Quốc khánh: Đối thoại về Độc lập - Tự do

08:06 CH @ Chủ Nhật - 30 Tháng Tám, 2015

(VOV) - Khách mời là ông NguyễnTrần Bạt - tác giả của nhiều cuốn sách đề cập đến các vấn đề đương thời gâyđược sự chú ý trong dư luận như: “Đối Thoại với Tương lai”, “Cải cách và Pháttriển”, “Văn hóa và Con người”…

Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch, Tổng giám đốc Công tyInvestConsult Group, một trong những doanh nghiệp đầu tiên hành nghề tư vấn,đầu tư trên thị trường Việt Nam. Ngoài kinh doanh, ông còn là một nhà nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, triết học. Ông Nguyễn Trần Bạt là tác giả của nhiều cuốn sách đề cập đến các vấn đề đương thời gây được sự chúý trong dư luận như: “Đối Thoại với Tương lai”, “Cải cách và Phát triển”, “Văn hóa và Con người”…

Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Quốc khánh 2/9, chúng tôi mời ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại về chủ đề: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Đây là tiêu ngữ thiêng liêng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt dưới Quốc hiệu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam), từ khi lập nước đến nay.

Phóng viên: 66 năm qua, Độc lập -Tự do - Hạnh phúc đã trở thành một tiêu ngữ rất quen thuộc đối các công dân Việt Nam.Tuy nhiên, sự quen thuộc của nó không bao giờ làm giảm đi tính thiêng liêng và giá trị của nó, đúng không thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt:Đúng thế! Có lẽ cái tiêu chuẩn số một, tư tưởng sốmột và nguyên lý số một của Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là độc lập dân tộc.

Thứ hai làtự dodân chủ. Và có một tư tưởngnữa không nằm trong cái logo ấy, đó là đại đoàn kết dân tộc. Không có tội ácnào lớn hơn đối với đất nước bằng tội ác làm mất sự đoàn kết dân tộc. Cho nên 3 tư tưởng: Độc lập dân tộc, Tự do - dân chủ và Đại đoàn kết dân tộc là ba điểm mấu chốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Còn ba tiêu chí độc lập, tự do và hạnh phúc là những giá trị phổ quát của nhân loại, đã được khẳng định rộng rãi trên thế giới. Chủtịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên trong lịch sử chính trị hiện đại của chúng ta đã hội nhập với các giá trị của thế giới bằng 3 chữ vĩ đại như thế trong tiêu chí sáng tạo ra nền cộng hòa của chúng ta.

Phóng viên: Vậy lý tưởng này, trong bối cảnh hôm nay, cần được hiểu như thế nào?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi nghĩ rằng từ lý tưởng chính trị đến hiện thựcchính trị là cả một bài toán để giải quyết về sự tương thích các điều kiện và thực tế với lý tưởng.

Đây là một công việc khó, một công việc rất vất vả chomọi thế hệ chính trị, kể cả thế hệ lãnh đạo hiện nay, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chắc chắn còn rất vất vả để hiện thực hóa tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dân tộc chúng ta phải rèn luyện một bản lĩnh để bảo vệ nền độc lập, với nội hàm của chữ độc lập ngày càng phức tạp.

Chúng ta phải đủ năng lực để kinh tế độc lập, chúng ta phải đủ thông thái để chính trị độc lập, chúng ta phải giữ gìn bản sắc để văn hóa độc lập. Chúng ta phải nâng cao hiệu lực về việc phát triển con người để con người Việt Nam được độc lập.

Một dân tộc mà nhân dân của nó không có những phẩmchất để yêu mến giữ gìn và đủ bản lĩnh để giữ gìn nền độc lập thì dân tộc ấytrên thực tế chỉ độc lập về mặt Nhà nước chứ không phải độc lập về mặt dân tộc.

Độc lập không chỉ là bản lĩnh Chính phủ, không chỉ làbản lĩnh đảng chính trị mà là bản lĩnh ấy phải phổ cập đến mức trở thành bảnlĩnh của nhân dân.

Phóng viên:Thế còn tự do, ngày nay nên hiểu như thế nào?

Ông Nguyễn Trần Bạt:Tự do – rất nhiều người hiểu sai chữ này. Tự do vừa là cái bên trong mình, vừa là điều kiện bên ngoài. Điều kiện bên ngoài của tựdo chính là dân chủ. Dân chủ chính là tiêu chuẩn môi trường để khái niệm tự do được tôn trọng.

