Hơn 50% sinh viên không… hứng thú học tập

08:32 SA @ Thứ Sáu - 26 Tháng Chín, 2008

Một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó, có không ít con số rất “giật mình”.

Theo PGS.TS Nguyễn Công Khanh, mỗi sinh viên (SV) lớn lên trong môi trường văn hoá, xã hội khác nhau, hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức, hứng thú cũng khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng và sự phong phú về phong cách học, một số SV học tập tích cực, chủ động, một số khác lại tỏ ra thụ động, thích im lặng ngồi nghe hơn là tranh cãi.

Cũng từ đó, ông Khanh đã dùng các con số của mình để trả lời các câu hỏi: Phong cách học tập của SV có môi liên hệ như thế nào đến thành tích học tập? Những phong cách học tập nào giúp SV dễ dàng gặt hái sự thành công học đường? Có sự khác nhau đáng kể về phong cách học tập giữa SV học các ngành học khác nhau?...

64% chưa tìm được phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân

Mẫu điều tra SV được chọn theo phương pháp phân tầng theo cụm bán ngẫu nhiên gồm 448 SV của 4 khoa: Toán, Lí, (182 SV Đại học khoa học tự nhiên), Văn và Sử (266 SV Đại học khoa học xã hội và nhân văn).

Cấu trúc của mẫu phân theo giới tính gồm 155 SV nam (chiếm 34,6%) và 293 SV nữ (chiếm 65,4%).

Cấu trúc của mẫu phân theo năm học: năm thứ hai 247 SV (55,1%); năm thứ ba 171 SV (38,2%); năm thứ tư 30 SV (6,7%).

Có 55,9% SV thường suy ngẫm để tìm ra các phương pháp học phù hợp và hiệu quả khi học các loại tài liệu khác nhau tuỳ theo mục đích và hoàn cảnh cụ thể.

Có 68,2% SV thường suy nghĩ về cách học, cách thức tự quản lí việc học của mình sao cho hiệu quả.

Có 50,9% SV cho rằng mình tự học hiệu quả nhờ biết kết hợp các phương pháp học khác nhau phù hợp với nhiệm vụ học tập cụ thể.

Nhưng chỉ có 29,2% SV cho rằng mình đã lập thời gian biểu học tập và cố gắng thực hiện đúng thời gian biểu; và cũng chỉ có 36% SV được khảo sát cho rằng mình đã tìm được những phương pháp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của cá nhân và tất nhiên 64% sinh viên còn lại là mơ hồ về phương pháp học.

Hơn 36% SV thích “ngậm hột thị” trong thảo luận

Cũng trong nghiên cứu của mình, PGS Nguyễn Công Khanh đã chỉ ra rằng: 40% SV được khảo sát học theo kiểu khám phá: đặt câu hỏi, đưa ra giả thuyết, tìm kiếm thông tin, bằng chứng để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết. Đây chính là nhóm SV đã tìm được cho mình các chiến lược học tích cực, phù hợp và hiệu quả.

“Tiếc rằng nhóm SV này chiếm một tỉ lệ khá khiêm tốn. Còn một bộ phận khá đông SV chưa tìm được cho mình các chiến lược học tích cực, hiệu quả” - ông Khanh nhận xét.

Về tinh thần tích cực và năng động của sinh viên, ông Khanh cũng cảm thấy rất đáng tiếc khi có tới 36,1% biểu lộ phong cách học thụ động: ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của mình trong các cuộc thảo luận trên lớp; Có 22,9% SV chỉ thích giáo viên giảng cho mình nghe hơn là chủ động hỏi, nêu thắc mắc (chưa kể 42,7% SV cũng có quan điểm gần gần như vậy);

41,1% cho rằng mình học chủ yếu từ vở ghi, giáo trình và ít có thời gian tìm đọc những tài liệu tham khảo; 31,4% số SV được khảo sát cho rằng các chiến lược học của mình hướng vào việc nắm kiến thức hơn là phát triển các năng lực tư duy.

SV mong muốn gì ở giảng viên?

Những con số "đáng sợ" khác:

- Hơn 50% SV được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/ khả năng học của mình.

- Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học;

- Gần 70% SV cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu;

- Gần 55% SV được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập.

Làm nên sự thụ động của sinh viên, lỗi chính là ở giảng viên. Bởi theo PGS Khanh, đa số SV được khảo sát mong muốn giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích cực hoá người học trong các giờ học.

