Sau cánh cửa WTO

10:40 SA @ Chủ Nhật - 25 Tháng Giêng, 2015

Nước ta đã đi qua ngưỡng cửa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và vào trong một ngôi nhà ở chung với 149 thành viên khác. Giống như cô dâu về nhà chồng hay chàng rể đến nhà cha mẹ vợ, mỗi người chúng ta khi ở trong ngôi nhà kia đều tự hỏi: WTO sẽ tác động tới tôi như thế nào?

WTO sẽ không tác động vào mỗi người chúng ta một cách trực tiếp như tia nắng chiếu lên đầu hay làn gió thổi trên da, hoặc như chiếc loa phát thanh của một đài phường chói vào tai ta, mà theo một cách thức chúng ta không nhận ra cho đến khi chúng ta cầm thành quả của nó dưới hình thức hàng hóa hay dịch vụ (gọi chung là sản phẩm) mà chúng ta phải bỏ tiền ra mua.

Tha hồ lựa chọn

Các quy định mà các cơ quan nhà nước đã hay sẽ ban hành, phê chuẩn hoặc phê duyệt sẽ làm cho các quy định của WTO được thực hiện trong hoạt động thương mại của xã hội. Trong xã hội, mỗi người chúng ta là người lao động làm việc ở doanh nghiệp hay cơ quan của mình, đồng thời cũng là người tiêu thụ ở siêu thị hay trong tiệm uốn tóc. Các quy định kia có tác động trực tiếp là làm cho hàng hóa từ nước ngoài được nhập vào nước ta nhiều, cho dịch vụ trong nước được cung cấp nhiều hơn so với trước kia. Ta gọi việc này là sự phong phú về sản phẩm. Và nó sở dĩ có là vì thương mại giữa nước ta và các nước khác được tự do hóa, thuế quan được giảm dần, đầu tư dự án (trực tiếp) và đầu tư tài chính (gián tiếp) được tạo nhiều điều kiện thông thoáng cũng như quyền sở hữu trí tuệ của ai thì ngươi đó được bảo vệ. Nói gọn lại là: ở trong ngôi nhà WTO chúng ta được hưởng sự phong phú về sản phẩm.

Khi ở trong ngôi nhà WTO, mỗi người chúng ta trong địa vị của mình bị buộc phải làm thật, làm đúng và làm đủ như được yêu cầu. Từ công chức đến người lao động, từ doanh nhân đến chính quyền và ngay cá các bạn sinh viên và học sinh còn ở nhà trường đều bị đòi hỏi như thế, tức là bị tác động như vậy.

Sự phong phú đó cho chúng ta - là người tiêu thụ được tha hồ chọn lựa những thứ mình cần với những chất lượng và giá cả khác nhau. Đó là tác động thứ nhất của WTO đối với mỗi chúng ta. Nó đến với mỗi người qua sản phẩm chúng ta mua về. Có thể thấy ngay ở đây một kết luận rằng khi sản phẩm thừa mứa thì không ai lại chọn hàng dỏm, hàng xấu hay bán giá đắt. Hàng ấy phải là hàng xịn, tức là nó phải thật.

Hàng thật và làm thật

Ta chọn sản phẩm và trả tiền. Muốn có tiền chúng ta phải làm việc. Làm việc để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ. Vậy như một lẽ tự nhiên khi chúng ta muốn người khác giao cho mình hàng thật, chúng ta cũng phải làm ra sản phẩm thật thì mới được lĩnh lương hay có lợi tức.

Ai buộc chúng ta? Người mà chúng ta nói: sếp lớn đấy! Vâng, chính người này do yêu cầu phải giữ cho cơ sở của mình được tồn tại trong sự phong phú của sản phẩm nên đã qua cách tổ chức khác nhau, bắt chúng ta mỗi người cũng phải làm thật, nếu không làm thì sẽ bị nghỉ việc. Sự phong phú của sản phẩm chính là kết quả của sự cạnh tranh. Chúng ta hưởng thành quả của sự cạnh tranh, nhưng sếp lớn của chúng ta phải đương đầu với sự cạnh tranh và ông ta đổ nó lên đầu chúng ta, theo kiểu: "Này, không làm thì đừng có ăn".