CònĐộc lậpdân tộc cũng là điều kiện để đảm bảo tựdo, bởi vì nếu không Độc lập dân tộc, lệ thuộc vào nước ngoài, đất nước chúngta không tự do thì dân chúng ta không tự do được.

Vì thế cho nên Độc lập và dân chủ là các điều kiện bên ngoài để cho khái niệm tự do được bảo vệ hay là được đảm bảo có môi trường phát triển.

Phóng viên: Thưa ông, lý tưởng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc đã từng có một sức mạnh vô cùng to lớn, biến thành động lực và khát vọng giúp dân tộc chúng ta dành chiến thành trong những cuộc chiến tranh khốc liệt và không cân sức. Vậy trong thời bình, Độc lập - Tự do có ý nghĩa như thế nào, có vai trò và vị trí như thế nào trong công cuộc hiện đại hóa quốc gia?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Có rất nhiều người nói với tôi, yêu nước là phải cho đất nước. Tôi cười, tôi nói rằng yêu nước là phải làm cho đất nước đáng yêu. Chủ nghĩa yêu nước trong thời bình, chủ nghĩa yêu nước hiện đại chính là làm cho đất nước mình đáng yêu hơn, để cho sự yêu nước là tình cảm tự nhiên của mỗi con người. Bất kỳ cái gì làm cho đất nước chúng ta xấu hơn, ít hấp dẫn hơn với con người trong nước và ngoài nước thì trong chừng mực nào đó đều có nghĩa là không yêu nước.

Đấy là chủ nghĩa yêu nước hiện đại, là tự do hiện đạivà tôi nghĩ rằng chúng ta phải phấn đấu theo ba nguyên lý tư tưởng chính trịquan trọng nhất của Bác Hồ là Độc lập dân tộc, Tự do dân chủ và Đại đoàn kết dân tộc.

Phóng viên:Quan sát tình hình trong nước hiện nay, nhất là những thay đổi sau gần 25 năm chúng ta có chính sách Đổi mới, cá nhân ông có hài lòng hay không với tốc độ phát triển của đất nước ta hiện nay?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Có nhiều người đang đòi hỏi đất nước, đòi hỏi nhà nước phải thỏa mãn họ, thỏa mãn một số tiếu chuẩn nào đó. Tôi thì khác, tôi luôn luôn cho rằng mọi hiện thực xã hội đều là hệ quả tất yếu và khách quan củanăng lực của một dân tộc.

Năng lực của dân tộc ấy có trong đó cả năng lựccủa chúng ta, những người dân, năng lực của nhà nước, năng lực của chính phủ,năng lực của đảng chính trị. Chúng ta không thể sốt ruột đòi hỏi cái vượt quá khả năng của Nhà nước và của Đảng cũng như của người dân. Bản chất của sự phát triển chính là tạo ra những tiêu chuẩn nhận được sự đồng thuận hay là phù hợp với năng lực của tất cả các lực lượng cấu tạo ra xã hội của chúng ta.

Phóng viên: Tóm lại là ông có hài lòng hay không, thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi không đặt ra vấn đề tôi có hài lòng không. Bởi vì mà đặt ra vấn đề hài lòng tức là tôi đánh giá. Có lẽ trong đời sống tư tưởng chúng ta phải thay đổi quan niệm như thế. Tôi không đặt ra vấn đề đó. Tôi nghĩ rằng chúng ta phấn đấu để dần dần nâng cao tất cả các chỉ giới ấy lên chứ không phải là đưa ra các đòi hỏi cục bộ. Bởi vì tôi có khách quan đến mấy đi nữa thì đòi hỏi của tôi vẫn là đòi hỏi cục bộ. Đòi hỏi của cả một số lượng đông hơn tôi cũng không đại diện cho đòi hòi có chất lượng khách quan toàn xã hội. Cần hiểu chính trị chính là điểm cân bằng giữa đòi hỏi của tất cả các lực lượng xã hội.

Phóng viên:So với tốc độ phát triển của thế giới hiện nay, theo ông Việt Nam chúng ta đang ở vị trí nào? Liệu chúng ta đã phát huy được hết tiềm năng nội sinh của dân tộc để đi đúng với sức mình hay chưa?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta đưa ra các mong muốn lớn hơn khả năng của dân tộc chúng ta, cho nên không bao giờ có sự thỏa mãn của xã hội đối với tốc độ phát triển và đừng đi tìm kiếm cái đấy một cách vô ích. Nếu xã hội phát triển đến một mức nào đó thì lại có đòi hỏi mới, đòi hỏi mới bao giờ cũng cao hơn, xa hơn, phiêu lưu hơn, lãng mạn hơn khả năng của chúng ta.

