Số hóa kiến thức nhân loại

08:07 CH @ Thứ Hai - 03 Tháng Bảy, 2006

Từ xưa, con người đã muốn thu thập thông tin để xây dựng một thư viện chung trong đó chứa đựng mọi tri thức loài người. Người ta từng xây dựng một thư viện khổng lồ ở Alexandria vào năm 300 TCN (với khoảng nửa triệu đầu sách, chiếm từ 30% đến 70% tổng số sách bấy giờ). Thế nhưng, cùng với sự bùng nổ thông tin, việc lưu trữ tất cả đầu sách vào một nơi là điều không thể. Việc xây dựng một thư viện như thế chỉ là một giấc mơ hoang đường, cho đến thế kỷ 21...

Tất cả trong một đường link

Tháng 12-2004, sự kiện Google công bố chương trình số hóa (scan) tất cả sách của 5 thư viện nghiên cứu lớn nhất thế giới cho mục đích tìm kiếm đã làm sống lại giấc mơ có một thư viện chung cho tất cả. Sự bùng nổ các trang web đã mang lại hy vọng về điều không thể cho tất cả chúng ta.

Thư viện này không giống những thư viện trước đây, không có những quyển sách thường thấy, không hạn chế người sử dụng và cho phép tìm kiếm mọi thứ với kết quả cực nhanh. Kỹ thuật scan (quét) đã được sử dụng nhiều năm qua nhưng nó chỉ thật sự cần thiết khi những công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo!, Ask và MSN xuất hiện.

Khi đó, hàng triệu đầu sách, hàng tỷ trang web và hầu hết bài báo, tạp chí, tranh ảnh, bản nhạc và phim từ trước đến nay đều được scan để lưu trữ vào một thư viện số. Kể từ khi người Sumerian khắc chữ lên đất sét cho đến nay, con người đã cho ra đời ít nhất 32 triệu quyển sách, 750 triệu bài báo, 25 triệu bản nhạc, 500 triệu bức ảnh, 500.000 bộ phim, 3 triệu cuốn băng, vô số chương trình tivi, đoạn phim ngắn và ít nhất 100 tỷ trang web.

Hiện nay, mọi thứ đều được số hóa. Trong chừng mực nào đó, ta có thể nói thư viện chung là một thư viện không có sách. Gần 100% bài hát đã được số hóa bởi những người hâm mộ và khoảng 1/10 trong số 500.000 bộ phim đã được chuyển thành DVD. Các tập đoàn kinh doanh và thư viện trên thế giới đã và đang scan hàng triệu đầu sách mỗi ngày.

Amazon đã số hóa hàng trăm ngàn đầu sách; tại thung lũng Silicon cũng như Đại học Stanford (một trong 5 thư viện cộng tác với Google) đang scan quyển sách thứ 8 triệu, sử dụng công nghệ của công ty 4DigitalBooks (Thụy Sĩ). Với công nghệ này, họ có thể scan 1.000 trang mỗi giờ. Khi sách bắt đầu được số hóa, một câu hỏi được đặt ra: “Liệu chúng ta nên chấm dứt việc xuất bản sách in và thay vào đó là số hóa sách để đọc trên máy?”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng vào thời điểm hiện nay, nên duy trì cả hai cách trên. Thật vậy, dù có rất nhiều người hài lòng với việc đọc sách ở dạng PDF trên trang web, mỗi năm, số lượng sách in được xuất bản vẫn ngày một tăng. Tuy nhiên, tiện ích của sách điện tử là điều không thể phủ nhận. Ngoài việc có thể đọc và lưu trữ tài liệu trên máy, số hóa sách mang lại nhiều lợi ích rất lớn.

Hai tổ chức Project Gutenberg và World eBook Library” đang chuẩn bị tổ chức “Hội chợ sách điện tử thế giới” đầu tiên trên thế giới. Sẽ có đến 300.000 đầu sách điện tử được giới thiệu và tất cả mọi người đều có thể truy cập xem hoặc tải về miễn phí trong một tháng. Hội chợ sách điện tử tổ chức từ ngày 4-7 và kết thúc ngày 4-8-2006. Sau hội chợ, độc giả chỉ cần trả 8,95 USD/năm để có thể truy cập vào kho sách điện tử với khoảng 250.000 đầu sách được cập nhật liên tục.

Trong thư viện truyền thống, trong khi mỗi quyển sách là một bản hoàn chỉnh và độc lập; giờ đây, tất cả tài liệu sẽ được liên kết với nhau trong thư viện số.

