Phiếm luận văn hóa giao tiếp online…

03:58 CH @ Thứ Tư - 03 Tháng Năm, 2017

“Nếu bạn có một cái bánh mì, tôi có một cái bánh mì, ta đổi cho nhau, thì mỗi người vẫn chỉ có một cái. Nhưng nếu bạn có một luồng tư tưởng, tôi cũng có một luồng tư tưởng, ta đổi cho nhau thì mỗi người có đến hai luồng tư tưởng”...

Câu nói đó chẳng biết của ai, có người bảo nó của Shakespeare, lại có người bảo là không phải. Tôi không quan tâm đến việc nó được ai phát ngôn ra, nhưng quả thực, ý nghĩa của nó làm tôi ám ảnh, có thể nói, nó ghim chặt vào trí óc tôi mỗi khi định giao tiếp với ai.

Nếu như ngôn ngữ là công cụ để tư duy, thì giao tiếp lại là công cụ cho việc giao tiếp các luồng tư tưởng. Lý thuyết là thế, còn thực hành lại là một chuyện khác. Thực hành giao tiếp ngày nay thông qua nhiều phương tiện, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương tiện truyền thông đáp ứng đủ các loại máy hỗ trợ cho tiếng nói của con người bằng những tín hiệu số hóa, các giao tiếp cũng trở nên sang trọng hơn về mặt quy cách và hình thức. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc chỉ có “hạt sạn trong đống gạo", thì người viết cũng chẳng cần phải ngồi đây để viết ra những dòng này, quấy rầy mất thời gian bạn đọc. Sự thật, chẳng cần phải thống kê, chẳng cần phải mất nhiều thời gian để chúng ta cũng nhìn thấy nhan nhản những giao tiếp trên mạng: thiếu thốn đến trầm trọng từ phương thức, cách thức, kỹ năng, đến trình độ, nghệ thuật giao tiếp, hơn thế là những biểu hiện của sự xuống cấp về mặt đạo đức giao tiếp, thông qua việc biểu đạt giao tiếp trực tuyến.

Người viết có đọc được một số “câu chuyện buồn" của người xưa liên quan đến bài viết này, nhân tiện, cũng xin trích y nguyên để ai đó có nhu cầu tìm hiểu khỏi phải mất công tìm kiếm. Trong Phạm Quỳnh, Pháp du hành trình nhật ký, năm 1922 , có viết: “Người mình không những nghề diễn thuyết chưa biết, mà đến nói câu chuyện cho có đầu đuôi manh mối cũng ít người nói được. Khi Hội đồng thời chẳng khác gì như họp việc làng, tranh nhau nói, ồn ào lộn xộn mà ít ai nói được câu gì cho có nghĩa lý, chỉ bẻ hành bẻ tỏi nhau những cái vặt vặt chẳng đâu vào đâu. Khi yến tiệc thời đương câu chuyện vui gặp có tiếng gì buồn cười nhất là nói tiếng bẩn, ông nào to miệng cả tiếng thở ra một cái cười hà hà, cử tọa đều cười ầm cả lên đến vo đổ nhà, thế là câu chuyện tan. Chỗ công môn thời ông quan nói, muốn ra oai mặt sắt chỉ nói nhát gừng, cách một vài câu lại điểm những tiếng nghe chưa? Nghe chưa? thằng dân thưa thốt gãi tai gãi đầu, chỗ nghe những tiếng bẩm bẩm dạ dạ nói không ra lời. Mấy cậu thiểu niên thời toa toa moa moa ngậu xi cả đường phố câu chuyện không những vô vị mà thường bất thành ngôn nữa. Thời buổi nhố nhăng, ngữ ngôn bác tạp, anh bồi chủ bếp con bạc làng chơi ả giang hồ cậu công tử Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, ta không ra ta, có nhiều cái xã hội không biết họ nói thứ tiếng gì. Thử tìm khắp trong nước được mấy người là biết nói năng lịch sự? Thật ít quá”. Cái thời Của Cụ Phạm Quỳnh, mà cụ còn phải thốt lên là Thử tìm khắp trong nước được mấy người là biết nói năng lịch sự? Thật ít quá, thì hôm nay, giữa thời đại này, lấy ai ra mà thốt? Và biết thốt thế nào?

Cách đây vài năm, người viết bài này có tham gia sáng lập và quản trị box Nghệ Thuật Thư Pháp trên mạng Trái Tim Việt Nam (TTVNOL), nhưng cuối cùng, cũng xin "nghỉ hưu” không làm tiếp được. Không phải là không còn quý mến con chữ, mà chẳng chịu được những “reply” theo kiểu chợ búa, thô tục và đầy hách dịch của không ít thành viên. Cho đến khi tham gia vào các diễn đàn khác thì mới “ngộ" ra rằng, rốt cuộc, “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”!