Phóng viên:Thưa ông, để thúc đẩy kinh tế-xã hội đất nước phát triển, chúng ta đang đối diện với những vấn đề rất lớn. Trong bài viết của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố trước khi Chính phủ khóa XIII ra mắt tại Quốc hội, đã đặt ra ba trọng tâm ưu tiên giải quyết. Đó là cải cách đổi mới thể chế, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Đặt ra ba vấn đề này là rất trúng nhưng giải quyết được lại không hề đơn giản. Theo ông trong lĩnh vực hoàn thiện thể chế chúng ta cần ưu tiên những điểm gì?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi cảm nhận một cách khá thiện cảm với nguyên lý 3 đột phá như vậy của Thủ tướng. Quả thật đấy là 3 vấn đề của đời sống chúng ta,nhưng nội hàm của cả 3 khái niệm ấy cần được cụ thể hóa. Ví dụ cải cách thể chế thì phải hiểu thể chế là gì. Có phải là luật pháp không? Thể chế có dừng lại ở cơ cấu Chính phủ và Nhà nước không? Có phải là các chính sách không?

Tôi đồ rằng không. Thể chế có những cội nguồn căn bản hơn nhiều, mà ngay cả Thủ tướng khi phát biểu về những vấn đề ấy cũng rất thận trọng. Rất nhiều người muốn phê phán hoặc là muốn khen ngợi. Nhưng tôi xin lỗi là cả sự phê phán lẫn khen ngợi đều không phát hiện đúng cái khó khăn mà Thủ tướng phải đối mặt!

Phóng viên: Vậy nếu cần có sự gópý cho Chính phủ thì theo ông, cần phải ưu tiên làm việc gì cho phù hợp với hoàncảnh và điều kiện của nước ta hiện nay?


Ông Nguyễn Trần Bạt: Cần tập trung vào thực hiện 3 nguyên lý quan trọngnhất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tức là phải xác lập độc lập dân tộc một cách rõrệt. Phải xác lập quyền tự do và dân chủ của xã hội một cách cụ thể, và phảilàm thế nào để quy tụ được đoàn kết dân tộc. Đấy là mục tiêu chính. Muốn gì thìmuốn chúng ta không đi qua và không tránh được ba nguyên lý cơ bản ấy của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phóng viên: Hiện nay, Việt Nam đã ở vào ngưỡng các quốc gia cóthu nhập trung bình. Về mặt kinh tế - chính trị, chúng ta đã có một vị thế đángkể trên thế giới, có quan hệ với tất cả các nền kinh tế lớn, trong đó có nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế Trung Quốc. Trong quan hệ với 2 nền kinh tế này thìmột mặt chúng ta xuất siêu vào Mỹ, một mặt ta lại nhập siêu từ Trung Quốc. Theo ông, ta phải làm gì để cân bằng và có lợi với hai nền kinh tế này?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Câu hỏi của anh được diễn đạt một cách tế nhị, dướigiác độ kinh tế. Nhưng thực chất câu hỏi của anh là chúng ta giải quyết thế nào về chính sách đối ngoại giữa hai quốc gia khổng lồ và hiện nay đang thao túngvà chi phối bàn cờ chính trị toàn cầu, bàn cờ kinh tế toàn cầu và trong một thực tế nào đó là bàn cơ văn hóa.

Tôi cho rằng nên đối xử với hai thế lực đang chi phốinhân loại bằng thái độ của một quốc gia độc lập, tức là quay lại 3 nguyên chính trị quan trọng của Hồ Chủ tịch. Khi đó, chúng ta sẽ là đối tượng được họ tranh thủ. Khi mà chúng ta thừa nhận những giá trị cơ bản của nhân loại thìchúng ta thuộc về nhân loại. Giai đoạn mà các cường quốc thôn tính, chi phối và giết chết các dân tộc qua rồi. Đấy là thành tựu cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc, một trong những trào lưu chính trị quan trọng nhất của thế kỷ 20.