Bên cạnh việc dùng “link” (đường dẫn liên kết) để liên kết câu, từ hoặc các quyển sách với nhau, người đọc có thể sử dụng “tag” (gắn thẻ) để chú thích chung cho tất cả mọi người về một dữ liệu, tranh ảnh hay bài hát nào đó nhằm thuận tiện cho việc tìm kiếm khi cần.

Ví dụ, chúng ta chỉ cần nhấp chuột vào “link” về các chủ đề liên quan hoặc chú thích ở cuối trang để tìm kiếm những điều cần biết thêm. Chính việc số hóa sách đã cho phép thực hiện điều này mà sách truyền thống không bao giờ đạt được.

Hiện nay, chúng ta có khoảng 100 tỷ trang Web, mỗi trang chứa ít nhất 10 “link”, như vậy, có tất cả 1.000 tỷ “link” liên kết với nhau. Nói cách khác, một thư viện số cho phép ta liên kết tất cả tài liệu với nhau, giúp dễ dàng tìm kiếm mọi thứ, điều mà ta không thể làm được ở một thư viện bình thường.

Sách được số hóa đồng nghĩa với việc nó có thể được chia nhỏ thành từng trang, từng đoạn nhỏ, sau đó được sắp xếp lại tạo thành một quyển sách mới hoặc chứa trong một “giá sách ảo” – nơi tập hợp những đoạn văn ngắn hoặc cả nội dung của một quyển sách hoàn chỉnh.

Việc này thật sự có ích đối với các loại sách hướng dẫn, ví dụ như bạn có thể viết một quyển sách dạy nấu ăn cho riêng mình bằng cách tập hợp từ nhiều nguồn sách khác nhau! Khi đó, người đọc có thể sử dụng công cụ “Google Book Search” để dễ dàng tìm sách với chủ đề xác định nào đó – tất cả sách về Thụy Điển hoặc toàn bộ về đồng hồ chẳng hạn.

Thời của sách điện tử

Thiết bị sách điện tử liên tục được cải tiến theo đà bùng nổ xu hướng sách số hóa

Một trong những vấn đề liên quan xu hướng số hóa sách đối với hầu hết nhà xuất bản là họ không biết đích xác thật sự mình đang sở hữu cái gì. Thật khó để xác định rõ tác quyền của một quyển sách không còn được xuất bản.

Tác phẩm càng cũ và càng không rõ ràng về nguồn gốc, nhà xuất bản càng khó xác định tác quyền được trao cho tác giả chưa, tác giả còn sống không, tác quyền có được bán cho công ty nào khác không, hoặc thậm chí có nhà xuất bản nào sở hữu tác quyền đó và họ có ý định phục hồi hoặc scan nó không? Triển vọng tìm được tác quyền của 25 triệu đầu sách không rõ nguồn gốc thật sự là điều nan giải.

Điều này dẫn đến viễn cảnh nếu như các tác phẩm trên không được số hóa và phổ biến thì mãi mãi chúng sẽ bị lãng quên. Không ai có thể giải quyết được vấn đề hóc búa trên cho đến năm 2004, khi Google đưa ra hướng giải quyết.

Cùng với việc số hóa 15% đầu sách hết hiệu lực bản quyền và 10% đầu sách đang được xuất bản, Google công bố họ sẽ số hóa 75% sách còn lại trong khoảng 25 triệu đầu sách. Google dự tính số hóa toàn bộ 10 triệu đầu sách ở 5 thư viện chính (Thư viện Đại học Stanford, Harvard, Oxford, Michigan và Thư viện công cộng New York).

Khi đó, đối với sách hết hiệu lực bản quyền, Google sẽ đưa toàn bộ nội dung. Đối với sách còn được xuất bản, Google sẽ đưa một phần tùy thuộc yêu cầu và thỏa thuận với nhà xuất bản. Còn đối với sách không rõ nguồn gốc, Google đưa ra một đoạn trích giới hạn (phòng khi tác giả nào đó công bố tác quyền). Như vậy, Google đem lại cơ hội để nhiều người có thể đọc hoặc thậm chí mua những quyển sách không rõ nguồn gốc từng khổ công tìm kiếm trong thời gian dài.