Có 88,8% SV muốn các bài giảng của giảng viên gồm cả những tri thức mới không có trong giáo trình;

73,3% SV thích được giảng viên giao làm những bài tiểu luận để giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phê phán;

82,4% SV thích giảng viên hỏi, khuyến khích SV đặt câu hỏi, hướng dẫn SV đào sâu suy nghĩ để hiểu bản chất hơn là thuyết trình suốt cả tiết học;

85,6% SV muốn khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn phương pháp học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ các tài liệu tham khảo này;

79,2% SV mong muốn các môn học có nhiều giờ tự học (có hướng dẫn và giải đáp thắc mắc) hơn so với hiện nay.

Tuy nhiên, khi đưa ra con số chỉ có 34,7% SV thích hỏi và đưa ra những quan điểm của cá nhân, ông Khanh có dự báo rằng những đổi mới về phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hoá người học có thể sẽ gặp những khó khăn đáng kể do nếp nghĩ và các thói quen học thụ động đã định hình ở một bộ phận lớn SV hiện nay.

SV yếu nhất ở các nhóm: Kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc theo dự án, kĩ năng sử dụng máy vi tính, kĩ năng viết báo cáo tham luận, kĩ năng vận dụng vào thực tế.

SV mạnh hơn ở các nhóm kĩ năng: Phân tích và giải thích, giải quyết vấn đề, nghe ghi và hiểu bài giảng.

SV mạnh nhất ở các nhóm năng lực: Làm việc độc lập, tự học, nắm vững kiến thức chuyên ngành và yếu nhất ở các nhóm năng lực: tư duy sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ học tập, năng lực ngoại ngữ. (PGS.TS Nguyễn Công Khanh)

Nguồn:Dân Trí
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do - Tự lập - Tự trọng là những giá trị làm người số một

    12/11/2014Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Có những con người nếu mà đầu tư cho nó một chút thì giá của nó cao gấp mười lần so với giá tự nhiên, người ta gọi đó là lăng-xê. Rất nhiều người được lăng-xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng...
  • "Bệnh lười đọc" của sinh viên

    03/07/2018Hà Ánh ghiLười đọc... " là lời tự thú của nhiều sinh viên thời hiện đại. Khảo sát ngẫu nhiên một số sinh viên các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM về việc đọc sách báo của họ, số đông đều ngắc ngứ rằng "có đọc", nhưng chỉ đọc một số cuốn theo phong trào, và chỉ xem sách chuyên ngành khi bị thúc bách về mặt bài vở, có sinh viên... sắp ra trường vẫn chưa một lần ghé thăm thư viện...
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên

    08/09/2016GS. Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Sinh viên và... nỗi buồn của sách!

    22/05/2015Linh Thoại"Tuổi thanh niên nên đến với sách như đi vào cuộc đời để tìm bạn". Đó là một trong những lời khuyên quý báu của André Maurois - nhà văn Pháp. Thế nhưng đọc sách có còn là một niềm vui tao nhã, một nhu cầu học hỏi không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên - một bộ phận thanh niên được xem là trí thức trẻ ngày nay?
  • Phẩm chất sinh viên

    13/05/2015TS Vũ Thanh Tư AnhMột con thuyền cứ mãi lênh đênh trên biển cả nếu nó không biết đâu là bến bờ cần đến. Cũng như vậy, một nền giáo dục sẽ không có định hướng hoặc đi chệch hướng nếu như những mục tiêu của nó không đúng đắn, rõ ràng, và nhất quán...
  • Bill Gates: 11 lời khuyên cho học sinh, sinh viên

    01/12/2014Dương Minh (biên soạn), Nxb Thế giớiThành công của Bill Gates xuất phát từ 1 số nguyên tắc làm việc, làm người. Những nguyên tắc này là những điều một người có chí theo đuổi thành công nên học tập. Sách tổng kết 11 kinh nghiệm thành công của Bill, giúp bạn đọc tự soi mình...
  • Mười “Hiện đại hóa” của sinh viên đại học Trung Quốc

    27/03/2014Dương Quốc Anh dịch theo tạp chí “Cách ngôn”Dưới làn gió xuân cải cách “sản nghiệp hóa giáo dục”, hưởng ứng lời hiệu triệu vĩ đại “mở rộng chiêu sinh”, từ năm 1999 đến nay trường mở rộng chiêu sinh, thu được thành tích nổi bật, trở thành điển hình của các trường đại học, cao đẳng trong toàn thành phố, chuyển lỗ thành lãi, sản xuất có quy mô. Bây giờ, tôi có thể kiêu hãnh mà tuyên bố trường tôi đã dần dần thực hiện “mười cái hiện đại hóa”...
  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • Khi sinh viên “vùi mình” vào game, vào sex…