Cho nên tôi nghĩ, chúng ta cần chia sẻ với các tiêu chuẩn toàn cầu về đời sống con người, qua đó tạo ra hiệu lực đoàn kết một cách tự nhiên giữa chúng ta với nhân loại, đoàn kết một cách tự nhiên các lực lượng nhân dân chúng ta, thống nhất xung quanh Đảng ta, Chính phủ ta, xung quanh Quốc hội của chúng ta. Đó chính là lực lượng cơ bản để chúng ta đối phó với tình trạng phức tạp của đời sống chính trị quốc tế hiện nay.

Phóng viên: Theo ông nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ gì?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Nền kinh tế Việt Namđang đứng trước mọi nguy cơ. Thậm chí có lúc tiêu cực tôi nói chúng ta chưa cónền kinh tế của mình.

Ở trên thế giới người ta có những kho gạo trong đó gạođược phân loại ra từng loại, ví dụ loại nấu 5 phút mới chín, loại nấu 3 phút, loại 2 phút. Có nghĩa là cấu trúc sản phẩm gạo đã liên quan đến vấn đề tiêu thụ năng lượng. Nền nông nghiệp của chúng ta là nền nông nghiệp chưa chuyên nghiệp.Chúng ta vẫn dừng lại ở trạng thái là nuôi, trồng và bán con, bán cây. Sản phẩm nông nghiệp của chúng ta không phải là sản phẩm nông nghiệp chuyên nghiệp.

Chúng ta tự hào là chúng ta xuất khẩu bao nhiêu tấngạo, nhưng chúng ta mới tự hào như một anh nông dân bán được gạo. Chúng ta chưatự hào với tư cách là một lực lượng kinh tế nông nghiệp.

Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế không chuyên nghiệp và chưa có các cấu trúc căn bản của nó. Ở đâu chúng ta cũng động chạm. Sân golf nhiều hơn ruộng lúa cũng là vấn đề đụng chạm. Vấn đề là phải cấu trúc lại cái cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam.


Phóng viên: Ông có thể nói một cách khái quát?


Ông Nguyễn Trần Bạt: Một cách khái quát là anh phải có cấu trúc cụ thể. Chính sách vĩ mô bao giờ cũng có 2 loại. Loại để tạo ra một cấu trúc thực và loại để tạo ra hiệu quả thương mại. Chúng ta mới chỉ chú ý đến tầng trên là tạo ra hiệu quả thương mại mà chúng ta không để ý đến việc xây dựng lực lượng kinh tế. Không có một cấu trúc kinh tế ổn định thì chúng ta không thể có cái gọi là chính sách vĩ mô về phát triển.

Tôi nói lại là bước một chúng ta phải xây dựng cái cơ cấu thực, cấu trúc thực của nó. Thứ hai, chính sách kinh tế là sự chú ý chínhtrị của Nhà nước vào một khu vực nào đó của nền kinh tế nhằm xúc tiến nó phát triển lên để tạo ra những sự cân bằng cần thiết vào mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau.

Phóng viên: Ông dự cảm gì về tình hình kinh tế của Việt Nam trong 5 năm tới?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Đây là một câu hỏi rất khó! Năm năm tới sẽ là một bước đột phá quan trọng nếu chúng ta đúng. Năm năm tới là một cái hố tiêu năng khổng lồ nếu chúng ta sai. Cái đó hoàn toàn lệ thuộc vào chính sách của chúng ta vào chất lượng chính trị của Nhà nước và của xã hội.

Chúng ta phải có một Nhà nước rành mạch. Có thái độ rõ ràng trước tất cả các vấn đề nhất là đối với con người. Chúng ta nói thẳng đấy là một quá trình rèn luyện. Không phải chỉ rèn luyện của xã hội mà còn rèn luyện của cả Đảng cầm quyền. Thừa nhận đó là một quá trình thì có gì xấu hổ. Cảthế giới người ta đều rèn luyện cả, kể cả những nhà nước tiên tiến bây giờ cũng phải rèn luyện.


Phóng viên: Thưa ông, để đưa đất nước phát triển ổn định, đạt được các mục tiêu đề ra như mong muồn thì Đảng, Nhà nước, Chính phủ và từng công dâncần hành động như thế nào?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi cho rằng để tạo ra một đất nước có triển vọng, để tạo ra một tương lai có triển vọng đối với xã hội chúng ta, chúng ta bắt buộc phải có một hệ thống chính trị, trong đó trung tâm là Chính phủ, tạo ra lòng tin cho xã hội bằng sự chính đáng của chính sách, bằng sự công khai của chính sách.