Đến nay, các thư viện (cũng như nhiều cá nhân) không có ý định từ bỏ việc xuất bản sách in bởi nhiều lý do khác nhau. Thật vậy, không cần thiết bị nào để sử dụng, sách in bền hơn và đáng tin cậy hơn so với thiết bị lưu trữ tài liệu như ổ cứng hoặc CD. Vấn đề của nó là mọt chứ không phải virus máy tính (có thể xóa sạch dữ liệu trong tích tắc). Tuy nhiên, rõ ràng, thời của sách điện tử đã thật sự đến rất gần và chắc chắn ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa đọc của loài người trong thời gian ngắn nữa…

4 ưu điểm của thư viện số

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả sách trên thế giới đều trở thành bộ phận của hệ thống các từ và ý tưởng liên kết với nhau? Có bốn điều sẽ xảy ra: Thứ nhất, nó giúp các tài liệu ít phổ biến có nhiều độc giả hơn trước đây, vì khi tất cả sách được liên kết với nhau, độc giả có thể đọc được hầu như tất cả chủ đề liên quan mà có thể họ chưa từng biết tới. Thứ hai, thư viện số giúp tìm hiểu sâu hơn về lịch sử cũng như nguồn gốc của mọi vấn đề. Thứ ba, thư viện số mang lại nhiều kiến thức hơn. Thật vậy, nếu được cung cấp những kiến thức có sự kết hợp chặt chẽ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai về bất kỳ lĩnh vực nào, ta sẽ cảm nhận rất rõ về lĩnh vực đó, ví dụ như một nền văn minh, một loài động vật mà ta đã biết hoặc chưa từng biết. Cuối cùng, một thư viện số đầy đủ sẽ cung cấp mọi kiến thức từng được viết trong sách vở ở tất cả thứ tiếng khác nhau...

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức

    19/07/2019Hoàng TuỵĐứng trước một thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, nhiều người lạc quan tin tưởng như thể chúng ta sắp bức vào một sân chơi mới, ở đó tài trí người Việt Nam sẽ phát huy được hết ưu thế. Ngược với xu hướng này cũng có ý kiến dè dặt, cảnh báo rằng sự hăng hái đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Kiến thức = Nguồn lực quan trọng nhất

    28/10/2016Sơn NguyễnNhà quản trị học quan trọng nhất thế kỷ XX Peter Drucker đã qua đời hôm 11/11 vừa qua. Ông đã để lại một di sản tinh thần khổng lồ không chỉ gồm các quyển sách, tiểu luận kinh điển kinh tế, chính trị, quản trị học mà còn cả một khái niệm đã thành thực tế: quản trị học là một điều thiết yếu trong xã hội công nghiệp...
  • Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức

    07/10/2016Bùi Quang MinhBài viết này mô tả sự kiến tạo kiến thức của loài người trong ngữ cảnh "chuỗi" biến đổi lớn về văn hoá và nhận thức xảy ra trong quá khứ và dự báo tương lai...
  • Xuất khẩu tri thức

    27/11/2014Gần như trùng với các trận bóng đá Cup Tiger, có một người Việt nam lặng lẽ lấy taxi ra sân bay để đi Singapore dạy phương pháp luận sáng tạo và đổi mới. Người đó là tiến sĩ khoa học Phan Dũng, giám đốc Trung tâm Sáng tạo khoa học - kỹ thuật, Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia tp. HCM. Cuộc trò chuyện giữa Tuổi trẻ Chủ nhật và tiến sĩ Phan Dũng (Số 2-2003)
  • Nhận diện nền kinh tế tri thức

    10/01/2014Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém...
  • Nhìn đời qua “cửa sổ”

    20/05/2006Đặng HàoKể từ khi Bill Gates lập ra Microsoft và sáng tạo ra cái gọi là Windows thì thời gian của nhân loại bị thế giới của “cửa sổ” chiếm gần hết. Thế kỷ 20, 21 và chưa biết bao lâu nữa, loài người sẽ vẫn chúi mũi vào cái ô cửa sổ hư hư, thực thực ấy mà lục lọi, mà tìm kiếm, rồi quyết định cho công việc, cho cuộc sống và cho vận mệnh của mình. Nhân loại còn lo xa về một ngày nhỡ cái ô "cửa sổ" ấy không mở ra được thì biết “nhìn vào đâu mà đi”...
  • Mua bán thông tin

    07/04/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThông tin là thứ có thể mua bán được. Và nhiều người đang sống bằng chính cái nghề mua bán các con số và các ký tự như vậy...
  • Hàng hoá và tin học

    25/03/2006Phương TâmNền kinh tế theo mô hình "Chủ nghĩa xã hội cũ” cách đây 20 năm của chúng ta vốn không coi hàng hoá là hàng hoá đích thực như trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi trong mô hình đó mọi sản vật được làm ra đều nhằm thoả mãn một nhu cầu tiêu dùng xác định...
  • Thông tin trở thành fast food

    20/03/2006Đức LêNgày càng ít người trẻ tuổi đọc báo, thay vào đó họ lấy tin tức từ Internet với xu hướng ngày càng tăng. Không ít người đã chuẩn bị viết “cáo phó” cho báo in, thậm chí còn nêu rõ… ngày chết là tháng 4/2040...
  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Sống chung với “bầy thú điện tử”

