Sở hữu trí tuệ cho ai?

04:18 CH @ Thứ Bảy - 28 Tháng Tư, 2007

Từ năm 2001, đến ngày 26.4 hàng năm - ngày kỷ niệm hiệp ước về thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (1970), thế giới lại kỷ niệm Ngày sở hữu trí tuệ, một ngày mà những ai không thật sự dính dáng đến lĩnh vực này hầu như rất ít quan tâm. Cũng phải thôi, Ngày sở hữu trí tuệ không liên quan đến một sự kiện đặc biệt hay một quyền lợi thiết thực nào đó. Thế nhưng, ngày này lại nhắc nhở chúng ta về những vấn đề rất lớn liên quan đến sự phát triển của cả một quốc gia.

Chủ đề của Ngày sở hữu trí tuệ năm nay là Thúc đẩy sự sáng tạo. Thật vậy, chưa bao giờ những giá trị của sự sáng tạo lại có ý nghĩa và được coi trọng như hiện nay, nhất là khi chúng ta đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong môi trường lớn này, mỗi quốc gia cũng như mỗi cá nhân phải chọn cho mình những “nghề nghiệp, công việc” nhất định phù hợp với thế mạnh của mình. Có những quốc gia, do những điều kiện tự nhiên và xã hội riêng biệt, đã xác định rõ rằng để tồn tại và phát triển hay để giữ vững vị thế của mình đang có, thì phải “luôn đi trước người khác một bước” trong ngành, lĩnh vực nào đó. Thế giới phần nào đã phẳng như chính tên gọi cuốn sách của Thomas L. Freedman, sự phân công lao động ở quy mô toàn cầu đang là một hiện thực, chọn con đường nào đang là một thách thức chiến lược đối với mỗi cá nhân cho đến từng quốc gia.

Chính vì vậy, một xã hội bao gồm nhiều người sáng tạo, mong muốn sáng tạo và được thúc đẩy sáng tạo là một xã hội năng động và là động lực cho sự tồn tại và phát triển, như René Descartes đã từng nói: “Tôi suy nghĩ tức là tôi tồn tại”. Cũng chính vì thế, trong số nhiều tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia hiện nay, tiêu chí về số lượng đơn/bằng sáng chế, được nộp hoặc được cấp, trên bình quân đầu người cũng là một chỉ số đáng để tham khảo. Thực tế cho thấy khi xét theo tiêu chí này thì những nước phát triển hiện nay cũng là các quốc gia có tỷ lệ sáng chế trên bình quân đầu người cao nhất. Một minh chứng cụ thể: theo thống kê năm 2006 thì trong năm 2004, Nhật Bản đã trở thành quốc gia hàng đầu trên thế giới có số đơn sáng chế nộp nhiều nhất với 423.000 đơn, tính theo bình quân đầu người là 2.884 đơn/1 triệu dân, cao hơn Hàn Quốc (2.189) và Mỹ (645).

Ở Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy trong vài năm trở lại đây, sở hữu trí tuệ đang ngày càng được coi trọng, thể hiện qua số lượng các đơn/bằng nhãn hiệu, kiểu dáng của các chủ thể Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2005, số lượng bằng về kiểu dáng, nhãn hiệu được cấp cho chủ thể trong nước nhiều hơn số lượng cấp cho chủ thể nước ngoài: 508 kiểu dáng so với 218, 6.427 nhãn hiệu so với 3.333.

Tuy nhiên, tình hình ngược lại đối với các sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực sinh ra lợi nhuận) có ý nghĩa chiến lược tạo nên lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh: số lượng bằng cấp cho chủ thể trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với chủ thể nước ngoài (chỉ có 27 sáng chế so với 641 trong năm 2005) và số bằng sáng chế được ứng dụng trong thực tiễn còn ít hơn nữa.

