Sống văn minh

06:06 CH @ Chủ Nhật - 15 Tháng Sáu, 2008

Làng B từ lâu đã bị chê cười là làng thiếu văn hóa nhất trong cả xã, nhất trong cả huyện và thậm chí là nhất cả tỉnh nữa. Trong làng, từ người lớn đến trẻ con, mà ngay cả người già đụng đâu là xả rác, phóng uế ra đấy, ra đường thì hở một chút là chửi thề văng tục, đụng một chút là thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Từ chủ tịch xã đến công an, ban tư pháp, nói chung là tứ chi đoàn thể đành bó tay trước tình trạng lộn xộn, phức tạp này.

Cũng vì thế mà dường như khách lạ chẳng dám bước chân đến thăm làng, chẳng muốn giao tiếp hay làm ăn gì với làng, đến dựng vợ gả chồng với người trong làng, người của những làng lân cận cũng chẳng muốn. Cả làng chỉ có một trường cấp một lèo tèo vài lớp, thầy giáo nào về đây dạy cũng chán nản chỉ muốn bỏ đi... Làng đã nghèo còn nghèo hơn, đã dốt còn dốt hơn, đã mất văn hóa còn mất văn hóa hơn...

Một ngày nọ, có một nữ sinh viên trong làng vừa tốt nghiệp trường sư phạm trên thành phố quay trở về làng (không biết là do cô quyết định mang sở học về giúp cho địa phương hay do không xin được chỗ làm trên thành phố, nhưng dẫu sao, đếm ngược đếm xuôi chỉ có cô là trường hợp duy nhất của cả làng). Thấy tình hình của làngnhư thế, cô bức xúc lắm. Cô mang hết tất cả kinh nghiệm, kiến thức học được để viết một bản gọi là “Giải pháp cải tiến văn hóa cho làng”. Nghe đâu chỉ vì để hết tâm sức cho giải pháp này mà chỉ sau một tháng trời, tóc của cô bị bạc hết một nửa.

Khi giải pháp đến tay lãnh đạo của làng, họ vừa hoan hỉ lại vừa lo âu: Hoan hỉ vì từ trước đến giờ mới có một kế hoạch đàng hoàng cụ thể... Lo âu cũng vì từ trước đến giờ dân làng đã quen với từ văn minh, văn hóa gì gì phức tạp bao giờ đâu... Nhưng vì tương lai của xã, nhất định phải áp dụng thử.

Thế là một ngày đẹp trời, trong tiếng nhạc xập xình, trống lân tưng bừng ngay tại cổng làng, một tấm biển to đùng được kéo lên, chễm chệ chiếm ngôi vị cao nhất: Làng văn hóa... và ở dưới là dòng chữ nhỏ hơn, nhỏ hơn chút xíu thôi: “Welcome to làng B...”. Đi vào trong làng, đâu đâu cũng thấy những tấm băng rôn kêu gọi giữ gìn vệ sinh, không gây gổ, không xả rác v.v... Còn nữa, biết bao nhiêu tờ rơi, tờ bướm phát đến tận nhà khuyến khích người dân đề cao ý thức xây dựng làng văn hóa... Dù là xã nghèo, nhưng vì tương lai của nền văn minh xã hội nên dù tất tần tật những chuyện trên chiếm một phần ngân sách không nhỏ (Chẳng biết có vị nào kê thêm chút đỉnh không?) nên làng cũng phải cắn răng chi trả...

Mấy ngày đầu tạm ổn, mới cắt băng đấy, mới ký biên bản cam kết thực hiện lối sống văn minh đấy nên dân làng còn ghi nhớ, chỉ được hơn tuần, cuộc sống cơm áo gạo tiền khiến người ta quên phứt những chuyện văn hóa văn minh vốn dĩ chẳng hề nằm trong ý thức...

Thế là lại xả rác, may là mới chỉ xả rác và phóng uế, bởi đâu phải chỗ nào cũng có thùng rác và nhà vệ sinh công cộng đâu (tiền chi vào băng rôn, tờ rơi, tờ bướm, áp phích hết rồi). Tiếp đến, có người thấy người kia xả rác nhắc nhở, mà đã nhắc nhở thì bẽ mặt, thế là chửi thề mà đã chửi thề thì phải đánh nhau... Chỉ được một tháng, văn hóa làng đâu lại vào đó. Nghe đâu cô giáo nọ chưa nản, cô lên lại thành phố kêu gọi bạn bè về mở thêm trường cấp hai, cấp ba. Theo cô, muốn có văn hóa thì phải có ý thức mà muốn có ý thức thì phải có giáo dục đã. Chẳng biết kế hoạch cô có khả thi và kéo dài trong bao lâu??