    22/02/2006Chu HảoNếu có ai trong số các “đại gia” Việt Nam (ở mọi thành phần kinh tế quốc dân) sớm gia nhập vào “Bầy thú điện tử” này thì càng tốt...
  • Điểm hẹn của trí thức toàn cầu

    12/01/2006Minh Hoàn“Điểm hẹn của trí thức toàn cầu” là lời khen tặng của tờ New York Times dành cho trang web http://www.aldaily.com/, sau khi trang web này được trao giải webbys trong lĩnh vực Internet (có giá trị như giải Oscar trong lĩnh vực điện ảnh), đánh bại các trang báo điện tử lớn như CNN, BBC… vào năm 2002. Nhưng không nhiều người biết một trong hai tác giả của “Oscar” Internet đó là một người Việt, GS. Trần Hữu Dũng, Khoa Kinh tế, Đại học Wright State (Dayton, bang Ohio, Mỹ)...
  • Nhu cầu về tri thức: vấn đề lớn ở Việt Nam

    03/01/2006Biên dịch: Minh Sơn"Nếu là bạn tốt của VN thì phải phê phán VN. Tôi tin có rất ít sự phê bình mang tính xây dựng liên quan tới chính sách và thành tựu kinh tế xã hội của VN, cả ở trong nước lẫn nước ngoài", Trên tinh thần đó, ông Thomas Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam của ĐH Harvard đã "xin trình bày bài phê bình dưới đây" tại phiên thảo luận có nội dung "Giáo dục ĐH Việt Nam: Nguồn lực và cơ hội" trong khuôn khổ hội nghị khoa học của các nghiên cứu sinh VN tại Mỹ...
  • Có chăng nền kinh tế tri thức?

    19/12/2005Đoàn Tiểu LongKinh tế tri thức chỉ là một phần của xã hội tri thức, trong đó mọi người đều có khả năng tiếp cận và sử dụng các tri thức chung của toàn nhân loại để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình...
  • Tổ chức tri thức

    02/12/2005Nguyễn Thúy HằngCông việc có thể là thú vui và là sự thoả mãn. Đó là lời khẳng định chắc nịch cho một thế hệ trưởng thành cùng với lời triết lý “đó là lý do tại sao họ gọi là công việc”. Khi chúng ta vượt qua ngưỡng để bước vào thế giới phồn hoa sắp tới, “công việc” sẽ đảm nhận một tiêu điểm mới vượt xa những hệ thống kinh doanh truyền thống. ...
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Thách thức và triển vọng mới cho CNTT

    25/10/2005Tuyết MaiNhững năm gần đây, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) đang trở nên héo tàn. Nhiều ý kiến cho rằng cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã kết thúc. Một số người còn hoài nghi rằng, lĩnh vực công nghệ đã làm xoay chuyển cả nền kinh tế và nắm bắt những ý tưởng sáng tạo của con người trong nhiều năm nay giờ đây đã trải qua giai đoạn đỉnh điểm của nó
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
  • Đến 2020: 50% GDP sẽ do kinh tế tri thức tạo ra

    12/02/2004Phương ThanhĐại hội 9 của Đảng xác định đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, 50% GDP do tri thức tạo ra. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang chủ trì Đề án ''Xây dựng khung kinh tế tri thức ở Việt Nam''. Đường tới nền kinh tế tri thức còn dài và nhiều chông gai nhưng là con đường Việt Nam không thể không tiến vào...
  • Hãy "thực dụng" hơn với tri thức

    06/02/2004SV dùng Internet để làm gì, nếu không phải đến 90% chỉ để chat? Nếu ở KTX có 2 TV, một phát thời sự, một chiếu phim chưởng dài tập, chưa biết TV nào "ăn khách" hơn... Thế mà đến đâu cũng thấy SV kêu "đói" thông tin, "khát" tivi. Quả thực, tình trạng này cũng nhìn rộng, hoá ra không phải thế...
  • Làm giàu tri thức của bạn

    29/06/2003Nguyễn Quang ChiểuSinh viên không dễ có ngay thu hoạch của mình nếu chỉ bằng lòng với “cua” tài liệu mình có, hoặc những gì các giáo sư giảng, mà càng cần phải suy nghĩ, so sánh, suy xét xa hơn để tìm ra thực chất vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, điều trước hết phải biết cách đọc sách có hệ thống...
  • Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21

    04/05/2003(Tuổi Trẻ CN) Tại hội nghị giáo giới ASEAN lần 19 vừa được tổ chức ở Hà Nội từ ngày 5 đến 8.12, tham luận của GSTS Phan Đình Diệu với tựa đề "Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21" đã gây sự chú ý đặc biệt. Trích đăng.
  • xem toàn bộ