    29/08/2008Theo B.H (PhuNuNet)Càng ngày càng có nhiều bạn trẻ trong đó không ít là sinh viên bị ám ảnh bởi quan niệm “trẻ không chơi, già hối hận” và lao vào những cuộc chơi bạt mạng thâu đêm suốt sáng. Không phải họ đang tận dụng tuổi trẻ, họ đang liều lĩnh, phí phạm tuổi xuân thì đúng hơn...
  • Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay

    25/08/2006Võ Minh TuấnToàn cầu hoá là một làn sóng vô cùng mạnh mẽ kéo theo tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình và cá nhân vào cuộc. Không một ai, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài. SV Việt Nam là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng khá mạnh của xu thế toàn cẩu hóa...
  • Vì sao sinh viên trường Đại học thường… học đại?

    21/03/2006Mai Thùy Trang, Đỗ Hồng Cường, Phạm Thị Kim Phương, Trần Thị Tuyết Minh (Khoa kinh tế, ĐH Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh)Nhiều nhà quản lý nhân sự đã phàn nàn rằng, sinh viên tốt nghiệp Đại học của ta, nhiều em quá kém, ra làm việc mà "ngơ ngác như con nai vàng". Mọi sự đều có lý do của nó...
  • Sinh viên Việt đang đứng ngoài cuộc với Internet?

    12/01/2006“Sinh viên là tầng lớp được đánh giá cao trong việc sử dụng Internet nhưng có đến 70% chưa biết khai thác, sử dụng Internet hiệu quả”.
  • Như thế có gọi là "Sinh viên ta" sa sút vì máy tính?

    08/10/2005Đoan TrúcCó máy, chủ nhân dành nguyên ổ đĩa D để chép game, cũng có máy, ổ đĩa E toàn phim và... những hình ảnh được tải từ Internet. Và khá nhiều sinh viên dồn toàn bộ thời gian cho... chơi game và xem phim...
  • Sinh viên = Xoàng xĩnh?

    29/09/2005Nguyễn Trương QuýTại sao vẫn tồn tại quan niệm là sinh viên thì luôn đi cùng với sự lúi xùi, xoàng xĩnh, với không gian nhà trọ tù đọng, với học như đi xem phim rạp, hết phim rồi sẽ ra, thế nào cũng tốt nghiệp?
  • Sinh viên trước những câu hỏi của trường đời

    11/01/2004Sinh viên thì hẳn phải tự học, tự nghiên cứu, tự bổ sung những gì nhà trường chưa - hay không đủ sức trang bị cho mình. Ngay ở những nước phát triển, khoảng cách giữa nhà trường và thị trường nhân lực, cuộc sống luôn đặt ra yêu cầu không ngừng đuổi bắt cập nhật, và bao giờ nó cũng có một khoảng cách đòi hỏi người sinh viên phải tự khám phá và lấp đầy...
  • Sinh viên đang gánh chịu nhiều áp lực "chết người"!

    21/11/2005Trương HiệuChúng tôi đang phải ôm đồm một khối lượng kiến thức khổng lồ trong khi cách dạy và học chưa thật hiện đại”. Nhiều sinh viên đều than vãn đó là áp lực lớn nhất đối với họ hiện nay. Sau những mùa học thi căng thẳng, không ít sinh viên phải tìm đến trung tâm tư vấn tâm lý hoặc ốm yếu phải vào bệnh viện....
  • Sinh viên ta mắc “bệnh” thụ động trong học tập!

    18/11/2003Trương HiệuBước vào năm học 2003, trên 100 sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đành cuốn gói giã từ trường lớp trước quyết định buộc thôi học của Ban giám hiệu. Trong năm học 2001 và 2002 trước đó, hàng ngàn sinh viên cũng rơi vào cảnh ngậm ngùi tương tự...
  • Sinh viên đang chịu nhiều áp lực "chết người"!

    18/11/2003TS. Đỗ Huy Thịnh (Giám đốc)Chỉ một tháng đầu năm học 2003 -2004, tại TP.HCM và Hà Nội đã liên tiếp có bốn sinh viên tự tử. Điều đáng ngạc nhiên là các sinh viên này đều rất chăm học, quý trọng thầy cô, cha mẹ. Điều gì đã khiến họ hành động tiêu cực như vậy?
  • Sinh viên phải là nhà nghiên cứu

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc, đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu trong chương trình khai mạc, giáo sư Hoàng Tuỵ cho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • Tìm cách giảm sự thụ động cho sinh viên

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu tại, giáo sư Hoàng Tụycho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục

    11/02/2003Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không.
  • xem toàn bộ