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa “tán”

    28/12/2015Lê Thị Liên HoanCó lẽ trên đời này không có gì quan trọng mà lại mờ ảo như văn hóa. Ngay cả định nghĩa thế nào là văn hóa cũng mông lung. Văn học, điện ảnh, sân khấu, ca nhạc… là văn hóa đã đành. Thời trang, ẩm thực, du lịch… là văn hóa cũng đành, đến đi bộ, ngủ, uống trà, xỉa răng đôi khi cũng là văn hóa nốt!
  • Thư của ông cá độ bóng đá 1,8 triệu USD gửi Văn Quyến, Quốc Vượng

    15/06/2014Lê HoàngCác chú thân mến!
    Nhận được tin các chú “dính”, anh rất đau lòng. Vừa thương vừa giận. Thương vì các chú còn trẻ quá, tuy mấy năm nay có tập tễnh ăn chơi nhưng suy cho cùng chưa hưởng thụ gì nhiều, có lẽ từ giờ chả còn cơ hội...
  • Con gà băng qua đường

    30/04/2014Phía đằng xa, một con gà đang băng qua đường. Vấn đề đặt ra là tại sao con gà đó lại… băng qua đường? Dưới đây là câu trả lời của một số nhân vật...
  • Đảm bảo công bằng

    10/04/2014Tàu Discovery đang trên đường trở về trái đất từ trạm vũ trụ quốc tế Alpha, trong bốn phi hành gia có một người da đen. Bỗng xuất hiện một chỗ hỏng ở vỏ ngoài con tàu, cần một người hy sinh leo ra khắc phục sự cố...
  • Chuyện cổ tích thời đại số

    13/03/2014Sưu tầmChuyện cổ tích hiện đại kể rằng, ngày nay có một hoàng tử rất đẹp trai. Nhưng không may, chàng bị một bà phù thủy phù phép nên mỗi năm hoàng tử chỉ nói được một từ duy nhất. Vì thế, chàng rất buồn vì không nói chuyện được với ai. Cũng như mọi câu chuyện cổ tích, có hoàng tử thì sẽ có một nàng công chúa...
  • Phỏng vấn một bác nông dân

    29/05/2007Lê Thị Liên HoanPV: Kìa bác ơi, bác đi đâu đấy?
    Nông dân: Tôi dắt bò đi bán.
    PV: Giời ơi, nông dân bán bò, chả khác nào nhạc sĩ bán đàn hay nhà văn bán bút.
    Bác sẽ sống bằng gì?
    Nông dân: Bằng chứng khoán!
  • Chân dung các “nhà”

    28/04/2007Lê HoàngCuộc sống đã khẳng định rằng làm người không quan trọng. Muốn nổi danh và đạt nhiều đỉnh cao trong xã hội, ta phải cố gắng làm “nhà”. Đó là nhà thơ, nhà họa sĩ, nhà bác học, nhà tạo mẫu, nhà đại văn hào... Để các bạn dễ hình dung, chúng tôi xin nêu rõ đặc điểm vài nhà cho các bạn biết mà phấn đấu hoặc... đề phòng...
  • Một phiên tòa

    02/04/2007Sưu tầmPhòng xử án lạnh lẽo, nghiêm trang. Người ta nghe rõ cả tiếng giở giấy sột soạt của chánh án và thư ký tòa. Bị can là 4 ông to béo phương phi, rõ là các ông chủ lớn...
  • Họa “Game online”

    06/03/2007Phạm ChíBạn tôi làm ở phòng Nông nghiệp huyện, ngoài đời hiền như cây lúa, hạt ngô. Nhưng trên game "Võ lâm truyền kỳ", sau bao ngày kỳ công “lượm đồ, giết quái"' anh ta đã được phong chức "Bang chủ” lâm liệt, oai phong, vang danh bốn cõi, hét ra lửa, hô một tiếng bao đệ tử vâng dạ, cúi đầu...
  • Những đề văn kỳ dị

    22/08/2006Lê HoàngSau kỳ thi văn đại học đầy các bài viết "kinh hoàng" của thí sinh vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân là bản thân đề bài cũng có nhiều thiếu sót, vừa xơ cứng, vừa bế tắc, vừa xa rời thực tế, sáo mòn. Chúng tôi xin tưởng tượng một số đầu bài như trên để giúp bạn đọc có cái nhìn... thương cảm...
  • Tí học làm văn

    02/07/2006Hồi còn đi học tiểu học, Tí rất thích làm văn. Một hôm, Tí được cô giáo ra bài tập về nhà...
  • Tường thuật trực tiếp lễ trao giải Oscar của một thị xã

    17/03/2006Lê HoàngThưa các bạn, nhóm phóng viên truyền hình chúng tôi đang đứng trước cổng của cung văn hóa thị xã, nơi chỉ một lúc nữa thôi, lễ trao giải Oscar, giải thưởng cao quý nhất của điện ảnh vùng này, sắp bắt đầu...
  • xem toàn bộ