Thế nào là nên người?

09:30 SA @ Thứ Năm - 17 Tháng Chín, 2015

Không ai tự nhiên nên người, song người ta trở nên người (Homo, fit, non est).

Người ta thường lầm lẫn ý nghĩa hai danh từ “nên người” và “làm nên”.

Một người xoay ở đâu được một món tiền to, tậu nhà, tậu xe, được người hàng xóm trầm trồ đưa làm mẫu cho con cháu: “Đấy, con người ta cũng bằng tuổi bây mà xem, người ta đã nên thân với đời”. Vâng, người ấy đã làm nên với đời thật, song có thể bảo người ấy đã “nên người” chăng, nếu phần trí thức của họ là miếng đất hoang vu hoặc phần tâm đức của họ là một vũng sình lầy?

Đây là một bác sĩ du học ở ngoại quốc mới về quê. Cha mẹ đến mừng cho đứa con đã nên thân với đời. Nhưng nếu người bác sĩ ấy mang thân xác về quê mà chỉ còn một lá phổi, thử hỏi có thể bảo ông ta đã nên người chăng?

Đây là một nhà văn đã làm nên một sự nghiệp văn chương. Nhưng nếu nhà văn ấy sống cuộc đời bê tha, vô liêm sỉ, lợi dụng chút tài hoa lừa dối bạn bè cùng những người hâm mộ, có thể bảo nhà văn ấy đã xứng đáng làm người chăng?

Một người chỉ làm nên ở một điểm hoặc một phần nào, thí dụ về chức nghiệp hay về tiền bạc, còn những phần khác lại khiếm khuyết hay hư hỏng. Những người như thế, dù tài năng hay địa vị họ đến đâu, cũng không thể bảo họ đã nên người, một người xứng đáng làm người với tất cả ý nghĩa của nó.

Năm xưa, một tờ báo bên Pháp bình phẩm về một phi công có tài nhưng đã hợp tác với quân Đức: “Là một vị phi công đại tài nhưng là một người thấp kém”.

Cũng bởi quan niệm làm người như thế nên nhạc sĩ trứ danh Beethoven nói: “Tôi thích làm một người xứng đáng hơn làm một nhạc sĩ trứ danh”. Ông Roosevelt, cựu Tổng thống Mỹ nói về một giáo sư danh tiếng: “Ông ấy đã hơn là một nhà bác học, vì ông đã là một người với tất cả ý nghĩa của nó”.

Có thể nói một người đã nên người là khi họ biết làm phát triển con người họ một cách điều hòa và đầy đủ vè tất cả những phương diện: thể chất, trí thức, tâm đức và xã hội.

Một người toàn diện là một người có một thân thể tráng kiện, một khối óc sáng suốt, một lý tưởng phấn đấu.

Người ấy không phải là y sĩ, nhưng cũng biết cách giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, biết chọn thức ăn, biết cách cầm máu, biết làm hô hấp nhân tạo, biết phép nuôi con.

Người ấy không phải là lực sĩ, nhưng có thể cử tạ vài mươi cân, mang bao bị trên vai, đi bộ đôi ba chục cây số, có thể ở ngoài trời giữa đồng mà không sợ trúng cảm gió, có thể, nếu cần, thức liền hai ba đêm để làm xong một công việc mà không ốm đau, có thể nhảy xuống sống cứu người sắp chết đắm.

Người ấy không phải là tu sĩ, nhưng luôn luôn tìm hiểu những thị dục, những chỗ yếu của mình, có đủ sáng suốt để phân biệt đâu là hạnh phúc thanh cao, đâu là thú vui thấp hèn, có đủ cả, hoặc có thể làm một cách âm thầm những công việc bất vụ lợi, mong đem lại đôi chút hạnh phúc cho người xấu số hơn mình.

