Phỏng vấn người thực việc thật

10:42 SA @ Thứ Sáu - 28 Tháng Ba, 2014

Tôi không phải nhà báo, nhưng công việc thì đã làm phỏng vấn nhiều với các dạng người. Thâm chí trong các cuộc làm việc, tôi đưa ra các câu hỏi là chính yếu. Rồi mình và các bên thấy tự phát hiện ra bao nhiêu điều trong mỗi câu trả lời. Bài này tôi phỏng vấn ‘giả tưởng’ nhưng chắc chắn là nó rất thật về việc và thực về người…bởi sự trải nghiệm và tổng kết cuộc sống của mình.

1. Người thu mua phế liệu

Hỏi: Vừa rồi chị tình cờ phát hiện ra trong ruột một đồ cũ phế liệu sau khi mua về có 5 triệu Yên ! Cảm xúc của chị thế nào?

Trả lời: Tôi là người ít học nên không biết diễn tả. Cảm giác đó là tiền, và rất nhiều, rồi nói hỏi với nhiều bạn đồng nát khác, họ đều cười tếu táo bảo: vậy cứ thế mà hưởng đi. Rồi cùng mọi người túm tụm ăn cái bánh mì, hỏi han nhau về chuyện thường ngày mà quên đi. Chả biết ai đem cái chuyện đó đến tận đâu mà nó lan đi nhanh thế!

Hỏi: Thế chị xử sự như thế nào với số tiền rất lớn đó?

Trả lời: Còn sao nữa, mang đến công an, nơi đó họ biết cách nên thế nào để trả lại người mất thôi. Chậm ngày nào thành phiền cho mình ngày đó. Ôi giời…có khối kẻ tìm đến tôi nhao nhao đó là tiền của họ, rồi có loại mình chả hề biết mặt đến kể lể xin xỏ, lại còn dọa nạt nữa chứ… Gớm, tống được nó vào cái chỗ công an nhẹ hết cả người. Đến đó mà này nọ với nhau. Đến đám chị em đồng nát chúng tôi cũng chả có ai như thế cả.

Hỏi: Luật sư họ nói: chị có thể được 10% số tiền đó dù tìm được người trả lại hay không? Chị thấy thế nào?

Trả lời: Đến tất cả tôi còn không thiết nữa là 10% anh vừa nói! Thứ nói năng kiểu phần trăm phần chiếc như thế là cách của người có học, có quyền có chức ở đâu í thôi, chứ bọn tôi thì cứ lấy sức khỏe làm đầu, lần hồi cần kiệm mà lao động như bấy nay thôi. Đồ phế liệu khối ra đấy, thu mua được bao nhiêu bán hết cả bấy nhiêu. Lũ con nhìn mẹ lam lũ mà phấn đấu, chứ lại nhì vào cái đống tiền trên trời rơi xuống lại sinh hư khi vốn đã nghèo thì mạt kiếp. Mong cho số tiền đó về đủ đến tay người đã mất không sớt một xu thì xã hội phúc đức !



2. Bà Eisha, người phụ nữ ăn xin cả đời

Hỏi:Thật ngạc nhiên khi thế giới biết bà là người ăn xin cả đời mà có nhiều tài sản, cuối đời lại tặng 1 triệu đô ( toàn bộ kiếm được ) cho người nghèo? Bà có nghĩ mình đã ghi một kỉ lục Guiness không?

Trả lời: Tôi không biết, không quan tâm đến cái kỉ lục gì anh vừa nói ! Khi buộc phải ăn xin tôi cũng thấy nó cần có những kĩ năng con người. Kẻ nào có kĩ năng lao động thì tuyệt đối không chết đói, người có phẩm chất thì tuyệt không thể nghèo. Thực ra tôi không xin, mà cũng không để ai phải ném tiền vào đĩa của tôi với tâm trạng bố thí. Tôi cúi mình kể về những trường hợp nghèo khó mà khơi dậy cộng đồng sự chia sẻ. Vì vậy tôi phải trả lại tiền tôi nhận được cho nhưng trường hợp nghèo khó đó. Thế thôi !

Hỏi: Trong suốt thời gian đi xin trước đó, bà cũng có nhiều tiền thì bà sử dụng như thế nào cho cuộc sống riêng, vì bà cũng xây được những căn nhà tương đối cho nhiều người nghèo trọ

Trả lời: Cách sống nghèo khiến tôi đi xin được nhiều tiền thì đó là một giá trị mà các anh hay nói là giá trị cốt lõi nghề nghiệp gì đấy cần giữ. Hơn thế, dù đã xin được bao nhiêu tiền chăng nữa, tôi cần phải sống đúng như một người nghèo, không phải là vì xuất thân của mình hay giả bộ, hay vì quen thế. Đơn giản tự thấy khi như thế tôi hiểu được xã hội rất nhiều so với tôi nếu khác đi.

