mụ mị cả người, thì cuối cùng cũng cạn thú vui. Tôi bèn vào thư viện...
  • Đàn ông đọc sách

    11/04/2014Trần Khôi ViệtỞ những đàn ông đã trót biết chữ, thì việc đọc sách là một thói quen, cũ kỹ hơn cả truyền thống và ở mức nào đấy nó gần như một bản năng gốc. Họ chẳng cần đợi có hội chợ sách hay triển lãm sách mới vội vàng hấp tấp ngồi đọc...
  • Lê Đạt, Người Hiền

    23/03/2014Nguyên NgọcLê Đạt là người có ý thức sâu sắc, rõ rệt hơn cả về con đường đi của mình, cũng là con đường đi của người trí thức, người nghệ sĩ chân chính trong những điều kiện khắc nghiệt của chuyển động lịch sử và xã hội đầy éo le của đất nước thời anh sống. Và anh hiểu điều đó vừa bằng một tâm hồn và một tài năng nghệ sĩ không hề nhỏ, vừa bằng một tri thức khổng lồ về văn hóa văn minh dân tộc và nhân loại mà anh kiên trì chiếm lĩnh suốt đời.
  • Sẽ thật tuyệt nếu có bạn trai ham đọc sách!

    15/03/2014Béo PossibleBạn đừng vội đánh đồng khái niệm “ham sách” với “mọt sách” nhé. Một người ham thích sách, không có nghĩa cả ngày và cả đời chỉ dính chặt mình mụ mị trong những trang sách. Đơn thuần là yêu thôi, là luôn tìm thấy niềm đam mê và cảm hứng mãnh liệt từ trong thế giới ấy. Và con gái ơi, một chàng trai như vậy thực sự rất- đáng–để- yêu đấy...
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Madison - Cha đẻ bản Hiến pháp Hoa Kỳ

    24/02/2013Nguyễn Cảnh BìnhPhát minh, sáng tạo không chỉ là một lĩnh vực thuộc các nghệ sĩ hay nhà khoa học. Những chính trị gia, những nhà lập pháp cũng có những công trình sáng tạo của riêng họ. Họ thiết lập nên một nhà nước, một bộ máy, một chính quyền, một chế độ có thể mang lại chiến tranh, chết chóc và tai hoạ nhưng cũng có thể mang lại hạnh phúc và thịnh vượng cho hàng triệu người. James Madison là một trong những con người đó...
  • Khúc hoan ca tự do

    21/01/2010Bảo NhưTrong cuốn tiểu thuyết Alexis Zorba, Con Người Hoan Lạc, Nikos Kazant- zakis đã thật tài tình khi dựng một cặp bài trùng có tính cách trái ngược nhau: người kể chuyện - một trí thức trẻ tuổi, còn bạn đồng hành của anh là một lão công nhân già thất học.
  • Nho giáo và văn hóa Việt Nam

    24/11/2009Trần Quốc VượngKhi tiếp xúc cưỡng bức với văn minh Pháp dưới dạng thực dân ở cuối thế kỷ XIX, nền văn minh Việt Nam truyền thông - mà “sợi dây liên kết” (để dùng lại một từ và một ý niệm của Ăng-ghen) là nhà nước quân chủ Nho giáo - đã tỏ ra bất lực. Thực ra, nói như Ức Trai:
  • Thế giới kỳ diệu của sách

    11/03/2008Tuệ ThưNgười ta đang e ngại, rung lên hồi chuông báo động về văn hóa đọc trong thời của super @. Hãy chú trọng đến góc đọc sách, đó chính là nơi bạn sẽ tìm thấy tâm hồn mình...
  • Công việc là niềm hạnh phúc

    24/10/2007Giáng NgọcTrong căn phòng làm việc được bài trí một cách giản dị, ông đang cặm cụi nghiện cứu bên một kho sách vở tài liệu ngổn ngang. Ngay lần gặp đầu tiên, ông đã gieo vào lòng người đối thoại ấn tượng khó quên bằng một câu nói chân thành"Hạnh phúc là được vùi mình vào công việc"...
  • Luyện nội công song song với học quyền cước

    11/07/2006Văn BảyBằng cách dịch, chú giải công phu 2 cuốn sách kinh điển trong lịch sử triết học thế giới: Phê phán lý tính thuần túy của I.Kant và Hiện tượng học Tinh thần của Hêgen và những cuốn khác đang hoàn thành… nhà nghiên cứu triết học, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn đã góp công sức vào tiến trình giáo dục bách khoa tri thức của thế giới vào Việt Nam...
  • Mọt sách thành đạt

    27/06/2006Trông dáng dấp, cung cách làm việc của ông chủ công ty kinh doanh vàng bạc lớn nhất miền Bắc vẫn có bóng dáng của một anh bộ đội Trung đoàn 47 (Bộ Tư lệnh Thủ đô), hay ông chủ của một xưởng sản xuất xe lam ở Hà Nội những năm 80.
  • xem toàn bộ