Người ấy không phải là thi sĩ, nhưng rất có thể cảm thông cái Đẹp của vũ trụ cũng như cái khổ của nhân loại. Tim họ có thể hòa nhịp với những khúc nhạc của gió chiều dạo trên lá trúc, cũng như đôi khi họ cũng nhỏ như những giọt nước mắt không đâu để khóc thay cho thiên hạ.

Người ấy không phải là chiến sĩ, nhưng họ rất hiểu về luật Sắt của Tạo vật: Luật chiến đấu. Họ chiến đấu để chinh phục con người của họ, chiến đấu chinh phục cuộc đời.

Biết rõ giá trị cảu cần lao và của sức cố gắng, họ dám liều lĩnh nếu cần liều lĩnh. Thành công, họ không vênh váo, vì họ biết đó là kết quả rất tự nhiên của sự cố gắng. Bị ngã quỵ, họ không sờn lòng, vì họ rất yêu đời, tin ở đời, tin ở sự tiến bộ không ngừng của nhân loại… vì họ biết rằng chỉ có những người không làm gì cả mới không thất bại.

Người ấy dù là một tay thợ hay là một người làm công cũng có một giá trị trong xã hội. Vì chỉ có nhân phẩm mới đáng làm tiêu chuẩn để đánh giá một người.

Và trong xã hội nào, người ta cũng cần đến những người ấy. Thời xưa, ông Diogène xách đèn giữa thanh thiên bạch nhật để đi tìm một người; ở thế kỷ thứ 19, ông Jouffroy đã thốt tiếng than: “Chúng ta thiếu người”. Phải chăng là những người như thế?

Có bạn sẽ bảo: Đó là người lý tưởng trong tiểu thuyết! Không, đó là một người chúng ta có thể chung đụng hàng ngày.

Đó là hạng người mà nền giáo dục có phận sự hun đúc. Vì có ai tự nhiên mà nên người, song người ta trở nên người nhờ sự giáo dục khôn ngoan và hợp lý.

Ngày xưa, người học trò tốt là người có trí nhớ deo dai, có thể trả thuộc lòng cho thầy nghe những bài học thường khi vô dụng.

Ngày xưa, đứa con ngoan là đứa con nhu mì, thiệt thà, nước da trắng như bột, thích sống quanh quẩn trong gai đình.

Ngày nay, với đời sống hoạt động cần nhiều tranh đấu, muốn nên người, muốn sống với tất cả ý nghĩa thực của cuộc đời, người bạn trẻ phải được hun đúc theo một lề lối giáo dục mới. Vì “giáo dục một người là gì? Phải chăng là rèn tập cho họ có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh”.

Đương nhiên, dù xưa hay nay cũng thế, người tốt là người biết nhân, lễ, nghĩa… Song với cuộc sống đầy tranh đấu hiện nay, là một người nết na, nhu mì chưa đủ, phải là người quả quyết, đầy tự tin; là người hiền đức chưa đủ, phải là người hoạt động, đầy nghị lực; là người biết lo tròn bổn phận chưa đủ, phải là người có nhiều sáng kiến để làm hơn bổn phận của mình phần nào; là người có thiện chí chưa đủ, phải là người có nhiều ý chí…

Những giá trị cũ không phải hoàn toàn bị phá giá, nhưng chúng ta phải thừa nhận thêm những giá trị mới. Và chúng ta hãy thử tìm một con đường giáo dục mới…

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Con người - Tiền đề của sự phát triển

    08/04/2020Nguyễn Trần BạtTrước khi nói về vai trò của nguồn lực con người trong một nền kinh tế, ta phải nói đến tính năng động của nền kinh tế. Tính năng động vô cùng quan trọng như thế nào trong điều kiện kinh tế thị trường, có lẽ không cần nhắc lại...
  • Người tiểu nông và quan lại

    15/09/2017Nguyễn Khắc ViệnNhà nước phong kiến tuyển chọn quan lại cao cấp qua các kì thi, mở cho mọi người tham gia (trừ phường hát và tất nhiên trừ phụ nữ). Việc khảo hạch gồm có những bài bình văn sách, đạo đức, chính trị, làm thơ, soạn các biểu chương hành chính.
  • Phong cách sống của người đời