Giá trị của một công dân là đóng góp dần dần để cải biến cái thể chế ấy chứ không phải chống lại nó. Cho nên, tôi nghĩ rằng công dân nước cộng hòa của chúng ta phải thừa nhận Chính phủ chúng ta, phải thừa nhận Nhà nước chúng ta và phải có thái độ thân thiện về chính trị đối với Chínhphủ, đối với Nhà nước, đối với Đảng một cách rõ rệt.

Thái độ thân thiện tích cực nó khác với thái độ thân thiện thụ động. Đó là nghiên cứu các nhược điểm của thể chế hiện hành bằng con đường khoa học để cải thiện dần dần, không tạo các sức ép chính trị một cách vôlý. Không được phép tạo ra sự rối loạn tâm lý chính trị để từ đấy làm cho năng lực hợp tác của các lực lượng xã hội trở nên rối loạn. Đấy là quan điểm chính trị của tôi.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông Nguyễn Trần Bạt về cuộc trò chuyện này!.

Nguồn:VOV (2011)
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    31/08/2017Nguyễn Phan Khiêm, Lưu Thái BảoNgay sau ngày Quốc khánh 2-9-1945 cho đến nay, trong mọi văn bản hành chính, dưới quốc hiệu là tiêu đề “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như một khát vọng lớn lao của dân tộc. Trước thềm năm mới 2010 đầy hoài niệm những thành công trong quá vãng và thao thức hy vọng vào tương lai, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, tác giả cuốn “Cội nguồn cảm hứng” chứa đựng nhiều suy ngẫm sâu sắc, thú vị xung quanh ba giá trị “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” nêu trên…
  • Tuyên ngôn Độc lập

    01/09/2016GS. Tương LaiCách đây 64 năm, đúng ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tính chất và chức năng của thể chế mới được nêu rõ trong tên nước và các tiêu chí đi liền với cái tên đó theo một logic chặt chẽ và nhất quán: Độc lập là điều kiện tiên quyết để xây dựng thể chế dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của người dân...
  • “Vóc dáng tự do , tinh thần độc lập”

    18/07/2016Nguyễn Thu Phương“Triết lý giáo dục, nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Với nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo…”.
  • Độc lập, và Tự do

    07/05/2015Hoàng Hồng MinhĐộc lập, và tự do, chúng không những phải đi cùng nhau, mà phải
    luôn luôn được chăm chút, được bảo dưỡng, được kiểm nghiệm lại, không
    ngừng, không nghỉ. Chỉ cần một cộng đồng lơ là, tuột tay khỏi chúng, là
    những điều khủng khiếp nhất trong lịch sử lại có thể ngóc đầu trở lại.
    Làm người là một cố gắng bền bỉ, công minh, dứt khoát để gìn giữ và đi
    về được bến bờ của nhân hậu và tự do...
  • Cách mạng Tháng Tám và giá trị của độc lập, tự do

    19/08/2013TS. Nguyễn Sĩ DũngNếu chúng ta không vươn lên để đuổi kịp các nước đi trước, chúng ta khó lòng bảo đảm được một cách đầy đủ quyền độc lập của mình...
  • Hoài bão suốt đời của Bác là Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc

    31/07/2011Hoàng TùngBác từng nói, hoài bão lớn nhất của Bác là “dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do, mọi người đầu có cơm ăn, áo mặc, đều được học hành”. Để lái con tàu cách mạng Việt Nam đi đến mục tiêu ấy Bác đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, mất mát. Cuộc trò chuyện mà ông Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban tuyên huấn Trung ương, người nhiều năm liền được làm việc bên Bác, dành cho báo Pháp luật TP. HCM phần nào nói lên sự vĩ đại của Người...
  • Chính phủ Việt Nam những ngày đầu độc lập

    17/05/2010Khúc Hà LinhĐặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, 12 ngày sau (28/8/1945), Ủy ban Dân tộc Giải phóng tự cải tổ thành Chính phủ Lâm thời. Nhiều ủy viên tự nguyện rút ra khỏi Chính phủ và mời thêm một số nhân sĩ tham gia, tiêu biểu rộng rãi cho Mặt trận dân tộc thống nhất, đủ sức gánh vác công việc quốc gia...
  • Độc lập là gì?

    13/06/2009Dương Xuân BảoỞ đây, chúng ta không nói chữ "độc lập" chung chung mà là "biết hành động độc lập" (tự hành động không cần được có chỉ thị, sai bảo...)
  • xem toàn bộ