Phải công nhận rằng "thời mở cửa cái gì cũng mở" (câu của Võ Trung Hiếu), mở đến mức khi khép lại soi mặt xuống ao, cả tôm cũng sợ, có người chẳng nhận ra mình là ai nữa. Từ kiểu dáng đến hình hài, từ ngôn ngữ đến tư duy, từ... nói chung đều “ba rọi”! Có những cậu học trò lớp 8, lớp 9 đi học về nói chuyện với ông bà toàn bằng ngôn ngữ mạng, các ông bà chả hiểu mô tê được gì, đành cười trừ với cháu cho qua chuyện. Mà cũng lạ, cái văn hóa cười trừ của Việt Nam cứ như ngấm vào xương tủy bao người từ thuở nào đến bây giờ vậy. Trong Nguyễn Văn Vĩnh, Đông Dương Tạp chí, năm 1914 có ghi: An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang...”. Bây giờ cũng vậy thôi, thử lướt qua các trang blog của một số "Nhà lớn" (bao gồm chữ Nhà thừa số cho thơ, văn, báo, nhạc...), các vị cũng thường... cười trừ cả. Có lẽ có nhiều lý do một trong những lý do thường thấy là các vị ngại cúi xuống nói chuyện với phường lòi tói" như cái phường mà bà Hồ Xuân Hương ngày xưa đã chửi, vì sợ mình chửi họ cũng chả khác gì mình như họ. Nhưng người viết bài này trộm nghĩ, đã dự mình vào cái bữa tiệc chia tên (tên miền miễn phí cho các địa chỉ blog) này, thì sang hay hèn cũng đều chung mâm"cả. Các vị có ngồi trên cái sập gụ kê ở giữa gian chính trong tòa biệt thự. sạch như ly như lau đi chăng nữa, mà bẽn ngoài trẻ con nó “đi bậy” ra khắp sân hè, thì chắc cũng chẳng thơm tho gì. Nên chăng... tất cả cùng tham gia “lễ hội môi trường mạng” trước khi quay về cái “sập gụ"của mình (?).

Có lần, tôi bị trách là không để lại comments khi vào thăm blog của một người bạn trong My Friends trên blog.360.yahoo rằng: “Ông cứ vào đọc chùa, không comments gì hết là sao”? Nhưng quả thật, tôi không biết nói gì, viết gì. Viết hoặc nói ra cái điều mình không muốn, thì tốt nhất là đừng nói, đừng viết. Viết hay nói ra không khéo thì tổn thương bạn, tránh cho bạn khỏi bị tổn thương thì lại bị tổn thương mình. Tôi quả là không dám dự với “nồi lẩu ngôn ngữ" của bạn, đành nghe bạn trách mà đọc một câu thơ của Bùi Giáng làm vui: “Rằng xin các hạ hãy vô ngôn”!

Có lẽ, trong số quý vị, những người đọc bài viết này, nhiều ít cũng đã phải có những lúc “vô ngôn". Nhưng, thưa quý vị, dù là mất cả đêm để ngồi viết những dòng, mà tôi biết có không ít các blogger cho rằng, đó là nhảm nhí, là lẩm cẩm, là hâm hấp, là lạc hậu... tôi vẫn có một niềm tin là: sớm muộn gì cũng sẽ có một sự sàng lọc tất yếu hoặc ngẫu nhiên cho hiện trạng văn hóa giao tiếp online này. Tôi cũng tin chính quý vị là những người sẽ lên tiếng để bênh vực chữ nghĩa, quan trọng hơn là bênh vực cho sự vô tội của tiếng Việt đang bị cưỡng bức bởi số ít những người dùng công nghệ làm sức mạnh xâm lược nó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa e-mail công sở

    11/03/2008Nguyễn Phúc Hạo NhiênCông sở là nơi mà (đa số) người ta ngồi nhiều hơn đứng, gõ nhiều hơn nói suốt 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày, và e-mail là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho giao tiếp, cả trong công việc cũng như ngoài công việc, đặc biệt là buôn chuyện...
  • Tám xuyên lục địa

    13/02/2008Nguyễn Vĩnh NguyênChuyện trong nhà chưa biết ngoài ngõ đã hay. Tám vặt sở thành một dịch bệnh của người trẻ công sở. Tại sao người trẻ lại thích tám như thế?
  • Đến với “thế giới số” – ai là ai?

    23/01/2008“Giỡn với số” là tập tạp văn mới nhất của Nguyễn Vĩnh Nguyên. Một cuộc sống số được đặt ra để bàn thảo ở nhiều góc độ. Giọng văn của anh làm người ta hứng thú, say sưa và thậm chí tạo xúc cảm cho nhiều người muốn cầm viết viết theo.Người ta trước thời đại công nghệ thông tin, chỉ sống một đời sống (nếu coi đời sống tâm linh cũng chỉ là một phần của đời sống). Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin, người ta tự khai sinh cho mình, nhiều hơn một đời sống. Cứ tạm chia, thời đại @, công dân @ sống hai đời sống ảo – thực.
  • Một ngày không net…

    23/01/2008Nguyễn Vĩnh NguyênMột tờ báo học trò đã đặt ra câu hỏi: Bạn sẽ thế nào nếu một ngày không có Internet?
    Cách đây năm năm, tôi trả lời: - Chẳng “xi nhê”!
    Thế nhưng hiện tại, tôi có thể tuyên bố ngay: - Đó là ngày thế giới sống của tôi mất đi một nửa! Hỏi thêm: Nửa ấy là gì? Trả lời: Đó là một thực tại khác!
  • Net là một phần văn hóa

    17/12/2005“Net là một phần văn hóa quan trọng trong đời sống hiện nay”, đa số các bạn trẻ tham dự ngày hội internet lần 5 khai mạc tại Nhà văn hóa thanh niên TP.HCM sáng nay đều cùng chung quan điểm như vậy...
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • Cuộc sống ở xã hội ảo

    22/10/2004Bên cạnh một thế giới thực mà mỗi người đang góp mặt, một thế giới khác cũng có thật và đang tồn tại với đầy đủ các cung bậc của đời thường. Xã hội ấy được tìm thấy trên mạng Internet...
  • Gì cũng cười

    11/11/2003Nguyễn Văn VĩnhDân tộc nào cũng có những thói xấu riêng. Người Việt ta có nhiều phẩm chất đẹp nhưng cũng không ít tật dở. Mời các bạn cùng xem những bài khảo luận của các học giả Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 về những tật xấu của dân tộc mình. Chỉ có điều, người Việt trẻ ngày nay hẳn sẽ khác với bà con làng xóm của anh Chí ngày xưa: “Nói vậy chắc nó trừ mình ra !”
  • xem toàn bộ