    09/07/2017Nhà báo Trường GiangCon người phải biết nói những điều cần nói, nói đúng lúc, đúng chỗ những điều thích hợp, nói theo lẽ phải, hợp với đạo lý, lương tri con người, hợp với xu thế thời đại. Con người phải biết hành động đúng, giúp cho sự bảo vệ chân lý, phải biết hành động có hiệu quả công việc được phân công, nghề nghiệp mình đang theo đuổi để giúp cho sự phát triển của xã hội...
  • Giáo dục có làm người Việt hết xấu xí?

    23/06/2016Đoàn Tiểu Long"Giáo dục có vai trò quan trọng, nhưng không nên quá kỳ vọng rằng một sự chấn hưng giáo dục sẽ mau chóng dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong con người, và qua đó làm thay đổi xã hội"
  • Đất nước đặt hàng người trẻ

    07/06/2016Phương LoanNgày 26/3 là dịp người trẻ tự soi mình, soi vào tổ chức của mình, và người không trẻ nhìn lại, để tin yêu, kì vọng và trao trọng trách.
  • Người trẻ và những căn bệnh

    20/05/2016Nhật NguyễnLàm thì chẳng được bao nhiêu, nhưng nổ thì quá nhiều... Đó là căn bệnh trầm kha của những người trẻ mới tập tẽnh vào đời. Họ mới chỉ làm được vài công trạng nhỏ nhoi mà cứ nghĩ mình là người có thể thay đổi cả thế giới.
  • Con người - Đời người - Làm người

    28/03/2016TS. Hồ Bá ThâmĐây thật sự là vấn đề triết học nhân văn mà chưa thấy bàn nhiều ở nước ta với một tư cách là một chuyên đề độc lập trong các giáo trình và các chuyên luận. Hồ Chí Minh cho rằng: mọi vấn đề qui đến cùng là vấn đề ở đời và làm người. Các triết học và tôn giáo ít hoặc nhiều đều động chạm đến vấn đề đó với các góc độ, khía cạnh khác nhau...
  • Về tính hiếu học của người Việt xưa và nay

    18/10/2015Cao Xuân HạoNgười Việt Nam ta thường rất tự hào về tính hiếu học hình như đã thành một truyền thống lâu đời của dân tộc. Vậy cái đức tính hiếu học ấy vì đâu mà có? Và nếu có, cái truyền thống lâu đời ấy nảy sinh như thế nào, và ngày nay có còn được bảo tồn và tiếp nối không?
  • Người với người

    09/02/2015Bão VũNgười ta thường phàn nàn rằng, bây giờ đạo đức bị băng hoại, bị xuống cấp, bị xói mòn... và bây giờ người ta đối với nhau chẳng ra sao (Xin lưu ý: "Bây giờ '). Chẳng phải là bây giờ mà từ thời cổ, khi bắt đầu có văn tự là con người đã bày tỏ sự bất bình về mối quan hệ không tốt đẹp giữa người với nhau...
  • Khi người ta nhu nhược với cái xấu

    13/08/2014Lê Ngọc Sơn thực hiệnGiá trị sống đang bị chi phối bởi đồng tiền nhiều quá, khiến đạo đức cũng đang lệch chuẩn.
  • Trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với xã hội

    01/07/2014Nhà văn Nguyễn KhảiTôi vốn là người nhút nhát, thích sống yên phận, mình không đụng ai, cũng mong đừng ai đụng đến mình. Sống như thế tất nhiên là rất ích kỷ, là cá nhân, là không xã hội chủ nghĩa. Nhưng, xem ra sống cũng vẫn được, không tốt lắm nhưng cũng không hẳn là xấu lắm...
  • Vì con người hãy giúp con người