Thực tế trên cũng phản ánh một sự thật: hiện chúng ta đang dựa vào những ngành, mặt hàng có hàm lượng tri thức thấp và do đó cũng không mang tính bền vững. Chỉ số về đơn/bằng sáng chế không phải là tất cả, nhưng nếu chúng ta biết rằng trong nền kinh tế tri thức mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang muốn hướng tới, tài sản “trí tuệ” là một lợi thế quan trọng thì hẳn ai cũng đồng tình rằng phải có các phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ các loại tài sản đặc biệt này và các quy định về sở hữu trí tuệ ra đời chính là nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

Vậy thì, một trong những động lực để khuyến khích sự sáng tạo chính là hành lang pháp lý đã có, điều cần bây giờ là từng cá nhân cho đến các cơ quan quản lý ở tầm vĩ mô phải tạo ra các xung lực khác để khuyến khích sáng tạo, vì sự sáng tạo chính là xây dựng tương lai của chúng ta từ ngày hôm nay.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tài sản vô hình

    13/03/2007Trần QuangQuảng cáochính là quá trình thông tin với một nhóm đối tượng cụ thể về một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, thông qua một hay tất cả các phương tiện truyền thông phù hợp với thông điệp của sản phẩm, vào một thời điểm phù hợp để đạt được hiệu quả theo yêu cầu của nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp.
  • Nhật ký luật sở hữu trí tuệ 2006

    04/03/2007Mạnh Hùng - Minh TríNăm 2006 là một năm bước ngoặt của hệ thống pháp luật SHTT Việt Nam với việc Luật SHTT chính thức có hiệu lực từ ngày 01/2007. Đây là luật chuyên ngành về SHTT đầu tiên của Việt Nam. Sự ra đời của Luật SHTT đã thay thế toàn bộ các Nghị định và văn bản hướng dẫn về từng lĩnh vực của SHTT trước đó...
  • Sở hữu trí tuệ sẽ nóng

    03/02/2007Anh MinhKhông phải chuyện giảm thuế, chuyện nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực phân phối hay ngân hàng mà chính chuyện sở hữu trí tuệ sẽ nóng lên sớm nhất sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đó là nhận định của một số chuyên gia kinh tế...
  • Luật sở hữu trí tuệ Sản phẩm của trí tuệ

    15/01/2007Vũ Mạnh ChuNgay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân, trong đó có các quyền liên quan đến quyền tác giả, thể hiện tư tưởng tiến bộ, nhân văn về quyền con người. Đó là quyên tự do ngôn luận, tự do xuất bản, là việc Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi của trí thức, tôn trọng quyền tư hữu tư nhân về tài sản...
  • Luật sở hữu trí tuệ

    04/01/2007Toàn văn Luật sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 với quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó...
  • Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam: Khổ lắm, nói mãi!

    03/01/2007Ân NamTrên thị trường, đặc biệt là thị trường Hải Phòng, Công ty Haipharco đã sản xuất và cho lưu thông một sản phẩm thuốc Hoạt huyết dưỡng não có bao bì ngoài và vỉ thuốc giống hệt với sản phẩm thuốc Hoạt huyết dưỡng não của Traphaco, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng...
  • Đổi mới và hoàn thiện về sở hữu trí tuệ

    03/01/2007TS, LS Lê Xuân ThảoTác giả cuốn sách"Đổi mới và hoàn thiện pháp luật vềsở hữu trí tuệ"- TS Lê Xuân Thảo,đã công tác lâu năm taicơ quan quản lý Nhà nước về sởhữu trí tuệ và gần 20 năm gắnbó vớicông việc thuộc lĩnh vực này, bằng lý luận và kiến thức thực tiễn phong phú, với nhiều tình huống thú vị,đã phân tích và lýgiải các đặc trưng, vaitrò, nội dung quyền sởhữu trítuệ, cơ chế quản lý và thực thi sởhữu trítuệ, nội đung quảnlý sở hữu trí tuệ bằng pháp luật...
  • Quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm

    05/12/2006Đào Minh ĐứcQuyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân (liên quan chủ yếu đến các chuyên viên phân tích hệ thống và lập trình viên của PM) bao gồm các quyền: đặt tên cho tác phẩm, đứng tên trên tác phẩm, được nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng, công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm...
  • Quản lý tài sản vô hình

    13/10/2006Ngọc HuyQuản lý tài sản hữu hình đã là một thách thức. Quản lý tài sản vô hình, thách thức càng lớn hơn nhiều. Đối với các doanh nghiệp trẻ, tài sản vô hình chiếm một "tỷ trọng" rất lớn trong sự thành công, bởi lúc này, những tài sân hữu hình như tài chính, vốn liếng, trang thiết bị, công nghệ, sản phẩm… chưa phải là thế mạnh của họ. Những người được gọi là "tay trắng làm nên" hầu hết đều là những người biết cách biến tài sản vô hình thành sức mạnh, trong khi tài sản hữu hình hầu như chưa có gì...
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
  • xem toàn bộ