Hỏi: Bà tặng 1 triệu đô cho người nghèo thì bà có muốn nhắn nhủ gì với họ không?

Trả lời: Không! Tôi không bắt tôi nói và phiền họ phải nghe cái thứ mà tôi không có sở trường, những điều mà cuộc sống khốn khó đày đọa họ, nên khó có thể theo…Họ hãy tự nhiên như có thể và mọi hoàn cảnh đều có cách khá hơn, sẽ có những tấm lòng của nhiều người khác làm cuộc đời bạn đỡ rách nát, cùng quẫn hơn. Ai nên biết đón nhận xứng đáng…người đó còn có phúc tự mình chứ không phải lộc người cho

3. Quan chức to về hưu

Hỏi: Thưa ông. Đã được tuần đầu về hưu, cảm nghĩ của ông thế nào về hoàn cảnh mới, nhân tình thế thái?

Trả lời: Trước kia chúng tôi vừa ghét, vừa ngại, vừa liên minh những loại người như anh. Nhưng hôm nay cởi lòng đi, về với con người thật của mình rồi, hơ hơ…gì thì gì mọi suất, mọi tiêu chuẩn, mọi chức danh tốt nhất có thể với đẳng loại như mình đều ngự chắc cả trong nhà này, gắn chặt với mình rồi chả đi đâu mà mất, chả còn gì mà ngại…hơ hơ..

Hỏi:Thưa, thế những trăn trở của anh về đất nước, xã hội, con người?

Trả lời: Ôi giời…trăn trở đếch gì, to tát thế ! Đó đều là những việc lớn, lâu dài, cả hệ thống chính trị đều phải vào cuộc, Nhà nước và nhân dân cùng làm, làm được đến đâu hay đến đó, sai ở đâu xử lý chừng đó là quan điểm chủ đạo của tôi. Ôi khi mình đương chức á…mình cũng nghĩ chán rồi…và chạm lắm…Các cụ nhà ta nói đúng: ở đời cốt chữ yên ổn, thân ai người nấy lo, đèn nhà ai nhà ấy rạng…chả có gà gáy thì hết đêm vẫn sáng, rồi trời có lúc mưa lúc nắng…người có lúc tươi lúc héo…hơ hơ…còn tớ khi trẻ đã chuẩn bị cho cuối đời yên tâm rồi

Hỏi: Anh có dự định tham gia vào các hoạt động nào tới đây nữa không ạ?

Trả lời: Ồ cái đó thì nhiều, nhiều lắm…trước khi về hưu mình cũng chuẩn bị sẵn vài cái dự án cấp Nhà nước, bét cũng là cấp Bộ, đều có chân quan trọng cả…trí tuệ vẫn tràn nên vẫn thèm cống hiến mà. Lại còn chỗ chiến hữu thân tình bấy nay rủ nhau vào hội đồng này, hiệp hội nọ. Không khép bận hơn khi đi làm ấy chả chơi.

Lời cuối của người phỏng vấn:

Việc của tôi là không bình luận, chỉ đưa thực những câu trả lời ( với những câu hỏi rõ ràng, thiện ý ) của ba người trong bài này. Nghĩ thế nào, khái quát ra sao xin mời các bạn cứ theo cách của mình.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phỏng vấn một cô gái

    14/04/2018Lê Thị Liên HoanCả trăm năm nay, xã hội cứ coi việc hy sinh của phụ nữ cho chồng, cho con là tốt đẹp và cần tuyên dương. Tôi không dám bảo như thế xấu. Nhưng tôi dám nói rằng nó không đáng được khuyến khích như thế. Đáng ra phải khuyến khích những người phụ nữ có tính độc lập, có các công việc độc lập và có những hưởng thụ độc lập.
  • Phỏng vấn một người bán kính đeo mắt

    16/06/2016Lê Thị Liên HoanPhóng viên : Thưa ông, thực chất của việc bán kính là gì?
    Ông chủ: Là bán một cách nhìn.
    Phóng viên: Cách nhìn? Điều đó có gì quan trọng không?
    Ông chủ: Tôi cho rằng quan trọng vô cùng, nếu không muốn nói rằng là quan trọng nhất...
  • Phỏng vấn một nhà văn