    20/09/2013Nguyễn Chu PhácLịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sức mạnh không ở mãi trong tay một người, văn minh không nằm mãi ở một vùng. Tự nhiên sẽ tiếp tục vận động, xã hội cũng vận động. Người nắm trong tay sức mạnh vật chất, đồng tiền và quyền lực hãy tỉnh táo cố tự ghìm mình. Kẻ ác sẽ phải trả giá cả về vật chất và tinh thần nặng hơn gấp nhiều lần điều ác mà họ gây ra...
  • Câu hỏi của một người trẻ

    29/08/2013Nguyễn Vũ LamVì sao trước kia, khi con người còn nhiều thiếu thốn và cả khi đứng trước sống chết trong chiến tranh mà lòng người vẫn tràn ngập niềm tin và hạnh phúc.
  • Kiếp người

    29/08/2009Khi Chúa tạo ra con lừa, Người phán: “Ngươi sẽ làm một con lừa có trí tuệ khiêm tốn, làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt, thồ những gánh nặng oằn lưng mà chỉ được ăn cỏ.
  • Người Việt đẹp

    27/05/2009Đỗ Bỉnh QuânTrong văn hóa Việt Nam thế kỷ XX không đâu ta trông rõ những biến đổi về sắc đẹp của người phụ nữ như trong hội họa. Cảm nhận của họa sĩ Nguyễn Bỉnh Quân về tinh hoa người Việt đẹp.
  • Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người

    30/03/2009"Phải làm triệt để. Tất cả các em đến tuổi phải học hết tiểu học, học đàng hoàng, và phải dạy đạo đức sao cho khi các em tốt nghiệp tiểu học phải xứng đáng là những thiếu niên ham học hỏi, hiền ngoan, có thái độ và hành động đúng mực ở nơi công cộng và đối với các quan hệ xã hội". - GS Trần Văn Thọ
  • Về sự phát triển và cách sống của một Con Người

    25/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong những slides dưới đây, tôi đã tổng kết sự quan sát, suy ngẫm của mình đối với Thiên Nhiên Cỏ Cây, và gắn nó với đời sống của một Con Người. Các bạn hãy thử thay đổi thói quen 'lướt web' mà từ tốn click xem slides, đọc và suy ngẫm cùng với tôi...
  • Sự phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến

    20/06/2008Nguyễn Bình GiangMơ hồ về tính chất khốc liệt và tàn bạo của cuộc chiến tranh kinh tế sẽ phải trả một giá rất đắt, trong đó phải kể đến các cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, sự mất mát các tài sản quốc gia, sự phá sản hàng loạt các doanh nghiệp trong đất nước, và quan trọng hơn là mất quyền điều hành kinh tế siêu vĩ mô của nước đó...
  • Đi tìm cái tôi đã mất

    26/09/2007Tuỳ bút chính trị Nguyễn Khải, 27/5/2006Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người...
  • Đàm về quan hệ giữa người & người…

    06/02/2007Hằng NgaVăn hoátạo nênsự khác biệtcửa mỗi quốcgia, dân tộc. Văn hoálà độnglực củasự phát triển. Mỗi quốc gia dùcó phát triểnđến mấy đều cò bản sắc văn hoá riêng và luôn lấyđó làm niềm tự hào dân tộc. Song từ góc độ sâu xa, không hẳn mỗi một nền văn hoá đềuđã có sự hoàn thiện...
  • Người Việt trong mắt ai?

    23/03/2006Hồng Quyền... những tiếng cười hô hố vang lên. Có những đoạn bình luận về mông, về ngực hết sức thô tục dành cho... người đẹp.
  • Phải dạy làm người

    24/02/2006Mai Chí ThọSinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.
  • Trồng người thời đại mới

    12/07/2005Thạc sĩ Phạm Xuân PhụngGần đây hiện tượng sa sút phẩm chất đạo đức thông thường của một bộ phận học sinh với nhiều lứa tuổi đã bộc lộ, đặc biệt là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam...
  • xem toàn bộ