Đó là tác động khác của WTO. Là người tiêu dùng chúng ta đòi hàng thật, vậy khi làm người lao động chúng ta sẽ bị buộc phải làm ra hàng thật. Sinh hoạt xã hội là như thế, nó là sự có đi có lại và là làm cho nhau, cho nên khi ta đòi một người khác cái gì thì phải trả lại cho người ta cái đó. Vậy cái mà hai người phải có là "hàng thật" và “làm thật".

Sống thật với nhau

Vậy một cách rất vô tình, là người lao động hay người tiêu thụ chúng ta bị ràng buộc với nhau. Việc đó diễn ra dưới nhiều hình thức: người bán hàng phải thật với người mua, nhân viên phải thật với nhau, sếp này phải thật với sếp khác, doanh nghiệp phái thật với chính quyền. Cá xã hội phải giao dịch với nhau trong sự thật vì ngươi ta sống chung với nhau. Và sự thật sẽ tạo nên lẽ phải trái cùng sự tốt xấu. Cái nọ làm nảy sinh cái kia và xã hội sẽ tồn trọng sự lượng thiện để cho cuộc sống trở nên có phẩm chất, để cho chúng ta nói về chất lượng của cuộc sống.

Khi cái thiện được triển nở thì cái xấu sẽ từ từ bị loại bỏ. Sự loại bỏ diễn ra dưới các hình thức như: hàng bán sẽ không chạy vì xấu, người bán hàng xấu sẽ mất khách, người làm ra hàng tồi sẽ không được trả tiền công. Nếu sự thiếu thốn về vật chất tạo nên sự dối trá vì người ta phải nói dối nhau và ích kỷ, thì sự giàu có về vật chất tạo nên cái thật. Mức độ thật nhiều hay, có ngay bây giờ hay sau này thì tùy thuộc mỗi cá nhân và sự giáo dục mà họ đã được hưởng. Sự phong phú về vật chất là điều kiện xã hội tạo ra để người ta có thể sống thật với nhau.

Từ nay trở đi, về mặt lý thuyết, nếu chiều chủ nhật chúng ta được thoải mái mua hàng, xem phim, sáng thứ hai vào sở sẽ phải làm đúng số lượng và chất lượng công việc được giao phó. Làm sai sẽ bị nghỉ việc. Đấy là phần thưởng và giá trị dù bạn ở trong một doanh nghiệp hay một công sở. Chỉ có cái khác là ở các cơ sở kinh doanh kết quả công việc được định trên nguyên tắc "có thu tiền về được hay không", còn ở công sở thì là "làm được bao nhiêu”. Tuy nhiên, nếu nền hành chính kém coi thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt và mục đích gia nhập WTO sẽ không đạt được. Khi ở trong ngôi nhà WTO, mỗi người chúng ta trong địa vị của mình bị buộc phải làm thật, làm đúng và làm đủ như được yêu cầu. Từ công chức đến người lao động, từ doanh nhân đến chính quyền và ngay cả các bạn sinh viên và học sinh còn ở nhà trường đều bị đòi hỏi như thế, tức là bị tác động như vậy.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa Việt thời… WTO: Trước tiên, hãy xã hội hóa cái đầu!

    23/06/2016Lan NgọcThế nhưng để “bơi ra biển lớn” hay đặt chân vào “thế giới phẳng”, ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Và một trong những thách thức đó là xu hướng “nhất thể hóa” và “toàn cầu hóa” văn hóa… Văn hóa và hội nhập dường như đang trở thành một trong những chủ đề thời sự “nóng hổi” khi cả dân tộc “bơi ra biển lớn"...
  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Vào WTO: Chiến thắng cho người biết tôn trọng đối thủ

    03/01/2007Quang MinhViệc gia nhập WTO của Việt Nam được coi là một bước chuyển quan trọngtrong lộ trình hội nhập. Nóitheo cách hình tượng, chúng ta đã chuyển từ buôn bán vỉa hè đầy rủi ro vào "siêu thị" WTO...
  • Bản quyền phần mềm “nóng” sau WTO

    03/01/2007Tuyết ÂnVấn đề bản quyền phần mềm đã trở nênnóng hơn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Dù muốn hay không, các tổ chức và doanh nghiệp cũng buộc phải tôn trọng luật chơi vốn trước đây còn bị xem nhẹ, bởi những điều luật quy định khắt khe rất dễ làm tổn hại đến thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, của quốc gia trên trường quốc tế nếu không thực thi đúng các cam kết...
  • Gia nhập WTO: Tôn trọng bản quyền