    22/05/2015Lê Thị Liên HoanMột nhà văn thì phát biểu bằng gì? Theo tôi là bằng tác phẩm. Chỉ tác phẩm. Không có gì ngoài tác phẩm. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều vị chả viết gì cả, hoặc chả viết ra trang nào hay ho cả, bỗng dưng "máu lửa" trên diễn đàn trước, trong và sau đại hội.
  • 'Phỏng vấn' Mẹ Teresa

    21/10/2013Nguyễn Tất ThịnhTrong bài phỏng vấn tôi tự 'sáng tác' này về Mẹ ( nhưng qua nghiên cứu tài liệu thực về Mẹ, và cố gắng phản ánh đúng về tư tưởng của Mẹ), không hẳn ngưỡng mộ Mẹ với tư cách là người được giải thưởng Nobel ( 1979 ) mà bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc với một người Phụ nữ tuyệt vời nhất, đồng thời về sự giác ngộ chân kiến, chân tâm của tôi...
  • Hiểu thêm điều bình thường qua phỏng vấn Ban Ki Moon

    13/12/2011Nguyễn Tất ThịnhTừ nhãn quan ở cương vị của Ngài, có thể chuyển hóa đến những người
    bình thường trên Toàn Cầu, những cảm nhận về hoạt động của Liên Hiệp
    Quốc và xu hướng của Thế giới sau một năm qua mà tất cả chúng ta đang
    sống trong đó đang quan tâm?
  • Phỏng vấn hòn vọng phu

    25/06/2010Lê HoàngPhóng viên (PV): Xin cô cho biết tóm tắt lý lịch: ngày tháng năm ra đời, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, thành phần gia đình…
    Hòn vọng phu (HVP): Tôi không có lý lịch. Tôi sinh ra theo ước vọng của con người, và chết đi cũng theo nguyện vọng đó.
  • Phỏng vấn Thượng Đế

    18/01/2010Tôi mơ thấy rằng mình có một buổi phỏng vấn với Thượng Đế...
    - Mời vào. Thượng Đế nói.
    - Con muốn phỏng vấn Ta phải không?
    - Nếu Ngài có thời giờ, thưa Ngài. Tôi đáp.
  • Góp ý bài phỏng vấn "bàn về giá trị sống"

    28/12/2009Lâm Kim ThànhTrong bài trả lời phỏng vấn của bác Nguyễn Trần Bạt vào ngày 07/06 /2009 về việc bàn về những giá trị sốngxin mạn phép chia sẻ ý kiến riêng kể cả đồng ý và phản đối quan điểm của bác...
  • Phỏng vấn một bác nông dân

    29/05/2007Lê Thị Liên HoanPV: Kìa bác ơi, bác đi đâu đấy?
    Nông dân: Tôi dắt bò đi bán.
    PV: Giời ơi, nông dân bán bò, chả khác nào nhạc sĩ bán đàn hay nhà văn bán bút.
    Bác sẽ sống bằng gì?
    Nông dân: Bằng chứng khoán!
  • Lạm bàn về phỏng vấn đàn ông

    23/05/2007Nguyễn Việt HàPhỏng vấn là một thể tài yêu thích của báo chí. Nó luôn là thời thượng của vất cứ báo viết, báo nói hay báo hình. Nó có một lượng đông đảo đàn ông xem và đọc.
  • Phỏng vấn ông quan liêu

    01/02/2007Lê SơnNếu như người nào cũng muốn tự do mua bán những gì mà họ thích, muốn tự do di chuyển, tự do giáo dục con cái theo ý của mình… thì không cần đến giấy khai sinh, giấy giá thú, chứng chỉ tử vong, không cần đến các loại thẻ, các loại vé, các loại giấy phép xuất nhập khẩu và mọi thứ giấy tờ khác vốn bao bọc lấy con người từ khi ra đời cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Nếu như không cần đến giấy tờ nữa thì bọn quan liêu chúng tôi biến đi đâu?
  • Phỏng vấn một vị “trụ cột gia đình”

    18/03/2006Ba BêDù phụ nữ đã được coi là bình đẳng với nam giới và rất nhiều chị em thành đạt, nhưng các đấng mày râu cũng như toàn xã hội vẫn coi đàn ông - tức người chồng, người cha là “trụ cột gia đình"...
  • Phỏng vấn một nhà văn nữ trẻ

    22/10/2005Lê Thị Liên HoanPV: Thưa cô, có người kêu Bóng đổ là một tác phẩm nói nhiều đến tình dục?
    Nhà văn nữ: Rõ ràng.
    PV: Tại sao cô lại thản nhiên đến thế?
    Nhà văn nữ: Tại vì tôi hiểu rất nghiêm túc: không phải cứ tình dục là khiêu dâm...
  • xem toàn bộ