Sĩ phu hiện đại

07:36 CH @ Thứ Sáu - 14 Tháng Mười, 2016

Phải nhìn nhận ngay rằng tình hình giáo dục hiện nay là một bức tranh theo trường phái... lập thể hết sức nham nhở: mặt tối, mặt sáng đan xen lẫn nhau, khó lòng mà chê khen một cách quyết đoán được. Trường tư mở ra như nấm, học phí chém thẳng tay, nhiều phụ huynh chạy tiền lè lưỡi. Nhưng cũng có mặt tốt vì chủ trường sẵn sàng trả lương cao cho giáo viên giỏi, thu hút được học sinh, và thẳng tay loại bỏ những giáo viên quá bết bát, các thành phần lâu nay vẫn ăn bám cơ chế bao cấp và biên chế.

Nhiều người than phiền chửi bới lối làm việc quá thực dụng đang phổ biến hiện nay, nhưng cũng không thiếu người tán đồng, cho đó là "trả lại sự công bằng" cho những người có khả năng thực sự, còn các thành phần bất tài phải cho dễ thẳng cánh, không thương tiếc, nhân đạo gì ráo. Đây quả thật là một thời kỳ quá độ thực sự và xã hội đang chuyển biến dữ dội như lên cơn đau đẻ… Vấn đề là đẻ ra món gì thì cần rất nhiều khảo cứu nghiêm túc mới có thể trả lời được.

Trong giai đoạn quá độ này giới trí thức đại học có vẻ vẫn chưa biểu hiện những thái độ tích cực trong việc góp phần thăng tiến trình độ tri thức chung cho sinh viên. Dĩ nhiên, theo quan sát cá nhân, đã có những dấu hiệu đáng khích lệ: có nhiều hội thảo khoa học hơn trước, các giảng viên hay giáo sư tích cực hơn trong việc viết báo, viết sách, săn lùng thông tin, tài liệu nhưng đã có nhiều trở ngại trong việc thực hiện các ý muốn tốt đẹp này, chẳng hạn như nguồn tài liệu, tuy dễ thở hơn trước, vẫn quá hạn chế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực khoa học xã hội, khiến cho các giảng viên đại học khó lòng tạo ra những bức phá mới và như thế chỉ tự giới hạn bản thân trong việc lập lại giáo trình cũ một cách máy móc, thụ động, và người chịu thiệt hại chính là sinh viên. Có những sinh viên chuyên khoa Đông phương học mà không biết Tứ Thư Ngũ Kinh gồm những cuốn sách nào. Đôi khi đang giảng về chuyên đề lịch sử tư tưởng phương Đông tôi phát cáu không muốn giảng nữa vì sinh viên thiếu quá nhiều kiến thức căn bản về tư tưởng Đông Phương nói chung và trình độ nhận thức quá kém về nhiều mặt. Lỗi tại ai nếu không phải là giảng viên và xa hơn nữa là lỗi của người thiết kế chương trình đào tạo?

Giảng viên hiện nay vẫn không tận lực cho công việc giảng dạy và nghiên cứu. Giảng viên ở Mỹ chỉ dạy từ 3 đến 4 giờ mỗi tuần, lương bổng mạt nhất cũng được từ 35 đến 40 ngàn đô một năm, cho nên bao nhiêu thì giờ tập trung hết vào việc nghiên cứu và viết sách, vì nếu sau vài năm làm việc mà chẳng cho ra đời được công trình gì thì phải cuốn gói đi ra khỏi trường ngay. Chúng ta chưa thể làm như Mỹ nhưng có thể bắt đầu dần là vừa. Giảng viên đại học Việt Nam bây giờ lo chạy sô là chính: dịch sách, hợp đồng làm ăn riêng với các cơ quan hay tổ chức khác ngoài trường, còn chuyện giảng dạy và nghiên cứu chỉ là chuyện phụ. Chung qui cũng do nhà nước chưa thực sự đãi ngộ giới giảng dạy đại học và có một hệ thống ưu đãi thật công minh và rõ rệt. Chẳng hạn lương bổng cần phải tăng thêm và có chi phí cho các công trình nghiên cứu, mức độ thăng học hàm cần có những chỉ tiêu thật cụ thể, không nên quyết đoán một cách tùy tiện. Vị trí và hình ảnh người giáo viên cần phải được đề cao trong xã hội. Lê Công Tuấn Anh chết, cả nước nháo nhào, thiên hạ đổ xô đi xem, khóc như mưa gió, các em gái còn quằn quại kêu gào dữ dội hơn, nhưng tôi dám cá mười ăn một nếu một giáo sư cỡ Nguyễn Mạnh Tường hay Trần Đức Thảo có cưỡi hạc qui tiên, thiên hạ cũng cóc biết và cũng chẳng đến thăm viếng làm gì. Đơn giản là vì thiên hạ ngoài đời không hề biết đến người giáo viên như một thành phần quan trọng nhất của văn hóa một nước, quan trọng hơn một ngôi sao điện ảnh cả trăm lần. Giáo viên quan trọng hơn cả nhà nước, hơn cả chính phủ, vì xã hội không thể điều hành được nếu không có chuyên viên, không có giáo dục, không có kỹ sư, bác sĩ... một chân lý quá nhàm nhưng cứ phải nhắc đi nhắc lại mãi