    03/01/2007Tân KhoaViệc Quốc hội VN thông qua Luật Sở Hữu Trí Tuệ là một mốc quan trọng. Vấn đề là làm thế nào để thực thi các điều khoản của Luật này...
  • Gia nhập WTO: Sức ép bản quyền phần mềm và thương mại điện tử

    03/01/2007Tân KhoaĐúng ngày VN được kết nạp vào WTO, Liên Minh Phần Mềm DN (BSA) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với cục Bản Quyền Tác Giả và Thanh Tra bộ VHTT về thực thi luật Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT) trong lĩnh vực phần mềm (PM).
  • Chậm vào WTO: Cái giá phải trả

    24/10/2006Trần Trọng ThứcTrong một cuộc trả lời báo chỉ mới đây, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói rằng Việt Nam không vào WTO với bất cứ giá nào, đồng thời khẳng định chúng ta không lấy mốc thời điểm diễn ra phiên họp APEC mà chấp nhận những cam kết hay đòi hỏi vô lý.
  • Tác động và những thách thức khi vào WTO

    24/09/2006Lê Thành ÝLà một tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, WTO gồm 148 quốc gia, chiếm 85% tổng thương mại hàng hoá và chừng 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hội nhậpkinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức...
  • Lời hứa thương hiệu và WTO

    30/07/2006Đoàn Đình HoàngKhi có ai đó yêu cầu bạn mô tả về thương hiệu của công ty mình, chắc hẳn không ít lần bạn sẽ chỉ vào logo, bảng hiệu, trụ sở công ty hay lãnh đạo doanh nghiệp... Đúng, đó là những yếu tố quan trọng phải có của một thương hiệu nhưng chắc chắn đó không phải là thương hiệu
  • WTO được & mất

    08/07/2006Cao TrangChúng ta đã nỗ lực rất lớn để đi đến một thỏa thuận trong đối tượng công bằng đáp ứng lợi ích lâu dài cho cả Việt Nam và Mỹ. TrungQuốc đã mất 14 năm đàm phán mới chính thức trở thành hội viên của WTO, Việt Nam cũng mất gần một... con giáp để được ghi tên vào danh sách "vàng". Liệu đây có phải là một bài toán quá khó cho nền kinh tếViệt Nam?
  • Để chiến thắng khi Việt Nam vào WTO

    22/06/2006TS Peter Chee (Phương Thảo dịch)Là một nhà đầu tư và một người bạn của Việt Nam, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam đồng thời tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế, tôi mong muốn được chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi hi vọng sẽ giúp doanh nhân trong nước có thể thành công trong một thế giới mới đầy những cạnh tranh khốc liệt...
  • Lại bàn về WTO

    14/06/2006Vũ Khoan, Phó thủ tướng Chính phủGần đây, dư luận nước ta lại nóng lên xung quanh việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó cũng dễ hiểu vì với việc kết thúc đàm phán song phương và tuần trước vừa ký thỏa thuận về việc này với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong số 28 đối tác yêu cầu đàm phán - khả năng Việt Nam gia nhập WTO không còn xa và nền kinh tế nước ta sắp hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Gia nhập WTO, cần tránh một cơn bão Chanchu

    31/05/2006TS. Lê Đăng Doanh9g sáng chủ nhật 28-5-2006 tại phòng phát sóng trực tiếp của Đài Tiếng nói VN (Hà Nội), ba diễn giả tham gia diễn đàn về chủ đề “Gia nhập WTO và các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN” đã nói về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN khi gia nhập WTO.
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • WTO - Bao nhiêu “nhà” là đủ

    15/05/2006GS. Võ Tòng XuânMột loạt cơ hội trước mắt sẽ dâng đến cho mọi người Việt Nam làm giàu, với một điều kiện tiên quyết: có khả năng cạnh tranh cao và lành mạnh. Việc này đòi hỏi từng nhà quản lý ở từng cơ sở, từng ban ngành trong mọi lĩnh vực kinh tế, phải biết người biết ta và biết nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình để không bị thua trên sân nhà mình...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • xem toàn bộ