Một lý do sâu xa hơn là phương pháp giảng dạy tại đại học: đa số vẫn chỉ là một loại trung học kéo dài. Giảng viên vào lớp do hoàn thành giáo án là chính, không khuyên khích việc thảo luận hay hướng dẫn cho sinh viên biết cách nghiên cứu. Nhưng do cách dạy cũ đã thấm quá sâu, nên ngay cả khi giảng viên nêu câu hỏi để khuyến khích sự tranh luận, sinh viên vẫn ngồi đực ra, bút lăm le trên tay chực ghi chép lời thầy giảng, và dĩ nhiên chẳng tham gia đóng góp thảo luận gì hết. Khi được hỏi tại sao lại thụ động như vậy, hầu hết các sinh viên đều trả lời: "Dạ, có biết gì đâu mà hỏi. Thầy đương nhiên phải biết nhiều hơn tụi em nên tranh luận làm gì nữa cho mệt". Mục đích ngàn xưa của sĩ tử Việt Nam vẫn là thi đậu và kiếm việc làm. Việc phát huy tư duy hay mở rộng kiến thức là chuyện phụ. Như vậy giáo dục đi vào ngõ cụt là lẽ đương nhiên. Giảng viên lo kiếm sống là chính, dạy học hay nghiên cứu là phụ thì sinh viên cũng thế, lo thi đậu và kiếm việc làm là chính, còn học hành để nâng cao trình độ nhận thức, phát triển óc tư duy độc lập chỉ là những lý tưởng hão dùng để trả lời trong các kỳ thi... hoa hậu mà thôi.

Tương lai đất nước hoàn toàn tùy thuộc vào hệ thống giáo dục. Nếu không có những cải cách thực sự triệt để theo kiểu Minh Trị Duy Tân thì khó lòng theo kịp thiên hạ ngay trong khu vực Đông Nam Á này chứ đừng nói đến các cường quốc Tây phương làm gì cho mệt. Khẩu hiệu "văn hiến chi bang" cần phải được hiện thực hóa thành một thái độ toàn diện của người giảng lẫn người học và của cả chính phủ, không nên chỉ là một câu hô hào suông để tự mình yên tâm ngủ quên trong các ảo tưởng phù phiếm và ấu trĩ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự học ngày nay: Ít "bậc thầy" đúng nghĩa?

    12/11/2019Lại Nguyên ÂnGiữa tháng 1, nhà văn Lại Nguyên Ân gửi tới VietNamNet bài viết đưa ra "một cách lý giải về sự học và tình thầy trò ngày nay, cho rằng, khi mà học tập là một phần việc mà mỗi người phải theo đuổi suốt đời, khả năng “làm thầy” thiên hạ bao giờ cũng rất hạn hẹp...
  • Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức và Trí thức

    01/05/2018Nguyễn Tất ThịnhNgày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ (trong Sống Mòn của Nam Cao) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…
  • Bàn về Hiền tài

    17/03/2017Nguyễn Tất ThịnhỞ bài này tôi viết về Hiền Tài ( như cách nói xưa về Người Giỏi có Đức - mà nếu ai đó thiếu một trong hai điều này thì nguy cơ gây hại cao hơn nhiều so với cơ hội mà họ có thể mang lại cho Xã hội – vì sự ảnh hưởng của Tài hoặc Đức với công chúng không hề nhỏ ). Tôi suy tư về trường hợp của Người Xưa, cô đọng lại thật ngắn, nén lại cho tư tưởng tôi muốn truyền tải: Hiền tài luôn là yếu tố khởi động, trung tâm, dẫn dắt cho mọi sự nghiệp phát triển của Xã hội- Trước tác của họ chính là Công quả được Đời ghi nhận, gọi là Tư Tưởng…
  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • Hiền tài là nguyên khí quốc gia

    29/08/2008Phạm BìnhChuyển động của mỗi đất nước phụ thuộc chủ yếu vào trí tuệ và bản lĩnh của những cá nhân xuất sắc ở đất nước đó. Để hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội dân chủ và tích lũy được những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống – sự tìm kiếm, đào tạo và trọng dụng nhân tài cần được coi là một trong những nhân tố tích cực nhất...
  • Những kịch bản thất thoát người tài

    12/06/2007Hải AnNhân tài là nguyên khí quốc gia. Thật đau lòng khi thấy đất nước, dân tộc đang để tuột khỏi tay những tài nguyên vô giá...
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • Trọng dụng hiền tài

    07/11/2006Vương Hiên NgoạiCâu “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia" trích trong văn bia QuốcTửGiám đã nhanh chóng trở thành câu đầu lưỡi của các quan chức (kẻ sử dụng hiền tài) và trí thức (kẻ hiền tài) nước ta. Và thế rồi phong trào tìm hiền tài và phấn đấu trở thành hiền tài được khởi động.
  • Đôi lời bàn về Lực – Trí – Tài - Quyền - Thế - Đạo

    27/10/2006Nguyễn Tất Thịnh...cái Tổ chức đó phải có vị thế đẳng cấp trong một xã hội rộng lớn hơn chính nó, để Lực – Tâm – Trí – Tài - Quyền của mỗi thành viên trong đó được lan toả khả năng và sức ảnh hưởng để có thể khẳng định mình và cống hiến, phát triển trên thế thượng phong...
  • Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng

    12/02/2006Nguyễn TrungNgười tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí suy thường báo hiệu thời mạt vận sắp đến. Sự "cố thủ" của một số người sẽ triệt tiêu cơ hội cho những người tài - với nghĩa là cả đức và tài - được thể hiện mình trên cương vị chèo lái con thuyền quốc gia.
  • Thêm đôi suy nghĩ về giáo dục

    30/09/2005Nguyên NgọcGiáo dục động chạm đến hàng chục triệu người, và những vấn đề của nó khiến hàng chục triệu người thấy đã đến lúc không thể ngồi yên. Tương lai của con cháu họ bị thách thức, thậm chí bị “uy hiếp” nghiêm trọng...
  • xem toàn bộ